Cúc ngũ sắc đột ngột héo tàn khi trồng trên không gian

(Kiến Thức) - Phi hành gia NASA cho biết bốn cây cúc ngũ sắc họ đem trồng thử nghiệm trên không gian cách đây không lâu đột ngột héo dần.

Được biết bốn cây cúc ngũ sắc này được đem lên trồng trên không gian trồng vào đầu tháng 12/2015 tại viện nghiên cứu Veggie. 
Cuc ngu sac dot ngot heo tan khi trong tren khong gian
Cả 4 cây cúc đều đang héo dần không rõ lý do. 
Từ lúc đem cúc ngũ sắc trồng trên không gian, cây đều phát triển rất mạnh mẽ, ổn định. Biến cố như hiện tại là điều làm các phi hành gia khá ngỡ ngàng.
“Ngay ban đầu, có điều kiện chăm sóc phù hợp, bốn cây cúc ngũ sắc đều sống rất tốt, với việc héo dần, và lụi tàn như hiện nay, có thể chúng ta sẽ thử thay đổi điều kiện chăm sóc thí nghiệm để cứu vãn xem sao” – Chỉ huy phi hành gia Kelly nói.
Cuc ngu sac dot ngot heo tan khi trong tren khong gian-Hinh-2
 
Chỉ huy Keely cùng đội ngũ thí nghiệm phi hành gia đã tốc hành kiểm định khu vườn thí nghiệm, chuyển quạt khử trùng, gạt nước thừa trong gốc cây, kiểm tra xem có nấm mốc hay thiếu liều lượng oxi gì không.
Bốn cây cúc ngũ sắc này có tuổi thọ hơn 40 ngày, hiện là đối tượng thí nghiệm khả năng sinh tồn trong không gian. Nó có thể giúp tìm ra sự sống mới hoặc một phát hiện khoa học gì đó chưa kịp khám phá.
Trước đó, rau diếp và cà chua đã được trồng thí nghiệm thành công trong không gian.
Theo Space

Top khám phá gây sốc nhất về không gian

(Kiến Thức) - Hạt photon mất 170.000 năm đi từ lõi ra đến bề mặt của Mặt trời, lõi của một ngôi sao có nhiệt độ lên tới 16 triệu độ C… 

Top kham pha gay soc nhat ve khong gian
Siêu bão Great Red Spot (Vệt Đỏ Lớn) bành trướng diện tích lên đến 40.000 km trên sao Mộc, hoành hành nơi này khoảng từ 300 đến 400 năm qua và được xem là cơn bão lớn nhất trong hệ Mặt trời. Nó lớn đến mức phải cần ba lần Trái đất mới lấp đầy được. 

Top kham pha gay soc nhat ve khong gian-Hinh-2
Có thể ít người biết đến điều này, Trái đất thường có nhiều hơn một Mặt trăng tạm thời, gọi là tiểu Mặt trăng. Các tiểu Mặt trăng sẽ đi theo những quỹ đạo phức tạp xung quanh Trái đất trong một thời gian nhất định, sau đó thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái đất, bị bắt trở lại vào quỹ đạo xung quanh mặt trời, trở thành tiểu hành tinh lần nữa. 

Top kham pha gay soc nhat ve khong gian-Hinh-3
Một vật thể kích thước bằng sao Hỏa đã va chạm với Trái đất khoảng 4,5 tỷ năm trước đây. Kết quả của vụ va chạm này đã hình thành nên Mặt trăng ngày nay 

Top kham pha gay soc nhat ve khong gian-Hinh-4
Nhiệt độ của Mặt trời vào khoảng 9941 độ F (tương đương 5500 độ C). Và Mặt trời có kích thước gấp 300.000 lần Trái đất. 

Top kham pha gay soc nhat ve khong gian-Hinh-5
Hạt photon mất 170.000 năm đi quãng đường từ lõi ra đến bề mặt của Mặt trời, nhưng đi từ Mặt trời đến Trái đất chỉ mất 8 phút. 

Top kham pha gay soc nhat ve khong gian-Hinh-6
Lịch sử nghiên cứu vũ trụ có ghi nhận trường hợp một hành tinh bị ánh sáng chói lòa của một siêu tân tinh che lấp trong suốt 21 năm.  

Top kham pha gay soc nhat ve khong gian-Hinh-7
Các phi hành gia đã để lại một tấm gương trên Mặt trăng khi hạ cánh trên đó. Họ sử dụng gương để hắt lại tia laser và đo khoảng cách chính xác từ Mặt trăng đến Trái đất. 

Top kham pha gay soc nhat ve khong gian-Hinh-8
Thật khó tin, nhưng hành trình Mặt trời đi quanh hết dải Ngân hà mất tới thời gian 100 nghìn năm ánh sáng, khoảng hơn 200 triệu năm. 

Top kham pha gay soc nhat ve khong gian-Hinh-9
Tất cả các hành tinh trong hệ Mặt trời có thể xếp vừa khoảng không gian giữa Trái đất đến Mặt trăng. 

Top kham pha gay soc nhat ve khong gian-Hinh-10
Hơn 1000 hành tinh được phát hiện trong 20 năm qua. 

Top kham pha gay soc nhat ve khong gian-Hinh-11
Sao Hỏa là nhà của núi Olympus, ngọn núi lửa cao nhất trong hệ Mặt trời. Ngọn núi cao khoảng 22 km, trải dài khoảng 60 km, tương đương kích thước của đất nước Ireland. 

Phi hành gia ngủ thế nào khi lơ lửng ngoài vũ trụ?

Bạn có bao giờ thắc mắc về việc các phi hành gia ngủ như thế nào và trong điều kiện ra sao ngoài vũ trụ?

Các phi hành gia luôn được ngưỡng mộ bởi những công việc mang tầm vũ trụ, nhưng đằng sau ánh hào quang ấy, họ cũng là những con người bình thường như chúng ta, cũng có những nhu cầu như ăn, ngủ và … đi vệ sinh. Tuy nhiên, do đặc thù công việc và “địa điểm” làm việc đặc biệt nên cách họ “giải quyết” các nhu cầu này cũng có sự khác biệt.

Đầu tiên là về việc ngủ! Bạn có bao giờ thắc mắc về việc các phi hành gia ngủ như thế nào và trong điều kiện ra sao? Điều ngạc nhiên là bạn không phải là những người duy nhất thắc mắc về vấn đề này, ngay cả với những phi hành gia bay lần đầu cũng chưa từng được huấn luyện về cách ngủ hay điều kiện ngủ khi đang lơ lửng ngoài Trái đất.

Phi hanh gia ngu the nao khi lo lung ngoai vu tru?
 
Clayton C.Anderson, một phi hành gia người Mỹ chia sẻ rằng các phi hành gia không được trải qua bất kỳ khóa huấn luyện nào hướng dẫn cách ngủ trong tàu vũ trụ. Tất cả những gì họ biết là dựa trên kinh nghiệm “truyền miệng” từ các lớp “đàn anh” bay trước. Sturckow, chỉ huy trưởng của tàu con thoi STS – 117 đã “mách nước” cho các “lính mới” nên cầm theo một cuốn sách hay và giữ im lặng để có thể ngủ khi bay vào vũ trụ.

Và nếu bạn tò mò những giấc ngủ trong không gian lơ lửng của các phi hành gia có gì khác so với chúng ta thì câu trả lời là họ thường ngủ mơ. Họ luôn nằm mơ thấy những thứ quen thuộc, như khi họ vẫn còn ở Trái đất. Phi hành gia Clayton được giao nhiệm vụ tham gia vào một thử nghiệm có tên là “Ngủ sâu” (SLEEP long). Theo đó, ông phải đeo một chiếc đồng hồ đặc biệt trong suốt 152 ngày (và rất nhiều ngày trước khi bay cũng như sau khi hạ cánh xuống Trái Đất).

Thí nghiệm (và chiếc đồng hồ) sẽ đo độ sáng/tối và chuyển động, cung cấp các thông tin quan trọng cho các nhà nghiên cứu về những điều diễn ra trong giấc ngủ và mức độ ngủ sâu của các phi hành gia. Các dữ liệu thu được trong quá trình bay 152 ngày trên trạm vũ trụ cho thấy Clayton có thời gian ngủ trung bình là 7 tiếng 20 phút, nhiều hơn so với thời gian ngủ thông thường của ông khi ở Trái đất. Chiếc đồng hồ thông minh còn cho phép các nhà nghiên cứu biết được thời điểm nào Clayton thức và thời điểm nào ngủ sâu (REM – trạng thái ngủ sâu và bắt đầu mơ).

Phi hanh gia ngu the nao khi lo lung ngoai vu tru?-Hinh-2
 
Clayton cũng chia sẻ về TeSS - chiếc “giường ngủ” của ông trên Trạm vũ trụ Quốc Tế (ISS). Là “tiền thân” của các buồng ngủ cố định hiện thời trên ISS, TeSS (buồng ngủ tạm thời) khá nhỏ, có không gian yên tĩnh nhưng tối và lạnh. Để không bị trôi ra ngoài buồng ngủ, các phi hành gia thường phải sử dụng thêm một chiếc túi ngủ sản xuất tại Nga để giữ cố định bốn góc. Chiếc túi ngủ rất nhẹ và vừa đủ để giữ ấm cho các phi hành gia. Tuy nhiên, nhiệt độ trên Trạm vũ trụ ISS khá thấp nên các phi hành gia vẫn phải mặc cả đồ ngủ, đội mũ và đi tất dài khi chui vào túi ngủ.

Chia sẻ về thói quen ngủ của mình trên Trạm vũ trụ ISS, Clayton cho biết ông luôn tách bạch giữa giờ ngủ và việc sử dụng máy tính vì ông hiểu được tác hại của các thiết bị này nếu giữ chúng trên giường ngủ. Vì thế, ông chỉ sử dụng máy tính tại khu vực làm việc và tắt hết đèn trước khi vào buồng ngủ (dĩ nhiên là sau khi đã hoàn thành xong hết các việc cá nhân khác như đi vệ sinh và đánh răng,…). Ông thay đồ và chui vào túi ngủ, giữ cho túi ngủ quay đầu hướng về phía trần, đây được coi là tư thế ngủ lý tưởng để lỗ thông A/C đẩy khí CO2 theo chiều đi xuống, giúp việc hô hấp dễ dàng hơn. Clayton cũng không quên nhét bịt tai và cầm một quyển sách ưa thích để đọc cho tới khi hai mí mắt khép lại.

Clayton mô tả chi tiết về trạng thái lúc ngủ như sau: “Khi hai mắt bắt đầu khép lại, cơ thể bạn sẽ cảm thấy thư giãn và thả lỏng, hai tay sẽ buông lơi dần khỏi quyển sách. Điều thú vị là trong môi trường không trọng lực, bạn sẽ không bị gục đầu và giật mình khi đang mơ màng. Và khi bạn tỉnh giấc, bạn sẽ thấy quyển sách vẫn đang trôi nổi ngay tại vị trí mà bạn vừa rời tay”.

Để tránh việc mất ngủ vào ban đêm, Clayton không bao giờ ngủ trưa (hay ngủ một giấc ngắn) vào ban ngày. Nếu bị buồn ngủ khi đang làm việc, ông sẽ kiếm thứ gì đó để lót dạ và nạp lại năng lượng. Cách này luôn có hiệu quả trong việc “cắt cơn” buồn ngủ của ông.