Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Khó tin: Chùa Quán Sứ thuở xưa xây để sứ thần nước ngoài hành lễ

22/02/2021 06:42

(Kiến Thức) - Phía sau tên gọi chùa Quán Sứ là một câu chuyện lịch sử gắn với nguồn gốc đặc biệt của ngôi chùa nổi tiếng đất Hà thành...

Quốc Lê

Chuyện kỳ bí về chùa Trinh Tiết và hòn đá "tự lớn" ở Hà Nam

Ngôi chùa thờ cả tượng David Beckham dát vàng và Người Nhện, Người Dơi

Bí ẩn ngàn năm trong ngôi chùa treo huyền bí nhất Trung Quốc

Nằm ở số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, chùa Quán Sứ là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của Hà Nội. So với nhiều ngôi chùa khác trong thành phố, lịch sử hình thành và phát triển của chùa Quán Sứ mang nhiều nét đặc biệt.
Nằm ở số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, chùa Quán Sứ là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của Hà Nội. So với nhiều ngôi chùa khác trong thành phố, lịch sử hình thành và phát triển của chùa Quán Sứ mang nhiều nét đặc biệt.
Theo sử sách, chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15 ở địa phận thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương cũ. Trước khi chùa được xây, nơi đây đã có một số gian nhà tranh được dùng làm chỗ tế thần cầu an, gọi là xóm An Tập.
Theo sử sách, chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15 ở địa phận thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương cũ. Trước khi chùa được xây, nơi đây đã có một số gian nhà tranh được dùng làm chỗ tế thần cầu an, gọi là xóm An Tập.
Vào thời vua Lê Thế Tông (1573 – 1599), do các nước lân bang là Chiêm Thành và Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống Việt Nam, triều đình đã cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến kinh thành Thăng Long.
Vào thời vua Lê Thế Tông (1573 – 1599), do các nước lân bang là Chiêm Thành và Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống Việt Nam, triều đình đã cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến kinh thành Thăng Long.
Vì sứ thần các nước này theo đạo Phật nên một ngôi chùa đã được dựng trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Theo các biến động của thời cuộc, nhà Quán Sứ không còn, nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân, được gọi là chùa Quán Sứ.
Vì sứ thần các nước này theo đạo Phật nên một ngôi chùa đã được dựng trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Theo các biến động của thời cuộc, nhà Quán Sứ không còn, nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân, được gọi là chùa Quán Sứ.
Vào đầu thời Nguyễn, do đồn Hậu Quân được mở gần đó nên chùa được sửa sang để làm chỗ lễ bái cho quân nhân ở đồn này. Khi quân ở đồn Hậu Quân rút đi chùa lại được trả lại cho dân làng.
Vào đầu thời Nguyễn, do đồn Hậu Quân được mở gần đó nên chùa được sửa sang để làm chỗ lễ bái cho quân nhân ở đồn này. Khi quân ở đồn Hậu Quân rút đi chùa lại được trả lại cho dân làng.
Năm 1934, khi Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập, chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở trung ương. Năm 1942 chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng.
Năm 1934, khi Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập, chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở trung ương. Năm 1942 chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng.
Về tổng quan, kiến trúc chùa Quán Sứ là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Tam quan của chùa có ba tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Tòa chính điện nằm trên nền cao, hình vuông, xung quanh có hành lang.
Về tổng quan, kiến trúc chùa Quán Sứ là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Tam quan của chùa có ba tầng mái, nằm giữa là lầu chuông. Tòa chính điện nằm trên nền cao, hình vuông, xung quanh có hành lang.
Điện Phật của chùa Quán Sứ được bài trí tôn nghiêm, các pho tượng khá lớn và được thếp vàng lộng lẫy. Tầng cao nhất đặt tượng Tam thế Phật. Tầng kế tiếp là tượng Phật A-di-đà, hai bên là tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Dưới đó là tượng Phật Thích ca, hai bên là A-nan-đà và Ca-diếp.
Điện Phật của chùa Quán Sứ được bài trí tôn nghiêm, các pho tượng khá lớn và được thếp vàng lộng lẫy. Tầng cao nhất đặt tượng Tam thế Phật. Tầng kế tiếp là tượng Phật A-di-đà, hai bên là tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Dưới đó là tượng Phật Thích ca, hai bên là A-nan-đà và Ca-diếp.
Nhà thờ Tổ nằm phía sau, nối với chính điện bằng hai dãy cầu thang. Đây là nơi thờ Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra chùa còn có gian thờ Thiền sư Minh Không và một số nhân vật lịch sử khác...
Nhà thờ Tổ nằm phía sau, nối với chính điện bằng hai dãy cầu thang. Đây là nơi thờ Lịch Đại Tổ Sư của Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra chùa còn có gian thờ Thiền sư Minh Không và một số nhân vật lịch sử khác...
Một nét đặc sắc trong bài trí kiến trúc của chùa Quán Sứ sự hiện diện của nhiều câu đối bằng chữ quốc ngữ. Đây cũng là một trong số ít ngôi chùa cổ ở Hà Nội duy trì đức tin Phật giáo thuần túy, không dung hợp với các tín ngưỡng bản địa như thờ mẫu tam tứ phủ.
Một nét đặc sắc trong bài trí kiến trúc của chùa Quán Sứ sự hiện diện của nhiều câu đối bằng chữ quốc ngữ. Đây cũng là một trong số ít ngôi chùa cổ ở Hà Nội duy trì đức tin Phật giáo thuần túy, không dung hợp với các tín ngưỡng bản địa như thờ mẫu tam tứ phủ.
Trong gần một thế kỷ, chùa Quán Sứ đã chứng kiến nhiều hoạt động quan trọng của Phật giáo nước nhà. Ngày nay, chùa là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cũng là nơi đặt Phân viện Nghiên cứu Phật học thuộc Giáo hội và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình ở Việt Nam.
Trong gần một thế kỷ, chùa Quán Sứ đã chứng kiến nhiều hoạt động quan trọng của Phật giáo nước nhà. Ngày nay, chùa là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cũng là nơi đặt Phân viện Nghiên cứu Phật học thuộc Giáo hội và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình ở Việt Nam.
Đối với nhân dân Hà Nội và du khách phương xa, chùa Quán Sứ là một địa điểm tham quan, chiêm bái quan trọng vào các dịp lễ, Tết truyền thống của dân tộc...
Đối với nhân dân Hà Nội và du khách phương xa, chùa Quán Sứ là một địa điểm tham quan, chiêm bái quan trọng vào các dịp lễ, Tết truyền thống của dân tộc...
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

14/05/2025 07:34
Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

14/05/2025 14:00
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

02/05/2025 07:14

Bạn có thể quan tâm

Có nên hồi sinh các loài động vật đã tuyệt chủng?

Có nên hồi sinh các loài động vật đã tuyệt chủng?

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

5 trận đánh để đời của Tôn Tử

5 trận đánh để đời của Tôn Tử

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status