Cư dân Hancorp Plaza bức xúc, tố loạt sai phạm của CĐT

Cư dân chung cư Hancorp Plaza "tố" hàng loạt sai phạm của chủ đầu tư: cố tình “biến” phần tầng hầm sở hữu chung thành sở hữu riêng, trả phí bảo trì “nhỏ giọt”…

Tranh chấp chung – riêng nhiều năm không hồi kết
Tòa nhà Hancorp Plaza có địa chỉ tại 72 Trần Đăng Ninh, phường Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) do Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (thuộc Bộ Xây dựng) làm chủ đầu đầu tư. Dự án là tổ hợp đa năng gồm nhà ở cho dân cư, văn phòng làm việc và trung tâm thương mại được đưa vào sử dụng từ năm 2014, trong đó có 259 hộ dân sinh sống ở cả tháp Tây và tháp Đông, mỗi tháp có 12 sàn văn phòng.
Cu dan Hancorp Plaza buc xuc, to loat sai pham cua CDT
 Về ở hơn 3 năm nay nhưng cư dân chung cư Hancorp Plaza (Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn chưa giải quyết xong nhiều bức xúc với chủ đầu tư, nhất là tầng hầm để xe và phí bảo trì.
Phản ánh tới Báo điện tử Infonet, ông Nguyễn Năng Lực, Trưởng Ban quản trị chung cư Hancorp Plaza cho biết, trong quá trình đầu tư xây dựng và vận hành khai thác, chủ đầu tư đã liên tục vi phạm các điều khoản của Hợp đồng mua bán, cố tình đưa tài sản thuộc sở hữu chung thành sở hữu riêng, gây bức xúc cho cư dân, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự trong khu vực.
Cụ thể, tại Mục 4, Khoản b, Phụ lục Hợp đồng - “Quy chế quản lý và sử dụng Tổ hợp nhà ở đa năng 28 tầng Làng Quốc tế Thăng Long” - phần không tách rời của Hợp đồng mua bán căn hộ ngày 10/3/2010 ký giữa chủ đầu tư và bên mua đã ghi rõ: “Phần sở hữu chung trong tòa nhà bao gồm: Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong tòa nhà gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao tòa nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, cầu thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, nơi để xe, hệ thống cấp điện, nước, ga, thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộc sở hữu riêng của căn hộ nào”.
Tuy nhiên, ngày 24/3/2015 chủ đầu tư ra văn bản số 294/TCT-PTDA do Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội Đào Xuân Hồng ký, khẳng định: “Tầng hầm B1, B2 là tài sản của chủ đầu tư để cung cấp dịch vụ trông giữ xe phục vụ khách hàng và dân cư của tòa nhà”.
Hơn thế, chủ đầu tư đưa phần giá trị đầu tư của tầng hầm để xe vào xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Thế nhưng, chủ đầu tư lại không đưa ra được số liệu chứng minh tầng hầm được xây dựng từ nguồn vốn của chủ đầu tư.
Trả phí bảo trì “nhỏ giọt”
Ông Lực cũng cho biết, cư dân Hancorp vô cùng bức xúc khi chủ đầu tư đã "chiếm dụng" quỹ bảo trì tòa nhà, cố tình không bàn giao đầy đủ và đúng hạn cho Ban quản trị theo quy định. Theo Hợp đồng mua bán các căn hộ, văn phòng làm việc, chủ đầu tư đã thu trước tổng số tiền khoảng 21 tỷ đồng phí bảo từ các chủ sở hữu.
Cu dan Hancorp Plaza buc xuc, to loat sai pham cua CDT-Hinh-2
 Cư dân Hancorp Plaza bức xúc khi chủ đầu tư khẳng định tầng hầm là tài sản của chủ đầu tư.
Ngày 7/4/2015, UBND quận Cầu Giấy đã ban hành Quyết định số 44/QĐ-UBND về việc công nhận quyền hợp pháp của Ban quản trị nhà chung cư Hancorp Plaza. Theo đó, ngày 3/8/2015, Ban quản trị đã có Công văn số 03/2015/VB-BQT về việc đề nghị chủ đầu tư công khai và bàn giao quỹ bảo trì tòa nhà cho Ban quản trị quản lý theo đúng quy định.
Tuy nhiên, phải đến ngày 31/12/2015, chủ đầu tư mới thực hiện chuyển số tiền 5.150.673.091 đồng vào tài khoản đồng sở hữu giữa Ban quản trị tòa nhà và Giám đốc Xí nghiệp dịch vụ đô thị và nhà ở Hà Nội - đơn vị trực thuộc được chủ đầu tư chỉ định cung cấp dịch vụ quản lý vận hành trong thời gian bảo hành.
“Sau rất nhiều lần Ban quản trị gửi văn bản yêu cầu, đến ngày 13/3 mới đây, chủ đầu tư mới trả thêm 4.981.725.461 đồng. Và cho đến nay, chủ đầu tư vẫn không công khai tổng quỹ bảo trì của tòa nhà. Có thể thấy rõ, chủ đầu tư đã cố tình "chiếm dụng" quỹ bảo trì của tòa nhà trái pháp luật, gây khó khăn cho công tác tổ chức bảo trì tòa nhà”, ông Lực nói.
Bên cạnh đó, Trưởng Ban quản trị chung cư Hancorp Plaza còn chỉ ra hàng loạt các vi phạm của chủ đầu tư đang khiến cư dân bức xúc như việc cố tình không bàn giao công tác quản lý vận hành tòa nhà cho BQT.
Cụ thể, trong 3 năm (từ 1/1/2014 đến 31/12/2016), việc cung cấp dịch vụ cho tòa nhà được chủ đầu tư chỉ định cho một đơn vị thành viên là Xí nghiệp dịch vụ đô thị và nhà ở Hà Nội và người dân phải nộp 1 lần phí dịch vụ 3 năm liền với mức giá 5.500 đồng/m2/tháng. Trong quá trình vận hành tòa nhà, đơn vị này đã để ra nhiều sai sót về an ninh, vệ sinh môi trường… Đặc biệt, trong suốt 3 năm, đơn vị này không ký Hợp đồng cung cấp dịch vụ, không báo cáo chi tiết, minh bạch các khoản thu từ tòa nhà với Ban quản trị.
Sau khi hết thời hạn theo chỉ định, BQT đã có thư mời chào giá cạnh tranh nhưng đơn vị này đã từ chối. Ngày 15/1/2017, tại Hội nghị chung cư, 100% cư dân tòa nhà đã nhất trí giao cho BQT lựa chọn, ký Hợp đồng dịch vụ với đơn vị vận hành mới và yêu cầu Xí nghiệp dịch vụ cung cấp phải bàn giao công tác quản lý vận hành của tòa nhà cho Ban quản trị trước ngày 15/2/2017.
Tuy nhiên, tới nay, chủ đầu tư và Xí nghiệp dịch vụ cung cấp vẫn không bàn giao cho Ban quản trị, khiến công tác quản lý tòa nhà gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, cư dân còn tố chủ đầu tư có hành vi cắt xén, thay đổi vị trí phòng sinh hoạt cộng đồng. Không chịu bồi thường cho cư dân khoảng 150 tỷ đồng về việc chậm bàn giao căn hộ theo đúng điều khoản đã ký kết tại Hợp đồng mua bán nhà.
Được biết, Ban quản trị chung cư đã có nhiều đơn kiến nghị tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng…. để mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc, giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi của các cư dân chung cư Hancorp.

Cách nhận biết những loại mận Trung Quốc “gắn mác” mận Việt Nam

(Kiến Thức) - Mận tím to bằng nắm tay người, mận cơm vỏ xanh vị ngọt, mận dóc hạt vị nhạt là những giống mận Trung Quốc đang được gắn mác mận Việt Nam. 

Cach nhan biet nhung loai man Trung Quoc "gan mac" man Viet Nam
Hiện, mùa mận tại Việt Nam đã về cuối vụ, sản lượng chỉ còn ít. Đây cũng là lúc mận Trung Quốc ồ ạt tràn sang, gắn mác "mận Việt Nam". Ảnh: Zing. 

CENINVEST đồng hành cùng những hoạt động cộng đồng

(Kiến Thức) - Không chỉ chú trọng đến hoạt động phát triển kinh doanh, hiện tại nhiều doanh nghiệp bất động sản còn chú trọng và tích cực tham gia vào các hoạt động hỗ trợ cộng đồng.

 
Theo kết quả khảo sát của một đơn vị tư vấn vào quý I/2017, các vấn đề trách nhiệm xã hội (CSR) luôn nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp.
Bởi khi sự cạnh tranh trên thị thường ngày càng khắc nghiệt, thì việc kinh doanh, không chỉ là chuyện hơn thua ở giá cả, chất lượng sản phẩm, cảm nhận thương hiệu mà người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có chữ tín, phải có trách nhiệm đối với con người và cộng đồng xã hội.

Những chung cư bị cư dân căng băng rôn phản đối

(Kiến Thức) - Thời gian gần đây, tại Hà Nội liên tục xảy ra các vụ chung cư bị cư dân căng băng rôn phản đối vì liên quan đến phí bảo trì, diện tích căn hộ...

Nhung chung cu bi cu dan cang bang ron phan doi

1. Chung cư Hồ Gươm Plaza

Mới đây nhất là vụ chung cư Hồ Gươm Plaza bị cư dân căng băng rôn phản đối. Cụ thể, tin tức trên VnMedia cho hay, dự án Trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở cao cấp Hồ Gươm Plaza do Công ty Cổ phần may Hồ Gươm là chủ đầu tư. Chung cư gồm 3 khối nhà A, B, C cao 29 tầng, trong đó tòa nhà A, B từ tầng 6 - 29 là căn hộ chung cư cao cấp. Dự án đã được bàn giao nhà cho người dân từ năm 2014. Tuy nhiên, suốt từ thời điểm bàn giao nhà đến nay, tại khu chung cư này đã nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn. Ảnh: reatimes.vn.

Nhung chung cu bi cu dan cang bang ron phan doi-Hinh-2
Theo phản ánh của cư dân Hồ Gươm Plaza, những bức xúc chủ yếu trong việc xây dựng tòa nhà, dịch vụ quản lý, hạ tầng và tiện ích. Cụ thể, tòa A theo thiết kế ban đầu được duyệt căn hộ chung cư cao cấp từ tầng 6 - 29, mỗi tầng 14 căn hộ nhưng chủ đầu tư đã xây thêm 2 căn hộ mini diện tích dưới 40m2 tại mỗi tầng để bán cho khách hàng.  Ảnh: reatimes.vn.