Cuộc đua pin thể rắn - ôtô điện sắp chạm mốc 1.000 km

BMW, Mercedes, Toyota và nhiều hãng xe toàn cầu đang tăng tốc phát triển pin thể rắn, hướng tới xe điện chạy 1.000 km chỉ sau một lần sạc.

Video: Toyota ra mắt loại pin thể rắn hoàn toàn mang tính cách mạng.

Dù thị trường xe điện toàn cầu đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm lại, cuộc đua về công nghệ pin, yếu tố then chốt định hình tương lai ngành công nghiệp ô tô vẫn chưa hề hạ nhiệt. Tâm điểm lúc này chính là pin thể rắn, công nghệ được kỳ vọng sẽ mở ra kỷ nguyên mới cho xe điện với phạm vi di chuyển lên tới 1.000 km chỉ sau một lần sạc.

Công nghệ pin thể rắn “vũ khí chiến lược” ngành ôtô

Pin thể rắn (solid-state battery) được xem là thế hệ kế tiếp của pin lithium-ion truyền thống. Với khả năng lưu trữ năng lượng lớn hơn, trọng lượng nhẹ hơn và ít rủi ro cháy nổ, công nghệ này hứa hẹn sẽ thay đổi hoàn toàn cách vận hành và thiết kế xe điện. Quan trọng hơn, nó giải quyết được những lo ngại phổ biến của người dùng như thời gian sạc lâu, phạm vi di chuyển giới hạn hay độ bền pin.

z6758713178932-cb420d48cf227977dfee11dc0a701937.jpg

Chính vì thế, bất chấp nhu cầu tiêu dùng đang chững lại, các tập đoàn ô tô lớn trên toàn cầu vẫn quyết liệt đầu tư hàng tỷ USD để giành lấy lợi thế trong cuộc đua pin thể rắn.

Tại châu Âu, BMW đang là một trong những nhà sản xuất dẫn đầu trong quá trình hiện thực hóa pin thể rắn. Gần đây, hãng đã bắt đầu thử nghiệm mẫu sedan điện i7 phiên bản đặc biệt tại Munich, sử dụng bộ pin thể rắn do Solid Power (Mỹ) phát triển. Đây là bước đệm cho nền tảng xe điện mới Neue Klasse, dự kiến ra mắt trong những năm tới.

z6758713149555-f6f6cdd92d3f58b4c15927075967123d.jpg

Mercedes-Benz cũng không đứng ngoài cuộc chơi. Từ đầu năm 2025, hãng đã bắt đầu chạy thử mẫu EQS sử dụng pin thể rắn do Factorial Energy cung cấp. Pin mới này có mật độ năng lượng cao hơn tới 25% so với loại pin hiện nay, cho phép xe đi xa hơn mà không tăng trọng lượng. Mercedes kỳ vọng công nghệ này sẽ mở ra các hướng đi mới về thiết kế xe, đồng thời nâng cao tiêu chuẩn an toàn và tiết kiệm không gian.

Trong khi đó, Stellantis tập đoàn sở hữu các thương hiệu như Peugeot, Jeep và Fiat, cũng đang tăng tốc hợp tác cùng Factorial, với kế hoạch bắt đầu thử nghiệm pin thể rắn trên quy mô thực tế vào năm 2026.

Nhật Bản tăng tốc, Trung Quốc phản công

Không muốn tụt lại, các nhà sản xuất Nhật Bản như Toyota, Nissan và Honda đều đã công bố lộ trình phát triển pin thể rắn. Toyota đặt mục tiêu thương mại hóa công nghệ này vào năm 2027, còn Nissan hướng đến 2028. Honda thì âm thầm nghiên cứu để áp dụng không chỉ cho ô tô mà cả xe máy điện.

z6758713149536-e450b85b121a1afe4f40972226ca5735.jpg

Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định các hãng Nhật sẽ phải đối mặt với thách thức không nhỏ từ Trung Quốc, nơi các “ông lớn” như CATL, BYD và Nio đang vừa cạnh tranh, vừa liên minh để thúc đẩy thương mại hóa pin thể rắn nhanh hơn.

Đặc biệt, CATL nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới, đang phát triển nhiều công nghệ đột phá như pin lithium kim loại, pin kép siêu dung lượng và pin natri-ion bền bỉ, mở rộng phạm vi hoạt động của xe lên đến 1.500 km. Đây chính là áp lực khiến các nhà sản xuất phương Tây và Nhật Bản phải hành động nhanh chóng nếu không muốn mất vị thế.

Dù tiềm năng là rất lớn, pin thể rắn vẫn còn nhiều rào cản: chi phí sản xuất cao, kỹ thuật chế tạo phức tạp, tuổi thọ chưa ổn định khi sản xuất hàng loạt. Tuy nhiên, phần lớn các hãng đều xác định đây là một canh bạc xứng đáng bởi ai đi trước, người đó có thể định hình lại toàn bộ thị trường xe điện trong thập kỷ tới.

Phát biểu từ đại diện Stellantis cho thấy tầm nhìn rõ ràng: “Pin thể rắn không chỉ giúp tăng phạm vi hoạt động mà còn là chìa khóa để giảm chi phí, cắt lượng phát thải carbon và mở rộng lựa chọn cho nhà sản xuất, từ kích thước đến thiết kế."

BMW bắt đầu thử nghiệm pin xe điện thể rắn trên BMW i7

BMW đã công bố rằng họ đã đưa công nghệ pin thể rắn hoàn toàn (ASSB) định dạng lớn vào xe của mình, chiếc i7 đang được vận hành thử nghiệm tại khu vực Munich.

6-7682.png
BMW và Mercedes đang chạy đua để thử nghiệm và đưa pin thể rắn cho xe điện vào xe thương mại chính thức càng sớm càng tốt. Mercedes-Benz tiết lộ vào tháng 2 năm nay rằng họ đã bắt đầu thử nghiệm công nghệ pin thể rắn trên đường công cộng với một nguyên mẫu EQS.
7-9716.png
Theo BMW, pin ASSB tích hợp trong xe thử nghiệm i7 của hãng kết hợp các nguyên tắc xây dựng Gen5 đã được chứng minh (các ô trong các mô-đun) với các khái niệm mô-đun mới, sáng tạo để tích hợp các ô pin ASSB với chất điện phân gốc sulfide từ Solid Power.

Toyota, Honda và Nissan chạy đua sản xuất pin xe điện thể rắn

Một số hãng sản xuất ôtô lớn nhất Nhật Bản như Toyota, Honda hay Nissan đang thúc đẩy sản xuất hàng loạt pin xe điện thể rắn kể từ năm 2025.  

Video: Pin thể rắn - tương lai của ngành xe điện.
Pin thể rắn sẽ sử dụng chất điện phân rắn thay vì chất điện phân lỏng để lưu trữ và giải phóng năng lượng. Loại pin này được kỳ vọng sẽ giúp tăng quãng đường đi được của xe điện và rút ngắn thời gian sạc, từ đó giúp xe điện phổ biến rộng rãi hơn.
Honda Motor đã đầu tư gần 280 triệu USD để xây dựng nhà máy thí điểm sản xuất pin xe điện thể rắn ở phía Bắc Thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Mục tiêu là xác nhận quá trình sản xuất hàng loạt. Honda Motor có kế hoạch khánh thành nhà máy này vào tháng 1 năm sau.
Toyota, Honda va Nissan chay dua san xuat pin xe dien the ran
Các hãng sản xuất ôtô lớn nhất Nhật Bản như Toyota, Honda hay Nissan đang thúc đẩy sản xuất hàng loạt pin xe điện thể rắn kể từ năm 2025.   

Xe cơ bắp Dodge Charger Daytona sẽ có pin thể rắn vào 2026

Nhưng trước hết, pin thể rắn sẽ được lắp đặt trong các nguyên mẫu xe cơ bắp Dodge Charger Daytona để kiểm tra hiệu suất thực tế của chúng.

Video: Xem thử Xe cơ bắp Dodge Charger Daytonan chạy điện.

Pin thể rắn trên Dodge Charger Daytona hứa hẹn sẽ cách mạng hóa xe điện và Stellantis đã thông báo rằng chúng sẽ được lắp đặt trên mẫu xe này vào năm 2026. Tuy nhiên, trước khi bạn quá phấn khích, những mẫu xe Dodge Charger Daytona chạy điện sẽ chỉ đơn giản là tạo thành một đội xe trình diễn.
Xe co bap Dodge Charger Daytona se co pin the ran vao 2026
Xe cơ bắp Dodge Charger Daytona sẽ có pin thể rắn vào 2026 
Các nguyên mẫu Dodge Charger Daytona sẽ có pin thể rắn Factorial với mật độ năng lượng vượt quá 390 Wh/kg. Các công ty không tiết lộ nhiều chi tiết khác, nhưng cho biết pin cung cấp "những lợi thế đáng kể" so với pin lithium-ion truyền thống. Những lợi thế này bao gồm "mật độ năng lượng cao hơn, trọng lượng giảm, hiệu suất được cải thiện và khả năng giảm thêm tổng chi phí cho xe theo thời gian".
Đó là một sự kết hợp chiến thắng, vì vậy hai công ty đang thực hiện bước tiếp theo hướng tới thương mại hóa. Là một phần của nỗ lực này, các nguyên mẫu sẽ được sử dụng để xác thực công nghệ pin và đánh giá hiệu suất trong điều kiện lái xe thực tế.