Cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn qua đời

Bà Lê Thị Dinh, cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn đã từ trần vào hồi 19h tối 21/2 tại phủ Kiên Thái Vương, TP. Huế, thọ 102 tuổi.

Thông tin này được nhà nghiên cứu cổ phục, anh Nguyễn Đức Lộc xác nhận với VTC News. Anh cũng cho biết, bà Lê Thị Dinh đã mắc bệnh nhiều năm nay và không còn minh mẫn như trước kia nữa.
Cung nu cuoi cung cua trieu Nguyen qua doi
 Bà Lê Thị Dinh qua đời tại Huế, thọ 102 tuổi.
Bà Lê Thị Dinh được biết đến là cung nữ cuối cùng hầu cận Đoan Huy Hoàng Thái hậu - mẹ vua Bảo Đại cho đến ngày Thái hậu qua đời năm 1980. Trong khoảng chục năm trở về đây, giới nghiên cứu lịch sử và văn hoá có nhiều cuộc tiếp xúc với bà để tìm hiểu thêm về lịch sử triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết, bà Lê Thị Dinh là cháu ngoại của Quận Công Ưng Quyến (em trai thứ ba của vua Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh) và cũng là người lo hương khói cho 5 vua triều Nguyễn đang được thờ tại phủ Kiên Thái Vương. Không riêng thờ vua, mỗi khi có người trong gia đình vua qua đời, bà Dinh đều tổ chức lễ cầu siêu theo đúng tục lệ cung đình xưa.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bà Dinh theo đức Từ Cung về ở cung An Định, rồi chuyển về nhà số 79B, nay đổi thành 147 Phan Đình Phùng, và chăm lo cho bà Hoàng Thái hậu này những ngày cuối đời.
Sau đó bà Dinh về ở hẳn phủ Kiên Thái Vương cùng con trai cả và gắn mình với việc lo hương khói cho 4 vua Đồng Khánh, Kiến Phúc, Hàm Nghi và Khải Định, năm 1997 thì thêm bàn thờ vua Bảo Đại.

Số phận bi thảm của các cung nữ Trung Quốc thời Minh

Đằng sau hàng loạt thành tựu chói lọi về kinh tế, văn hóa, nghệ thuật hay chính sách phúc lợi là câu chuyện của ngàn vạn cung nữ phi tần chịu cảnh đọa đầy, ô nhục và bị giết hại bởi nhiều đời Vua nhà Minh.

Vị vua si tình và thảm án chấn động giết 3.000 cung nữ
Nhà Minh Trung Quốc (1368 - 1644) được ca ngợi là một trong các triều đại có nền kinh tế phồn vinh nhất thế giới cũng như lịch sử Trung Quốc. Mậu dịch hải ngoại hoạt động hưng thịnh, thủ công nghiệp và kinh tế thương phẩm phồn vinh, xuất hiện tập trấn thương nghiệp – hình thức sơ khai của tư bản chủ nghĩa. Nhà Minh, ngay từ thời Minh Thái Tổ - Chủ Nguyên Chương sớm được coi là triều đại có tư tưởng tiến bộ với những chính sách phúc lợi an sinh an dân vượt tầm thời đại.

Khó tin: Chùa Quán Sứ thuở xưa xây để sứ thần nước ngoài hành lễ

(Kiến Thức) - Phía sau tên gọi chùa Quán Sứ là một câu chuyện lịch sử gắn với nguồn gốc đặc biệt của ngôi chùa nổi tiếng đất Hà thành...

Kho tin: Chua Quan Su thuo xua xay de su than nuoc ngoai hanh le
 Nằm ở số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, chùa Quán Sứ là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của Hà Nội. So với nhiều ngôi chùa khác trong thành phố, lịch sử hình thành và phát triển của chùa Quán Sứ mang nhiều nét đặc biệt.