Công ty Trường Sinh bị Bệnh viện Bạch Mai chấm dứt hợp đồng sau vụ lây nhiễm COVID-19

Bệnh viện Bạch Mai đơn phương chấm dứt hợp đồng với Công ty Trường Sinh và sẽ đấu thầu để tìm đối tác cung cấp dịch vụ mới.

GS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết bệnh viện đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với Công ty TNHH Trường Sinh. "Thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức đấu thầu, tìm đơn vị có uy tín, cung cấp suất ăn chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm", ông Tuấn nói.
Cong ty Truong Sinh bi Benh vien Bach Mai cham dut hop dong sau vu lay nhiem COVID-19
 Ảnh minh họa
Ngay từ sáng 28/3, sau khi có hai ca mắc Covid-19 là nhân viên cung cấp nước sôi của Công ty TNHH Trường Sinh, đơn vị chịu trách nhiệm cung cấp suất ăn và nước sôi, Bệnh viện Bạch Mai đã phong tỏa toàn bộ khu vực nhà ăn. Đến nay, 27 trường hợp là nhân viên của công ty này dương tính với SARS-CoV-2.
0h ngày 12/4, Bệnh viện Bạch Mai được gỡ phong tỏa. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, khi đi vào hoạt động trở lại trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, rất nhiều nguy cơ bệnh dịch Covid-19 sẽ tái nhiễm trở lại bệnh viện. Bệnh viện Bạch Mai cần thời gian để củng cố lại toàn bộ hệ thống chống nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm ở trong bệnh viện.
"Vì vậy, đến đầu tháng 5, chúng tôi mới hoạt động trở lại. Còn sau khi dỡ phong tỏa, chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện tự cách ly, chỉ tiếp nhận các ca cấp cứu nặng, điều trị ca bệnh nặng các tuyến dưới chuyển lên và chạy thận nhân tạo, lọc máu liên tục, không khám bệnh ngoại trú, không khám bệnh theo yêu cầu", GS Tuấn thông tin.
Về giải pháp để đảm bảo an toàn sau khi tái hoạt động trở lại, ông Tuấn cho hay bệnh viện đã có những phương án để tiếp nhận bệnh nhân đến khám bệnh như bình thường nhưng với điều kiện an toàn về mặt dịch tễ ở mức cao nhất.
Bệnh viện Bạch Mai đã lập kế hoạch phân luồng, phân tuyến, sàng lọc về mặt nhiệt độ, dịch tễ, xét nghiệm để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm. Tất cả người đến bệnh viện đều phải coi là F1, tức là tiếp xúc gần với những người dương tính.
Công tác sàng lọc nhiều cấp độ, tầng lớp đã được lên phương án để tất cả bệnh nhân đến với Bệnh viện Bạch Mai đều có thể được phát hiện nhanh nhất, loại trừ nguy cơ có một trường hợp dương tính trong bệnh viện.

Lập tổ công tác đặc biệt xử lý ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã có 2 điều dưỡng và một bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Sau khi ghi nhận 3 ca mắc Covid-19 tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 vừa thành lập Tổ Công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Bạch Mai (viết tắt là Tổ Công tác), gồm 15 thành viên.

Những yếu tố nào khiến ổ dịch ở Bệnh viện Bạch Mai trở nên phức tạp?

Chủ tịch Hà Nội cho rằng các ca dương tính, đặc biệt tại Bệnh viện Bạch Mai, phải thông tin sớm để người tiếp xúc F1, F2 được cách ly, xét nghiệm kịp thời.

Sáng 29/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến về công tác phòng chống dịch Covid-19 với 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng dự có các phó thủ tướng, lãnh đạo các bộ và địa phương tại điểm cầu: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Tại điểm cầu Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ và Chủ tịch UBND Nguyễn Đức Chung tham dự cuộc họp.

Nhìn lại lịch sử hào hùng của Bệnh viện Bạch Mai

(Kiến Thức) - Là bệnh viện lớn bậc nhất Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai ở tuyến đầu cuộc chiến chống Covid-19 ở Việt Nam, nhưng giờ ở tình cảnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Cùng Kiến Thức điểm lại những cột mốc lịch sử tự hào của bệnh viện có tuổi đời hơn một thế kỷ này.

Nhin lai lich su hao hung cua Benh vien Bach Mai
 Lịch sử Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu vào năm 1911 - tiền thân là Nhà thương Cống Vọng được thành lập. Đây là một cơ sở y tế quy mô nhỏ, chuyên thu nhận và điều trị bệnh nhân truyền nhiễm.