Công bố quyết định thanh tra 898 dự án gặp vướng mắc

Thanh tra Chính phủ vừa tổ chức công bố các quyết định thanh tra liên quan đến các dự án đầu tư xây dựng cơ bản gặp vướng mắc tại một số bộ, ngành, địa phương.

Thanh tra Chính phủ vừa tổ chức công bố các quyết định thanh tra liên quan đến các dự án đầu tư xây dựng cơ bản gặp khó khăn, vướng mắc, chậm tiến độ tại một số bộ, ngành và địa phương. Các cuộc thanh tra nằm trong kế hoạch thanh tra chuyên đề 898 công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng kéo dài nguy cơ gây thất thoát, lãng phí do Thanh tra Chính phủ ban hành.

Thanh tra các dự án do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị đầu tư, quản lý

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra.

Ngày 25/7, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy chủ trì, công bố quyết định về việc thanh tra các dự án có khó khăn, vướng mắc do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Tổng công ty Viglacera – CTCP, Công ty CP Đầu tư phát triển Hợp Phú, Công ty CP Tara Land, và Công ty CP Sông Đà – Thăng Long đầu tư, quản lý.

Đoàn thanh tra gồm 19 thành viên do ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Cục trưởng Cục VI, làm Trưởng đoàn. Thời kỳ thanh tra tính từ thời điểm triển khai dự án đến ngày 1/7/2025, thời gian thanh tra kéo dài 45 ngày, kể từ ngày công bố quyết định.

Đại diện Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị cam kết sẽ phối hợp đầy đủ, nghiêm túc thực hiện quyết định thanh tra, cung cấp kịp thời các tài liệu theo yêu cầu của đoàn.

Phát biểu chỉ đạo, Phó Tổng Thanh tra Dương Quốc Huy nhấn mạnh, kết quả thanh tra sẽ là căn cứ quan trọng để đánh giá toàn diện nguyên nhân vướng mắc, tồn đọng, đề xuất các biện pháp tháo gỡ, đồng thời phục vụ công tác hoàn thiện thể chế và phòng, chống thất thoát, lãng phí nguồn lực đầu tư công.

Trước đó, ngày 24/7, ông Dương Quốc Huy cũng đã chủ trì công bố quyết định thanh tra một số dự án có khó khăn, vướng mắc tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tỉnh Lào Cai và tỉnh Thái Nguyên.

Thanh tra 6 dự án do Bộ VH-TT-DL quản lý và dự án trụ sở Bộ Ngoại giao

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra các dự án có khó khăn, vướng mắc tại Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra các dự án có khó khăn, vướng mắc tại Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Cùng ngày 25/7, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy đã chủ trì buổi công bố các quyết định thanh tra các dự án có khó khăn, vướng mắc; thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng tại Bộ Ngoại giao; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đây là các cuộc thanh tra đột xuất được thành lập theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo quyết định, tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đoàn thanh tra sẽ tập trung thanh tra 2 dự án có khó khăn, vướng mắc, chậm tiến độ, tồn đọng kéo dài, hiệu quả thấp, có nguy cơ gây thất thoát, lãng phí nguồn lực và 4 dự án đầu tư xây dựng do các đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư. Thời hạn thanh tra đối với 2 dự án có khó khăn, vướng mắc là 45 ngày. Đối với 4 dự án đầu tư xây dựng là 60 ngày, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng phát biểu tại buổi công bố quyết định thanh tra.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng phát biểu tại buổi công bố quyết định thanh tra.

Đoàn Thanh tra gồm 15 thành viên do ông Trần Kim Hậu, Phó Cục trưởng Cục XI làm Trưởng đoàn sẽ tiến hành thanh tra về việc dự án có khó khăn, vướng mắc và thanh tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống lãng phí, tiêu cực trong đầu tư xây dựng trụ sở Bộ Ngoại giao.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cho biết, Bộ xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, sẽ phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh tra, đồng thời đảm bảo chế độ báo cáo, cung cấp thông tin minh bạch, đúng thời hạn.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy cũng đã chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam do Tổng Công ty Giấy làm chủ đầu tư. “Đây là dự án đã vướng mắc, tồn tại từ lâu, nằm trong các dự án yếu kém của Bộ Công thương, do vậy, yêu cầu Đoàn thanh tra, Tổ giám sát thận trọng trong mọi công đoạn trong quá trình thanh tra tại dự án này nhằm bảo đảm tiến độ, chất lượng”, Phó Tổng Thanh tra Lê Sỹ Bảy chỉ đạo.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy yêu cầu các đoàn thanh tra làm việc nghiêm túc, bài bản, tập trung đúng trọng tâm, đảm bảo khách quan và hiệu quả cao nhất, đồng thời đề nghị các bộ ngành chỉ đạo các đơn vị cung cấp thông tin đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi để thanh tra diễn ra đúng kế hoạch.

Ngày 22/7/2025, Thanh tra Chính phủ ban hành Kế hoạch 1505/KH-TTCP năm 2025 Thanh tra chuyên đề các công trình, dự án có khó khăn, vướng mắc, chậm tiến độ, tồn đọng kéo dài, hiệu quả thấp, nguy cơ gây thất thoát, lãng phí. Qua đó, đánh giá, xác định rõ nguyên nhân khó khăn, vướng mắc, chậm tiến độ, tồn đọng kéo dài, hiệu quả thấp, nguy cơ gây thất thoát, lãng phí.

Trong đó, Thanh tra Chính phủ trực tiếp tiến hành thanh tra 145 dự án của các Bộ, ngành trung ương và các Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Bộ, ngành quản lý, có tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng; thanh tra một số dự án lớn của các địa phương có tổng mức đầu tư trên 1.500 tỷ đồng. Thanh tra Bộ Quốc phòng trực tiếp tiến hành thanh tra đối với 03 dự án thuộc thẩm quyền trong danh sách các dự án có khó khăn, vướng mắc.

Còn Thanh tra các tỉnh, thành phố trực tiếp tiến hành thanh tra 750 dự án địa bàn có tổng mức đầu tư trên 30 tỷ đồng, ngoài các dự án Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Quốc phòng trực tiếp thanh tra.

tienphong.vn

TP HCM: Hai dự án nghìn tỷ dược Chính phủ ra Nghị quyết gỡ vướng

Nghị quyết 212/NQ-CP ngày 21/7/2025 vừa được Chính phủ ban hành là "kim chỉ nam" để TP HCM tháo gỡ những vướng mắc kéo dài tại hai dự án trong điểm.

Đây là hai dự án với tổng mức đầu tư lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng, đã gặp phải nhiều khó khăn, thậm chí phải tạm dừng thi công trong thời gian dài.

Cụ thể, Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM (giai đoạn 1) với tổng vốn gần 10.000 tỷ đồng, được khởi công từ năm 2016 và do Tập đoàn Trung Nam làm nhà đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao). Mặc dù đã hoàn thành hơn 90% khối lượng công trình, dự án phải tạm dừng thi công từ tháng 11/2020 do vướng mắc về thủ tục pháp lý, quỹ đất thanh toán và bố trí vốn. Mục tiêu của dự án là ngăn triều cường và ứng phó biến đổi khí hậu cho khu vực có diện tích 570km² với khoảng 6,5 triệu dân bờ hữu sông Sài Gòn cùng trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025: Địa phương, bộ ngành nào chậm trễ?

Nhiều bộ, ngành đang bị Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) nhắc về việc chậm trễ trong bố trí kế hoạch khiến nguồn vốn đắp chiếu, tiềm ẩn nguy cơ lãng phí.

Ke hoach von dau tu cong trung han 2021 - 2025: Dia phuong, bo nganh nao cham tre?
 Vốn đầu tư công chậm được giải ngân gây ra nhiều lãng phí (Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm trễ đưa vào vận hành) Ảnh: Phạm Thanh
Nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh, gần 2,8 triệu tỷ đồng vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho nền kinh tế.

Bộ Giao thông Vận tải ‘đội sổ’ về cải cách hành chính

Theo kết quả cải cách hành chính vừa được công bố, Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu ở khối địa phương. Ở khối bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước đứng đầu, Bộ GTVT “đội sổ”.

Sáng 19/5, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình - Trưởng Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) năm 2019.

Kết quả công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của khối bộ, ngành cho thấy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là đơn vị dẫn đầu. Đứng cuối bảng xếp hạng chỉ số này là Bộ GTVT. Đây là năm thứ hai liên tiếp Bộ GTVT “đội sổ” trong cải cách hành chính.

Bo Giao thong Van tai ‘doi so’ ve cai cach hanh chinh hinh anh 1 20200519_092523.jpg

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố Chỉ số cải cách hành chính và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước năm 2019. Ảnh: VGP.

Kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của các tỉnh cho thấy Quảng Ninh đứng đầu cả nước, xếp thứ hai là Hà Nội, thứ ba là Đồng Tháp. Xếp hạng cuối cùng trong lĩnh vực này là tỉnh Bến Tre.

Bến Tre được đánh giá còn nhiều tồn tại, hạn chế như không hoàn thành nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao; chậm xử lý các văn bản trái pháp luật và những hạn chế, bất cập đã được cơ quan thanh tra, kiểm tra có thẩm quyền chỉ ra; không kịp thời công bố, công khai thủ tục hành chính theo quy định; nhiều nhiệm vụ về quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công chưa hoàn thành hoặc thực hiện chưa đúng quy định...

Bộ Nội vụ đánh giá năm 2019 là năm có nhiều chuyển biến tích cực, có sự bứt phá ngoạn mục của một số nội dung cải cách hành chính trong triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020.

Về Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước năm 2019 (chỉ số SIPAS 2019), 3 tỉnh đứng đầu là Quảng Ninh, Hải Phòng, Cà Mau; 3 tỉnh có chỉ số hài lòng thấp nhất là Bình Thuận, Đắk Lắk, Cao Bằng.

Chỉ số SIPAS 2019 nhằm đánh giá khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ công, phục vụ người dân, tổ chức của cơ quan hành chính Nhà nước dựa trên ý kiến phản hồi của người dân, tổ chức.

Qua đó, các cơ quan hành chính Nhà nước nắm bắt được cảm nhận, yêu cầu, mong muốn của người dân, tổ chức để có những biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ, cung ứng dịch vụ nhằm nâng cao sự hài lòng và lợi ích của người dân, tổ chức.