Cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Nga: Cơ hội cải thiện quan hệ song phương

Chuyên gia Anthony Nelson cho rằng, cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Nga có thể sẽ đạt được một thỏa thuận nhưng nặng về tính hình thức.

tinTổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có cuộc gặp chính thức lần đầu tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 16/7 tại Helsinki, Phần Lan.Sau hàng loạt những căng thẳng, quan hệ hai nước đang ở mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh, có những lúc tưởng chừng như có thể rơi vào thế đối đầu.
Thông qua Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ lần này, dư luận đang đặc biệt quan tâm liệu hai bên có hóa giải được hết những mâu thuẫn chất chồng lâu nay để xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy hơn trong tương lai hay không.
Cuoc gap Thuong dinh My - Nga: Co hoi cai thien quan he song phuong
Tổng thống Nga-Mỹ dự kiến có cuộc gặp Thượng đỉnh tại Helsinki (Ảnh: Sputnik) 
Nhân dịp này, phóng viên VOV thường trú tại Mỹ phỏng vấn chuyên gia Anthony Nelson, Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương tại Tập đoàn Albright Stonebridge.
PV: Đây sẽ là lần đầu tiên Tổng thống Donald Trump gặp Tổng thống Vladimir Putin kể từ khi ông Trump nhậm chức. Theo ông, hai bên sẽ thảo luận những nội dung gì tại cuộc gặp này?
Chuyên gia Anthony Nelson: Tôi nghĩ rằng, Tổng thống Donald Trump muốn đạt được một thắng lợi ngoại giao sau một hội nghị thượng đỉnh NATO được cho là khá gây chia rẽ. Tôi cho rằng, Tổng thống Donald Trump muốn có cơ hội để chứng tỏ ông đã cải thiện quan hệ với Nga. Cả Mỹ và Nga đều muốn quan hệ hai nước bước sang một trang mới. Cả hai đều muốn bỏ qua các vấn đề trong những năm qua và tìm cách làm cho quan hệ giữa hai nước trở nên hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, có một số vấn đề mà cả hai sẽ không dễ dàng giải quyết. Cụ thể đó là tình trạng bán đảo Crimea. Tổng thống Donald Trump đã từng ngụ ý rằng ông có thể công nhận Crimea thuộc Nga và có thể ông sẽ tiếp tục đề cập tới vấn đề này tại thượng đỉnh Mỹ-Nga.
Một nội dung thảo luận nữa đó là Syria, Tổng thống Donald Trump muốn rút toàn bộ quân đội Mỹ khỏi Syria. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ có thể thảo luận vấn đề Triều Tiên. Hai bên cũng sẽ đề cập tới cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử ở Mỹ mặc dù Tổng thống Trump nói rằng ông sẽ không thể làm gì nếu Tổng thống Putin phủ nhận cáo buộc này.
Về phía Nga, có thể Tổng thống Putin sẽ đề cập tới một số biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga. Vẫn còn một số vấn đề gai góc cần giải quyết giữa hai nước để có thể cuối cùng đưa ra một tuyên bố tích cực cuối cuộc gặp.
PV: Quan hệ Mỹ-Nga là một trong những mối quan hệ phức tạp nhất thế giới, vậy đâu là những khác biệt khiến hai nước khó có thể xây dựng lòng tin với nhau?
Chuyên gia Anthony Nelson: Mỹ và Nga luôn có nhiều mâu thuẫn trong lịch sử. Mỹ luôn luôn bảo vệ một trật tự phương Tây đã được thiết lập trong khi đó Nga đang muốn quay trở lại thời kỳ huy hoàng của mình và chính điều đó đã dẫn tới xung đột giữa hai bên. Nga luôn cho rằng NATO và một số động thái của Mỹ trực tiếp nhắm vào nước này, do đó xung đột giữa hai bên là khó tránh khỏi.
PV: Căng thẳng giữa Mỹ và Nga vẫn tiếp diễn trong những năm qua, tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump vẫn luôn muốn cải thiện quan hệ giữa hai nước. Vậy điều đó có phải Mỹ và Nga vẫn cần nhau để giải quyết các vấn đề quốc tế?
Chuyên gia Anthony Nelson: Có một số lĩnh vực rất cần tới sự hợp tác giữa Mỹ và Nga. Tôi đã đề cập tới Syria và Triều Tiên, những vấn đề mà cả Nga và Mỹ cần phối hợp để có thể đạt được tiến triển. Cá nhân Tổng thống Donald Trump bị chỉ trích rất nhiều về cáo buộc một số thành viên trong nhóm vận động tranh cử của ông cấu kết với Nga.
Tổng thống Trump muốn cải thiện quan hệ với Nga giống như cách ông thực hiện với Triều Tiên và chứng minh rằng ông khác với Tổng thống Obama và các chính phủ tiền nhiệm khác. Ông cho rằng ông có thể tạo ra thay đổi thực sự trong quan hệ với Nga.
PV: Có ý kiến cho rằng cuộc gặp này chỉ mang ý nghĩa tượng trưng và hai bên sẽ không thể hóa giải các mâu thuẫn. Ông có nghĩ cuộc gặp này sẽ đạt được một điều gì đó cụ thể để ít nhất khiến cho quan hệ giữa hai nước không tiếp tục đi xuống?
Chuyên gia Anthony Nelson: Rất khó có thể dự đoán điều này. Tôi cho rằng, cuộc gặp này có thể là một giải pháp tạm thời trong một thời gian. Hiện đang có sự khác biệt trong cách nhìn nhận về Nga giữa quốc hội và lực lượng chủ chốt tại Mỹ với Tổng thống Donald Trump. Tương tự như vấn đề Triều Tiên, cuộc gặp này có thể sẽ đạt được một thỏa thuận nhưng nặng về tính hình thức và cả hai bên sẽ đều tuyên bố thắng lợi. Tuy nhiên, trên thực tế sẽ không có nhiều chi tiết cụ thể được đưa ra.
PV: Xin cảm ơn ông!

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2018: Trường “hot”… hạ nhiệt

Không còn điểm chuẩn cao ngất ngưởng, 29 – 30 điểm vẫn trượt ĐH, mùa tuyển sinh năm nay, đúng như dự đoán của các chuyên gia giáo dục, điểm chuẩn các trường “top” trên sẽ hạ nhiệt, các trường “top” dưới sẽ bước vào cuộc đua khốc liệt hơn nhiều năm trước để có thí sinh.

Trường “top trên” điểm lẹt đẹt

Chưa năm nào, kết quả thi THPT quốc gia lại khiến dư luận quan tâm nhiều như mùa thi năm nay. Lý do là kể từ khi 2 kỳ thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH được gộp vào làm 1, đây là lần đầu tiên có những “kỷ lục buồn” như: Không có thí sinh nào đạt điểm tuyệt đối; chỉ có 2 thí sinh được 10 điểm môn toán, trên 80% thí sinh được dưới trung bình môn sử… và đương nhiên, mặt bằng chung phổ điểm cũng thấp hơn so với các năm trước.

Lãnh đạo thế giới ồ ạt thăm Nga trước thềm Thượng đỉnh Mỹ-Nga

Trước khi tới Helsinki (Phần Lan) gặp người đồng cấp Mỹ Donald Trump đầu tuần tới, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có các cuộc họp cấp cao tại Nga với một loạt nhà lãnh đạo Trung Đông.
 

Các nhà lãnh đạo Trung Đông bao gồm Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Ali Akbar Velayati, phụ tá chính sách đối ngoại của Lãnh đạo Tối cao Iran. Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cũng sẽ đến Moskva để xem trận chung kết World Cup vào tối 15/7, đồng thời dự kiến gặp người đồng cấp Putin. Tamim bin Hamad Al Thani - Tiểu vương Qatar cũng xác nhận tới Moskva dự lễ bế mạc World Cup song không tiết lộ có cuộc gặp với nhà lãnh đạo nước Nga hay không.