Thượng đỉnh Mỹ- Nga sẽ là “cơn ác mộng đối với châu Âu”?

Tờ Welt của Đức nhận xét, một thỏa thuận giữa Nga và Mỹ “qua mặt” EU có thể biến thành kịch bản ác mộng đối với Liên minh châu Âu và sự suy yếu của NATO.
 

Tờ báo cho rằng kết quả cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Nga giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể là sự đồng ý của Washington ngừng tham gia vào các cuộc tập trận quân sự của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO trên biên giới phía Đông. Đáp lại, Moscow có thể từ bỏ các cuộc tập trận ở phía tây nước Nga.
Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một lần hội đàm trực tiếp hiếm hoi.
Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một lần hội đàm trực tiếp hiếm hoi. 
Theo tờ báo, nếu Mỹ quyết định như vậy có thể làm suy yếu tổ chức quân sự NATO và "thách thức các nguyên tắc cơ bản của nó". Cần lưu ý rằng trong trường hợp này khả năng tấn công của Moscow sẽ không thay đổi, và nhiều nước châu Âu trong đó có Ba Lan và các nước khu vực Baltic, thường xuyên tuyên bố về "mối đe dọa của Nga", sẽ đặc biệt không hài lòng.
Ngoài ra, tờ báo cũng nhấn mạnh rằng nếu hai bên đạt thỏa thuận giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt chống Nga, thì châu Âu sẽ phải dỡ bỏ các hạn chế kinh tế.
Trước đó, trợ lý Tổng thống Nga Yuri Ushakov thông báo rằng Moscow và Washington đã đạt thỏa thuận về một cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Trump ở một nước thứ ba. Theo ông, các Tổng thống có thể đạt được một tuyên bố chung, trong đó sẽ chỉ ra các bước tiếp theo trong việc phát triển quan hệ giữa hai nước.
Trong khi đó, hãng tin Reuters và Politico dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho hay, địa điểm tổ chức thượng đỉnh Nga - Mỹ có thể là tại Helsinki, thủ đô Phần Lan.

Italy "xua đuổi", người nhập cư tuyệt vọng tràn sang Tây Ban Nha

(Kiến Thức) - Lực lượng cứu hộ Tây Ban Nha đã giải cứu và đưa vào bờ hàng trăm người dân nhập cư khi họ lênh đênh trên những con thuyền ngoài khơi bờ biển nước này. Làn sóng nhập cư vẫn đang đặt áp lực lên các nước Châu Âu.

Italy
Làn sóng người nhập cư vẫn tiếp tục đổ về Tây Ban Nha trong những ngày gần đây. Hôm 23/6, lực lượng cứu hộ Tây Ban Nha đã giải cứu gần 800 người di cư trên hàng chục chiếc thuyền nhỏ ở ngoài khơi bờ biển nước này. Trước đó vài ngày, Tây Ban Nha cũng đã tiếp nhận hơn 600 người di cư sau khi họ bị Italy và Malta từ chối. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Italy
 Một di dân rời khỏi thuyền cứu hộ sau khi tới cảng Barbate, miền Nam Tây Ban Nha, ngày 27/6.

Italy
Cảnh sát Tây Ban Nha bế một em nhỏ tại cảng Algericas ngày 26/6. 

Italy
Tây Ban Nha và một số quốc gia khác của Châu Âu vẫn đang đối diện với dòng người nhập cư khổng lồ. 

Italy
Các di dân nằm nghỉ trong một trung tâm thể thao sau khi tới cảng Barbate ngày 27/6. 

Italy
 Một em nhỏ theo người thân di cư đến “miền đất hứa” Châu Âu.

Italy
 Lực lượng an ninh Tây Ban Nha dẫn một em nhỏ nhập cư lên xe tải sau khi tới cảng Barbate ngày 27/6.

Italy
Một thành viên của Hội Chữ Thập Đỏ Tây Ban Nha viết số thứ tự lên áo của một di dân tại cảng Tarifa ngày 27/6. 

Italy
Một di dân cầu nguyện sau khi được thuyền cứu hộ đưa tới cảng Motril ngày 25/6. 

Italy
Hình ảnh được ghi nhận tại cảng Malaga, Tây Ban Nha, ngày 18/6.

Italy
 Một di dân mở gói đồ ăn sau khi tới cảng Tarifa ngày 27/6.

Italy
 Những người dân nhập cư xếp hàng tại cảng Motril ngày 25/6.

Italy
Quần áo của những người dân nhập cư được phơi trên nền nhà trong trung tâm thể thao ở Tarifa ngày 26/6. 

Italy
 Người phụ nữ cười tươi sau khi tới cảng Motril ngày 22/6.

Italy
Các di dân được đưa lên bờ tại cảng Motril ngày 25/6. 

CĐV Đức đẫm nước mắt khi đội tuyển rời World Cup trong tủi hổ

Thất bại đầy tủi hổ 0-2 trước đại diện châu Á Hàn Quốc khiến các fan hâm mộ “cỗ xe tăng” Đức không kìm được những giọt nước mắt thất vọng.

Các cổ động viên đội tuyển Đức tràn trề hy vọng trước khi bóng lăn bởi họ nắm trong tay quyền tự quyết và đối thủ Hàn Quốc được đánh giá là yếu hơn họ rất nhiều. Ảnh: Anadolu Agency
 Các cổ động viên đội tuyển Đức tràn trề hy vọng trước khi bóng lăn bởi họ nắm trong tay quyền tự quyết và đối thủ Hàn Quốc được đánh giá là yếu hơn họ rất nhiều. Ảnh: Anadolu Agency