Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Golf & Doanh nhân

Cuộc đời Công chúa Burundi là người mẫu da màu đầu tiên của Pháp

21/06/2020 10:00

(VietnamDaily) - Công chúa Burundi Esther Kamatari là người mẫu da màu đầu tiên tại Pháp và cũng là một nhà hoạt động từ thiện tích cực.

Thiên An (T.H)

Quay chậm cuộc sống ở thủ đô Paris qua loạt ảnh lịch sử

Cận cảnh nét đẹp khó tả của Nha Trang trong ảnh của du khách Nga

Người đẹp Ninh Dương Lan Ngọc và không gian sống ngập đồ hiệu

Hai nam sinh Australia trở thành triệu phú USD như thế nào?

Choáng với độ xa hoa trong biệt thự của trùm bất động sản

 Công chúa Burundi Esther Kamatari mới đây đã chia sẻ về những khó khăn, thử thách mà bà từng phải đối mặt sau khi rời khỏi đất nước tới Paris (Pháp) vào những năm 1970. Ảnh: Getty.
Công chúa Burundi Esther Kamatari mới đây đã chia sẻ về những khó khăn, thử thách mà bà từng phải đối mặt sau khi rời khỏi đất nước tới Paris (Pháp) vào những năm 1970. Ảnh: Getty.
Theo Insider, cuộc sống của Esther không giống như các thành viên Hoàng gia Anh hay bất kỳ gia đình hoàng gia nào. Những năm làm công chúa ở Burundi, bà buộc phải trưởng thành hơn so với những đứa trẻ khác. Ảnh: Insider.
Theo Insider, cuộc sống của Esther không giống như các thành viên Hoàng gia Anh hay bất kỳ gia đình hoàng gia nào. Những năm làm công chúa ở Burundi, bà buộc phải trưởng thành hơn so với những đứa trẻ khác. Ảnh: Insider.
Năm Esther 13 tuổi, cha bà là Hoàng tử Ignace Kamatari bị ám sát. Sau đó, chú của bà, Quốc vương Burundi, cũng qua đời vì bị sát hại vào năm 1972. Vụ ám sát đánh dấu sự sụp đổ của chế độ quân chủ ở Burundi. Ảnh: Getty.
Năm Esther 13 tuổi, cha bà là Hoàng tử Ignace Kamatari bị ám sát. Sau đó, chú của bà, Quốc vương Burundi, cũng qua đời vì bị sát hại vào năm 1972. Vụ ám sát đánh dấu sự sụp đổ của chế độ quân chủ ở Burundi. Ảnh: Getty.
Trong thời gian Esther được nuôi dưỡng trong Hoàng gia Burundi, cha của bà thường dạy bài học về sự khiêm tốn, chẳng hạn như hướng dẫn bà đi bộ đến trường với những đứa trẻ mà bố mẹ chúng không có xe hơi. Ảnh: YF.
Trong thời gian Esther được nuôi dưỡng trong Hoàng gia Burundi, cha của bà thường dạy bài học về sự khiêm tốn, chẳng hạn như hướng dẫn bà đi bộ đến trường với những đứa trẻ mà bố mẹ chúng không có xe hơi. Ảnh: YF.
"Chúng tôi thường đi cùng nhau, bởi vì cha tôi nói: 'Cha mẹ của họ không có xe hơi, vì vậy con nên đi bộ với họ, và sau đó con có thể hiểu cuộc sống của họ như thế nào. Đó là sự khiêm tốn", bà Esther kể lại. Ảnh: Wikipedia.
"Chúng tôi thường đi cùng nhau, bởi vì cha tôi nói: 'Cha mẹ của họ không có xe hơi, vì vậy con nên đi bộ với họ, và sau đó con có thể hiểu cuộc sống của họ như thế nào. Đó là sự khiêm tốn", bà Esther kể lại. Ảnh: Wikipedia.
Sau biến cố của gia đình, Esther quyết định sử dụng học phí đại học của mình để mua vé một chiều tới Paris. Khi đó, bà không biết gì về thành phố này, ngoại trừ tháp Eiffel trông như thế nào thông qua các bức ảnh. Ảnh: Guerlain.
Sau biến cố của gia đình, Esther quyết định sử dụng học phí đại học của mình để mua vé một chiều tới Paris. Khi đó, bà không biết gì về thành phố này, ngoại trừ tháp Eiffel trông như thế nào thông qua các bức ảnh. Ảnh: Guerlain.
Tuy nhiên, sau khi đến Paris, Esther biết rằng nhận thức của thế giới về ý nghĩa của một hoàng gia là hoàn toàn trái ngược với định nghĩa của chính bà. "Một số người đã hỏi tôi: 'Cô có phải là một công chúa thực sự không?'. Bởi vì mọi người không nghĩ ở châu Phi chúng tôi cũng từng có vương quốc và đế chế. Trong suy nghĩ của một số người, Châu Phi là nơi dành cho nô lệ, không có gì", Công chúa Burundi giải thích. Ảnh: OT.
Tuy nhiên, sau khi đến Paris, Esther biết rằng nhận thức của thế giới về ý nghĩa của một hoàng gia là hoàn toàn trái ngược với định nghĩa của chính bà. "Một số người đã hỏi tôi: 'Cô có phải là một công chúa thực sự không?'. Bởi vì mọi người không nghĩ ở châu Phi chúng tôi cũng từng có vương quốc và đế chế. Trong suy nghĩ của một số người, Châu Phi là nơi dành cho nô lệ, không có gì", Công chúa Burundi giải thích. Ảnh: OT.
Mặc dù vậy, danh hiệu hoàng gia HRH của Esther đã giúp đảm bảo sự nghiệp của bà như ngày hôm nay.
Mặc dù vậy, danh hiệu hoàng gia HRH của Esther đã giúp đảm bảo sự nghiệp của bà như ngày hôm nay.
Esther trở thành người mẫu da màu đầu tiên ở Pháp và từng làm việc với những tên tuổi nổi tiếng như Lanvin, Paco Rabanne, Pucci và Jean-Paul Gaultier. Ảnh: Getty.
Esther trở thành người mẫu da màu đầu tiên ở Pháp và từng làm việc với những tên tuổi nổi tiếng như Lanvin, Paco Rabanne, Pucci và Jean-Paul Gaultier. Ảnh: Getty.
Năm 1987, bà lập một hãng du lịch mang tên Burundi Expansion. Năm 1990, bà là chủ tịch Hội người Burundi ở Pháp, chuyên làm từ thiện. Ảnh: SC.
Năm 1987, bà lập một hãng du lịch mang tên Burundi Expansion. Năm 1990, bà là chủ tịch Hội người Burundi ở Pháp, chuyên làm từ thiện. Ảnh: SC.
Từ năm 2010, bà đào tạo người mẫu cho "Văn hóa và Sáng tạo" - một chương trình thời trang được tổ chức tại Pháp. Ảnh: SC.
Từ năm 2010, bà đào tạo người mẫu cho "Văn hóa và Sáng tạo" - một chương trình thời trang được tổ chức tại Pháp. Ảnh: SC.
Bà Esther được mời tham gia Royal Bridges, một xã hội dành riêng cho các nghệ sĩ và khách quen của giới nghệ thuật hoàng gia, hoàng tử và quý tộc đến từ khắp nơi trên thế giới. Ảnh: Pinterest.
Bà Esther được mời tham gia Royal Bridges, một xã hội dành riêng cho các nghệ sĩ và khách quen của giới nghệ thuật hoàng gia, hoàng tử và quý tộc đến từ khắp nơi trên thế giới. Ảnh: Pinterest.
Công chúa Esther sử dụng mối quan hệ của mình với Royal Bridges để quảng bá việc bảo trợ của bà đối với Royal Drumers of Burundi, một màn trình diễn di sản thế giới được UNESCO công nhận. Ảnh: Getty.
Công chúa Esther sử dụng mối quan hệ của mình với Royal Bridges để quảng bá việc bảo trợ của bà đối với Royal Drumers of Burundi, một màn trình diễn di sản thế giới được UNESCO công nhận. Ảnh: Getty.
Gần đây, bà Esther có kế hoạch quảng bá quỹ từ thiện mới của mình - Quỹ của Công chúa Kamatari của Burundi - nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Ảnh: Getty.
Gần đây, bà Esther có kế hoạch quảng bá quỹ từ thiện mới của mình - Quỹ của Công chúa Kamatari của Burundi - nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Ảnh: Getty.
"Mong muốn của tôi là các gia đình hoàng gia khắp thế giới tham gia vào quỹ của tôi và hỗ trợ tôi giúp đỡ những người khác. Màu da không phải là vấn đề", bà Esther nói.
"Mong muốn của tôi là các gia đình hoàng gia khắp thế giới tham gia vào quỹ của tôi và hỗ trợ tôi giúp đỡ những người khác. Màu da không phải là vấn đề", bà Esther nói.
Mời độc giả xem thêm video: Gặp gỡ công chúa tóc mây ngoài đời thực (Nguồn video: VTC1)

Top tin bài hot nhất

Ảnh giản dị khi làm bố đơn thân của thiếu gia Đỗ Quang Vinh

Ảnh giản dị khi làm bố đơn thân của thiếu gia Đỗ Quang Vinh

19/05/2025 20:02
G-Dragon - 'ông hoàng' Kpop sắp tới Việt Nam giàu cỡ nào?

G-Dragon - 'ông hoàng' Kpop sắp tới Việt Nam giàu cỡ nào?

15/05/2025 14:02
Nhan sắc vượt thời gian của doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên

Nhan sắc vượt thời gian của doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên

21/05/2025 08:02
Tỷ phú Warren Buffett sẽ làm gì sau khi từ chức CEO?

Tỷ phú Warren Buffett sẽ làm gì sau khi từ chức CEO?

17/05/2025 20:02
Vì sao Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ?

Vì sao Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ?

09/05/2025 06:54

Bạn có thể quan tâm

Nhan sắc vượt thời gian của doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên

Nhan sắc vượt thời gian của doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên

Ảnh giản dị khi làm bố đơn thân của thiếu gia Đỗ Quang Vinh

Ảnh giản dị khi làm bố đơn thân của thiếu gia Đỗ Quang Vinh

Mê mẩn với 6 mẫu đồng hồ cực xa xỉ

Mê mẩn với 6 mẫu đồng hồ cực xa xỉ

Tỷ phú Warren Buffett sẽ làm gì sau khi từ chức CEO?

Tỷ phú Warren Buffett sẽ làm gì sau khi từ chức CEO?

Chân dung tỷ phú Trung Quốc sở hữu đất nhiều nhất ở Mỹ

Chân dung tỷ phú Trung Quốc sở hữu đất nhiều nhất ở Mỹ

Cường Đô la: Toyota 86 là chiếc xe mang lại cảm xúc lạ nhất

Cường Đô la: Toyota 86 là chiếc xe mang lại cảm xúc lạ nhất

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status