Công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tuyển 400 học viên phi công và kỹ thuật bay

(Vietnamdaily) - Ngày 16/8, Trường Đào tạo nhân lực kĩ thuật cao ngành Hàng không, thuộc Tập đoàn Vingroup công bố chính thức tuyển sinh khóa 1 với số lượng dự kiến 400 học viên phi công.

Theo đơn vị, học viên trúng tuyển sẽ được đào tạo trong 26 tháng, có cơ hội liên thông lên Đại học chuyên ngành quản trị Hàng không và được đảm bảo việc làm sau tốt nghiệp. Ngoài ra, học viên còn được tham gia chương trình hỗ trợ học phí, với mức hỗ trợ tối đa lên đến 50.000 USD/người và được ngân hàng tài trợ tới 75% gói học phí.
Ngay sau khi ký kết với Tập đoàn CAE (Canada) thoả thuận hợp tác đào tạo phi công, kỹ thuật bay và các nhân sự khác trong lĩnh vực hàng không, Tập đoàn Vingroup mới đây đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Cao đẳng kỹ thuật khoa học Hàng không Aviator - ACAST (Mỹ) và Học viện đào tạo Phi công – AAPA (Úc). Đồng thời, Trường Đào tạo nhân lực kĩ thuật cao ngành Hàng không Vinpearl Air công bố chính thức tuyển sinh 400 học viên phi công khóa 1.
Cong ty cua ty phu Pham Nhat Vuong tuyen 400 hoc vien phi cong va ky thuat bay
 
Học viên trúng tuyển sẽ được đào tạo cơ bản tại 1 trong các Học viện đào tạo hàng đầu thế giới tại Mỹ và Úc và tại Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không Vinpearl Air, trong thời gian 26 tháng.
Sau khi tốt nghiệp, các học viên sẽ được cấp chứng chỉ phi công tiêu chuẩn quốc tế CAAV, FAA và CASA; và có cơ hội học liên thông lên Đại học chuyên ngành quản trị Hàng không. Toàn bộ học viên đều được Vinpearl Air đảm bảo việc làm trong môi trường chuyên nghiệp và thu nhập hấp dẫn sau khi ra trường.
Đây là chương trình phi lợi nhuận, trong đó để giải quyết bài toán tài chính hỗ trợ các học viên, tất cả các học viên sẽ được ngân hàng cho vay tới 75% học phí, ân hạn trả gốc đến 26 tháng và trả dần khi bắt đầu đi làm.
Ngoài ra, Tập đoàn Vingroup sẽ đứng ra bảo lãnh cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn vay ngân hàng, được hỗ trợ 100% lãi vay; những trường hợp đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ kinh phí lên đến 50.000 USD/học viên, trong đó một phần sẽ được trích để trả lãi ngân hàng, một phần được trừ vào học phí phải đóng.
Điều kiện ứng tuyển là công dân Việt Nam từ 18 – 35 tuổi, tốt nghiệp PTTH trở lên, đáp ứng đủ yêu cầu về chiều cao, cân nặng, ngoại ngữ, không có tiền án tiền sự và đạt tiêu chuẩn sức khỏe (đối với phi công dân dụng của Cục Hàng không Việt Nam).
Các thí sinh sẽ trải qua 4 vòng thi gồm: Nhận hồ sơ dự tuyển và kiểm tra sức khỏe; Kiểm tra tiếng Anh; Kiểm tra kỹ năng nghề nghiệp ADAPT và Phỏng vấn với Hội đồng tuyển chọn để trở thành học viên chính thức.
Thí sinh có thể nộp hồ sơ Dự tuyển online qua email tuyensinhhangkhong@vingroup.net (từ 16/8 – 2/9) hoặc nộp trực tiếp tại Văn phòng Trường Đào tạo nhân lực kĩ thuật cao ngành Hàng không Vinpearl Air tại Hà Nội (từ 26/8 – 2/9) và Thành phố Hồ Chí Minh ( từ 9/9 đến 14/9).

Vì sao phi công nghỉ việc phải báo trước 120 ngày?

Phi công là nguồn lực lao động trình độ cao trong ngành hàng không, có kỷ luật lao động đặc thù.

Hiểu đúng về kỷ luật lao động đặc thù của phi công

Cục Hàng không lý giải chất lượng phi công Vietnam Airlines

Cục Hàng không VN khẳng định, cơ quan này hoàn toàn độc lập với hoạt động của các hãng hàng không khi tuyển chọn, huấn luyện phi công.

Liên quan đến chất lượng đầu vào của phi công sau chất vấn của ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương, Cục Hàng không VN cho biết, cơ quan này xem xét đầu ra của các ứng viên dựa trên hồ sơ bằng cấp, huấn luyện.

Tiễn đưa hai phi công Su-22 về đất mẹ

Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371 cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và gia đình tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu hai phi công Khuất Mạnh Trí và Phạm Giang Nam tại Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 4, Quân khu 4.

Lúc 11h16 phút, ngày 26/7, máy bay Su-22, số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân thực hiện bay huấn luyện, mất liên lạc lúc 11 giờ 35 phút cùng ngày.
Máy bay rơi tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An. Hai phi công bay huấn luyện đã hy sinh gồm: Trung tá Khuất Mạnh Trí và Thượng tá Phạm Giang Nam.
Trung tá Khuất Mạnh Trí, Phó Trung đoàn trưởng Tham mưu trưởng, sinh năm 1978, nhập ngũ ngày 20/9/1995, giờ bay tích lũy 1.130 giờ 37 phút, giờ bay trong năm 111 giờ 08 phút, đã bay qua các loại máy bay L-39, MiG-21, Su-22.
Thượng tá Phạm Giang Nam, Chủ nhiệm an toàn bay Trung đoàn 921, sinh năm 1972, nhập ngũ ngày 12/9/1991, giờ bay tích lũy 1.178 giờ 32 phút, giờ bay trong năm 106 giờ 58 phút, đã bay qua các loại máy bay L-39, MiG-21Bis, Su-22M.