Công bố dự thảo báo cáo kiểm tra phòng chống tham nhũng tại TPHCM

Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng đã làm việc với Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM để thông báo dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát công tác phòng chống tham nhũng.

Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị Thành ủy TP.HCM tiếp thu ý kiến về các tồn tại, hạn chế đã chỉ ra - Ảnh: VGP
 Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị Thành ủy TP.HCM tiếp thu ý kiến về các tồn tại, hạn chế đã chỉ ra - Ảnh: VGP
Theo Chinhphu.vn, ngày 27-5, tại Thành ủy TP.HCM, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã làm việc với Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM để thông báo, lấy ý kiến trực tiếp về dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng chống tham nhũng tại TPHCM năm 2017.
Tập trung lãnh đạo
Đoàn công tác do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm trưởng đoàn.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cùng các thành viên trong Ban thường vụ Thành ủy tham dự cuộc làm việc.
Đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng, tại cuộc làm việc, ông Trương Hòa Bình cho rằng thời gian qua công tác phòng, chống tham nhũng đã được Thành ủy TP.HCM tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao trong quá trình thực hiện, đã chú trọng công tác xây dựng, củng cố tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.
Công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp có chuyển biến tích cực. Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai thực hiện khá toàn diện, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Đồng thời, Thành ủy TP.HCM cũng có nhiều giải pháp để chấn chỉnh và củng cố các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên yếu kém, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với ngành, lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, qua kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng chống tham nhũng tại Thành ủy TP.HCM cho thấy còn có những hạn chế, nếu không được kịp thời chấn chỉnh, khắc phục sẽ kìm hãm sự phát triển của thành phố và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tham nhũng.
Cụ thể là, công tác tuyên truyền, quán triệt các văn bản quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng chưa được sâu rộng, chưa tạo được sự chuyển biến căn bản về nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức có chức vụ quyền hạn.
Bộc lộ những hạn chế
Công tác quản lý nhà đất công thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, vẫn còn tình trạng chỉ định thầu, chỉ định bán tài sản và chuyển nhượng quyền sử dụng đất sai quy định gây thất thoát tài sản.
Bên cạnh đó, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tổ chức thực hiện thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành để bảo đảm sự thống nhất giữa quy hoạch chung và quy hoạch ngành.
Việc tự phát hiện tham nhũng của các cơ quan, đơn vị hiệu quả chưa cao. Việc theo dõi, giám sát xử lý sau thanh tra đối với một số vụ việc chưa được chặt chẽ.
Cải cách hành chính trên một số lĩnh vực còn hạn chế, chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2017 (chỉ số SIPAS năm 2017) của TP.HCM đạt 71,19%, thấp hơn so với chỉ số SIPAS chung của cả nước (80,90%)…
Trên cơ sở đó, phó trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị Thành ủy TP.HCM tiếp thu ý kiến về các tồn tại, hạn chế đã chỉ ra.
Trước mắt, tập trung chỉ đạo, lãnh đạo các cấp ủy, tổ chức đảng chấn chỉnh những yếu kém, xây dựng kế hoạch khắc phục cụ thể đối với từng lĩnh vực, vấn đề cụ thể.
Đồng thời tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy TP.HCM đối với công tác phòng chống tham nhũng, chỉ đạo rà soát, xây dựng các quy định phù hợp với nghị quyết về thí điểm, cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển thành phố; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao sự hài lòng của người dân về dịch vụ hành chính công trên địa bàn thành phố, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Chống tham nhũng mà tay ‘nhúng chàm’ thì chống sao nổi?

Nếu không chấn chỉnh và làm sạch sẽ bộ máy này đương nhiên sẽ không thể nào ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực.

Phát biểu kết luận phiên họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng kỳ thứ 13 vào sáng 22/1,Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã phát ra một hiệu lệnh rất quan trọng. Đó là, “kiên quyết loại khỏi bộ máy những cán bộ hư hỏng, tham nhũng, phải thanh lọc đội ngũ, trước hết là trong những ngành, cơ quan phòng chống tham nhũng".

“Tài sản tham nhũng đâu phải là cây kim, sợi chỉ mà không biết”

Theo ông Lê Như Tiến: “Tài sản do tham nhũng mà có đâu phải là cây kim, sợi chỉ mà không biết, đôi khi đó là biệt thự, những mảnh ở vị thế đắc địa...

Đối tượng tham nhũng luôn tinh vi, xảo trá