Còn giữ 3 thói quen xấu này đừng hỏi vì sao ung thư dạ dày lại tìm đến bạn

Đôi khi những thói quen đơn giản hàng ngày lại khiến bạn mắc ung thư dạ dày mà không hay biết. Vì thế, hãy tránh 3 thói quen xấu sau.

Thường ăn đồ cay nóng: Ăn thức ăn quá nóng hoặc quá cay trong thời gian dài sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản, đặc biệt là lẩu siêu cay và các loại thức ăn làm niêm mạc thực quản cũng như dạ dày của chúng ta bị loét và xuất huyết.
Sau khi niêm mạc tổn thương thì việc điều trị cũng không đem lại hiệu quả lâu dài. Vết thương sẽ không khỏi hoàn toàn, từ đó dẫn đến ung thư nếu không biết kiêng khem hiệu quả.
Thích ăn đồ muối chua: Đồ muối chua là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nhưng loại đồ ăn này chứa nhiều nitrit, sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Vậy nên, vì sức khỏe của chính bản thân mình, bạn nên ăn nhiều rau củ quả tươi và tránh xa các loại thực phẩm muối chua.
Ăn quá no vào bữa tối: Ăn quá nhiều vào buổi tối sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và gây ra các bệnh về dạ dày. Vì vậy, tốt nhất bạn nên giảm bớt khẩu phần ăn tối vì sức khỏe của chính mình.
Ngoài ra, việc ăn vặt vào ban đêm trong thời gian dài không chỉ gây ung thư dạ dày mà còn khiến cơ thể dễ béo phì, gây hại tới nhiều cơ quan nội tạng khác.
*Lưu ý các dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày sớm:
Con giu 3 thoi quen xau nay dung hoi vi sao ung thu da day lai tim den ban
Ảnh minh họa. 
Chán ăn, sụt cân nghiêm trọng: Ăn không ngon miệng và giảm cân là triệu chứng thường gặp trong ung thư dạ dày giai đoạn đầu, gần 50% bệnh nhân bị ung thư dạ dày có triệu chứng rõ ràng là chán ăn hoặc sụt cân. Do đó, khi cơ thể bị biếng ăn và giảm cân không rõ ràng, bạn phải đến bệnh viện kịp thời để tìm ra lý do.
Đau bụng âm ỉ: Nếu một người đang ở giai đoạn sớm của bệnh ung thư dạ dày, thường sẽ xuất hiện đau bụng và đau bụng này hoàn toàn khác với đau bụng do bệnh loét dạ dày gây ra. Ngay cả khi bạn ăn một cái gì đó hoặc uống thuốc, cơn đau không hề giảm bớt mà vẫn tiếp tục tăng lên.
Ở ngực xuất hiện khối cục: Một số bệnh nhân bị loét dạ dày sẽ cảm thấy ở ngực có thể sờ thấy khối cục, khối cục rất cứng, bề ngoài không trơn, tăng khối lượng và cảm thấy rất đau khi ấn. Với sự phát triển của bệnh, cùng với sự mở rộng của khối u, tình trạng ói mửa cũng ngày càng trầm trọng hơn.
Vậy làm thế nào để tránh ung thư dạ dày?
Ăn nhiều rau, ăn ít thịt: Hãy nhớ, ăn quá nhiều thịt và thực phẩm chế biến sẵn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Chủ yếu để tiêu hóa các loại thực phẩm thịt cần phải tiết dịch dạ dày tương đối nhiều. Ăn quá nhiều thịt sẽ khiến dạ dày phải làm việc rất nhiều. Đặc biệt, ăn thịt vào buổi tối sẽ gây gánh nặng cho dạ dày, về lâu dài sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn nhiều rau và trái cây hơn, chẳng hạn như khoai lang. Bản thân khoai lang có tác dụng nuôi dưỡng dạ dày, các chất xơ trong khoai lang rất dễ tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng. Bình thường nên ăn cháo khoai lang hoặc khoai lang hấp là tốt nhất.
Uống nhiều nước ấm, uống ít rượu: Muốn nuôi dưỡng dạ dày nhất định phải uống nước ấm, không uống nước quá lạnh, ăn canh quá nóng, hoặc các thực phẩm kích thích, ngoài ra giảm uống rượu, bia. Những điều này làm giảm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Khi uống tốt nhất là uống một ít trà, như trà bồ công anh, để điều trị viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày. Bồ công anh có tác dụng kháng khuẩn phổ rộng, thúc đẩy sự chữa lành vết loét dạ dày, ngăn chặn cơn đau và giảm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích: Sử dụng những chất này sẽ gây ra nhiều bệnh ung thư không chỉ riêng ung thư dạ dày.
Chăm chỉ vận động: Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ.
Đối với những người mắc bệnh nhưng chưa chuyển sang giai đoạn di căn có thể được điều trị thành công bằng các phương pháp: Phẫu thuật, hóa trị liệu và tia xạ.
Chỉ là những thay đổi nhỏ trong thói quen ăn uống hàng ngày cũng đã góp phần phòng chống căn bệnh nguy hiểm này rồi. Đồng thời, định kỳ khám sức khỏe để có thể phát hiện ung thư dạ dày và có biện pháp điều trị sớm, hiệu quả nhất.

8 thói quen xấu khiến người ăn ngon ngủ tốt cũng dễ ốm đau

Có người ăn ngon, ngủ tốt, ngoại hình đẹp nhưng tại sao họ vẫn thường xuyên ốm đau? Trên thực tế, điều này có liên quan mật thiết đến một số thói quen xấu trong cuộc sống làm tổn hại đến sức khỏe của bạn một cách vô tình.

Đánh răng không kỹ
Nếu có thói quen xấu không chú ý vệ sinh răng miệng, vi khuẩn sống trong khoang miệng sẽ xâm nhập vào phổi theo đường hô hấp. Khi cơ thể bị suy giảm khả năng miễn dịch có thể gây viêm đường hô hấp và làm nặng thêm tình trạng viêm phế quản mãn tính, viêm phổi.

40 thói quen xấu cần vứt bỏ ngay

“40 thói quen xấu cần vứt bỏ” là cuốn sách mới của chuyên gia tư vấn người Nhật Bản Tokio Godo. Trong tác phẩm của mình, tác giả chỉ ra các thói quen xấu mà hầu hết ai cũng mắc phải và đưa ra những gợi ý để thay đổi.

40 thoi quen xau can vut bo ngay
 Trong cuốn sách 40 thói quen xấu cần vứt bỏ, tác giả Tokio chia thành 6 chương bao gồm các thói quen xấu trong: ngôn ngữ, mối quan hệ, vật chất- tiền bạc, kỹ năng làm việc, cách làm việc và trái tim yếu đuối (tinh thần).

Những thói quen xấu tạo mỡ quanh vùng bụng

Béo bụng không chỉ xấu về mặt thẩm mỹ mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.

Lối sống ít vận động: Cơ thể không được vận động sẽ không thể đốt cháy calo dư thừa. Mỡ dư thừa sẽ tích tụ dần quanh bụng.

Thiếu ngủ: Khi bạn thiếu ngủ, hàm lượng cortisol, một loại hormon stress tăng lên. Điều này khiến bạn thèm các loại thực phẩm có đường. Do vậy, vòng eo của bạn có nguy cơ tăng lên.

Nước có ga: Tất cả các loại nước có ga đều chứa đường. Lạm dụng nước có ga có thể gây béo bụng, nhất là cho giới trẻ hiện nay. Khi khát, hãy uống nước và tránh các loại đồ uống có ga.
Ăn bữa tối muộn: Thức ăn cần có thời gian để tiêu hóa. Để điều này xảy ra, bạn cần ăn tối ít nhất 1 tiếng trước khi đi ngủ, khoảng cách lý tưởng là 2 tiếng. Và nguyên tắc là không ăn món tráng miệng sau bữa tối.
Thiếu protein: Một người khỏe mạnh cần 20-25g protein trong mỗi bữa. Protein giúp cân bằng đường huyết, giảm hàm lượng insulin và thúc đẩy tốc độ chuyển hóa của cơ thể. Protein cũng giúp kiểm soát hormon gây ra cảm giác thèm ăn.
Thực phẩm ít chất béo: Ăn thực phẩm ít chất béo không có nghĩa là không có nguy cơ béo bụng. Những gì cần là đúng loại chất béo. Các chất béo không no chuỗi đơn như dầu oliu, hạt hướng dương hoặc các loại hạt khác giúp loại bỏ mỡ bụng.
Ăn uống theo cảm xúc: Đây là tình trạng bạn có xu hướng ăn nhiều khi quá buồn hay quá vui và là một thói quen rất xấu dẫn đến béo bụng. Tuy khó nhưng bạn cần có ý thức loại bỏ thói quen này.
Ăn đĩa lớn: Trong những bữa tiệc, nên tránh dùng đĩa lớn đựng thức ăn. Đĩa lớn có nghĩa là bạn sẽ có nhiều không gian để đựng nhiều thức ăn.
Bỏ bữa: Bỏ bữa sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn bình thường. Thay vì bỏ bữa, hãy ăn những đồ ăn lành mạnh sau mỗi 2 tiếng.
Cắn miếng to: Hãy đảm bảo cắn miếng nhỏ và nhai đúng cách. Khi cắn miếng to, bạn sẽ ăn hết nhanh hơn và có xu hướng lấy thêm đồ ăn, do vậy sẽ khó kiểm soát được vòng eo.