Con dâu được bố mẹ đẻ cho nhà, mẹ chồng tính kế biến thành nhà riêng

Một người phụ nữ đăng đàn tâm sự, cô kết hôn đã được 5 năm. Vốn tưởng sẽ cùng chồng đi đến cuối đời, chẳng ngờ rằng, đến giờ cô chỉ muốn ly hôn.

Cuộc hôn nhân này khiến cô quá kiệt quệ. Ban đầu cô rất hạnh phúc, đinh ninh rằng sẽ sống tốt với chồng.

"Tôi cứ nghĩ chỉ cần mình cố gắng làm thật tốt, hôn nhân sẽ ổn thỏa. Nhưng đối mặt với mẹ chồng tham lam vô lý, tôi thực sự không còn biết phải tính cách nào để giải thoát cho nhẹ nhõm ngoài cách ly hôn", người phụ nữ ấy viết.

Con dau duoc bo me de cho nha, me chong tinh ke bien thanh nha rieng

Cuộc hôn nhân này khiến tôi quá kiệt quệ (Ảnh minh họa: Sohu).

Ngày mới về làm dâu, như nhiều nàng dâu khác, cô rất háo hức với cuộc sống mới và hết sức để ý đối xử tốt với mẹ chồng. Cô nghĩ dù sao cũng đã là người trong nhà, mẹ chồng lại là người sinh ra chồng cô, đối xử với bà tốt sẽ thuận lợi mọi bề.

Cô thậm chí còn có phần đối xử với mẹ chồng tốt hơn với mẹ ruột. Cô hy vọng gia đình chồng có thể nhìn thấy điều đó mà ghi nhận.  Nhưng trái với mong muốn cầu thân của con dâu, mẹ chồng cô rất giữ khoảng cách, giữ "cái uy" của một bà mẹ chồng. Bà coi việc con dâu chăm sóc, lấy lòng mình là một chuyện đương nhiên nó phải làm không có gì mà cần tỏ ra cảm kích.

"Dần dần tôi cảm thấy rất mệt mỏi khi mối quan hệ này chỉ có một mình tôi cố gắng. Chủ đề mẹ chồng tôi yêu thích nhất là tiền. Mỗi khi nói đến tiền mà bản thân được lợi, bà sẽ rất vui.

Nhưng tôi không thể luôn luôn chạy theo đáp ứng những mong muốn vật chất của mẹ chồng. Tôi quà cáp tặng bà không thiếu thứ gì, bộ bàn ăn bà kê có đến cả đời người trong bếp tôi cũng đã bỏ tiền riêng ra thay, tôi cho em trai chồng tiền mua xe máy đi học... Vậy nhưng, chỉ cần mong muốn nào của mẹ chồng bị tôi từ chối, bà sẽ lập tức khó chịu, chê con dâu ích kỷ.

Gần đây bà thường xuyên trách tôi chỉ biết có bản thân mà không thu vén cho chồng. Chuyện là cách đây khoảng 2 năm, bố mẹ đẻ tôi cảm thấy các cháu ngoại đang dần lớn, trong khi các con lại không có khả năng mua nhà, nên ông bà quyết định đi mua một cái nhà, cho gia đình riêng nhỏ bé của tôi có thể dọn đến ở khi bọn trẻ lớn hơn cần có không gian riêng.

Tạm thời căn nhà vẫn đang cho thuê kiếm thêm đồng ra đồng vào cho vợ chồng tôi mỗi tháng. Tôi có thể sống xởi lởi được với nhà chồng cũng một phần nhờ vào thu nhập thụ động đó.

Vậy nhưng mới đây, khi biết tôi có nhà bố mẹ cho, mẹ chồng hay dò hỏi ngôi nhà đứng tên ai. Biết bố mẹ chưa sang tên nhà cho tôi, mẹ chồng có ý giục tôi về bàn với bố mẹ chuyện sang tên nhà.

Tôi hiểu bà sợ con trai không có phần khi tài sản đó trên danh nghĩa vẫn là của bố mẹ tôi. Nhưng tôi nói với bà, bố mẹ đã hứa cho tôi rồi thì trước sau gì cái nhà cũng là của tôi, tôi không muốn thúc giục bố mẹ phải sang tên ngay nhà.

Mẹ chồng tôi thì muốn chắc chắn, ép tôi bằng được. Nhiều lần tôi gạt đi, bà bực dọc nói: "Nếu không sang tên thì bán cái nhà ấy đi, vợ chồng con mua cái nhà khác đứng tên hai đứa cho thuận vợ thuận chồng". Bà bảo tôi ích kỷ không muốn cho chồng cùng hưởng của hồi môn.

"Bây giờ anh chị vẫn đang sống nhờ trong nhà của tôi, ăn cơm nhà tôi, tôi nói sao chị nên nghe vậy. Con gái đi lấy chồng là người của nhà chồng rồi, đừng nên có lòng riêng. Nếu là người thân thực sự, nhìn em trai chồng sắp lấy vợ chưa có nhà lẽ ra chị cũng cần xắn tay cùng lo lắng. Đằng này, tôi không đòi hỏi. Nhưng còn chồng chị, chị không nghĩ đến nó hay sao", bà đã nói chuyện căng thẳng với tôi tới mức đó.

Tôi cảm thấy mẹ chồng cực kỳ vô lý. Tại sao cứ phải nhất quyết cái nhà đứng tên cả chồng tôi mới là tôi biết nghĩ đến anh ấy!

Hồi nào tới giờ, chúng tôi vẫn sống tốt khi mẹ chồng chưa biết chuyện tôi có nhà do bố mẹ mua cho. Không lẽ căn nhà ấy không sang tên tôi thì sau này chồng tôi sẽ không có chỗ ở hay sao, trừ phi là mẹ chồng cứ tính phương án vợ chồng tôi ly dị.

Từ khi bà biết chuyện, mọi thứ cứ lộn xộn hết lên. Buồn lòng nhất là chồng tôi nghe mẹ tỉ tê, cũng quay sang nghĩ tôi có lòng riêng và đòi tôi chứng minh tình yêu với anh ấy bằng cách sang tên ngôi nhà, điền thêm tên anh ấy vào giấy tờ sở hữu.

Tôi rất hối hận vì lúc đầu đã chọn về chung sống với mẹ chồng. Ngày đó tôi cứ nghĩ về chung sống sẽ giúp mình gần gũi với gia đình chồng hơn, ở riêng xa cách, tôi khó lòng có được tình cảm yêu thương của họ. Giờ xem ra vẫn chỉ một câu là đúng: Khác máu tanh lòng.

Tôi có cố gắng thuận ý mẹ chồng mười, thì chỉ cần một điều trái ý cũng khiến công vun đắp tình cảm đổ sông đổ biển. Bây giờ tôi không chỉ cãi nhau với mẹ chồng mà còn phải cãi nhau cả với chồng. Thực sự mệt mỏi, tôi đã đệ đơn ly hôn.

Điều nực cười là sau khi tôi đệ đơn ly hôn, chính mẹ chồng lại là người thay đổi sắc mặt. Bà nắm tay tôi, mắt rơm rớm như sắp khóc, bảo bà coi tôi như con gái ruột, tại sao tôi lại muốn rời bỏ nhà chồng. Hay chồng tôi làm gì có lỗi với tôi chăng...

Ở với nhau 5 năm, tôi đã nhìn thấu mẹ chồng. Bây giờ bà đang nhập vai diễn mèo khóc chuột. Thấy miếng mỡ trong miệng sắp bay ra ngoài mới mở lời ngọt nhạt khuyên tôi ở lại. Tôi cảm thấy thực sự mệt mỏi khi sống mà phải diễn thế này".

Sau khi nghe câu chuyện, các thành viên diễn đàn khuyên cô nên kiên quyết nói với mẹ chồng, cho dù cuộc hôn nhân của cô có kết cục thế nào, ngôi nhà vẫn sẽ mang tên bố mẹ cô, để xem thái độ mẹ chồng liệu có tiếp tục thay đổi.

Với một bà mẹ chồng có tâm địa tham lam, cô nên tính chuyện tách xa mẹ chồng ra, hạn chế giao tiếp thân tình.

"Chồng bạn cũng có thể bị mẹ chồng ảnh hưởng nếu hàng ngày nghe những lời mẹ tỉ tê. Nếu không thể khiến chồng tỉnh ngộ, thà là mất mái ấm này, vì họ không phải gia đình, tất cả những gì họ quan tâm là nhà của bạn chứ không phải bạn", cư dân mạng bình luận.

Dấu ấn 2 chuyến công du trước khi thôi Chủ tịch nước của ông Nguyễn Xuân Phúc

Trước khi được Trung ương thống nhất để thôi Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, thôi giữ chức Chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc đã để lại nhiều dấu ấn.

Sáng 26/7/2021, ông Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục được Quốc hội khoá XV tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước và tiến hành nghi lễ tuyên thệ.

Từ khi nhậm chức Chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc đã có nhiều hoạt động chính trị, xã hội mang nhiều dấu ấn. Đặc biệt, trong các chuyến công du của mình, ông Nguyễn Xuân Phúc đã để lại nhiều ấn tượng với bạn bè quốc tế và mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia.

Gần đây nhất là chuyến công du tại Hàn Quốc và Indonesia trong tháng 12/2022, ông Nguyễn Xuân Phúc đã tạo được nhiều dấu ấn.

Dau an 2 chuyen cong du truoc khi thoi Chu tich nuoc cua ong Nguyen Xuan Phuc
 Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol chủ trì lễ đón trọng thể Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc theo nghi thức cao nhất.

Đầu tháng 12/2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam đã thăm cấp Nhà nước tới Đại Hàn Dân Quốc - chuyến thăm cấp cao nhất của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam tới Hàn Quốc kể từ khi nước này có Tổng thống mới.

Kết quả nổi bật nhất của chuyến thăm là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Yoon Suk Yeo đã Tuyên bố nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược toàn diện và ra Tuyên bố chung Việt Nam - Hàn Quốc. Việc nâng cấp quan hệ là dấu mốc lịch sử, mở ra một thời kỳ phát triển mới, mạnh mẽ và thực chất hơn nữa đối với quan hệ hai nước.

Bên cạnh đó, hai bên cũng đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng về các phương hướng lớn và biện pháp cụ thể để đưa quan hệ hai nước phát triển theo đúng tinh thần của khuôn khổ quan hệ mới.

Trong chuyến thăm này, các cơ quan và doanh nghiệp hai bên đã ký kết 24 văn kiện hợp tác, trong đó có 16 thỏa thuận hợp tác, cam kết giao ước, đề xuất đầu tư mới và mở rộng với tổng giá trị ước tính khoảng 15 tỷ USD.

Vào những ngày cuối cùng của năm 2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia - một trong những đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam.

Trong chuyến thăm, hai bên đã ký kết và trao đổi 3 thỏa thuận hợp tác quan trọng trong các lĩnh vực phòng chống khủng bố; hợp tác đấu tranh chống tội phạm buôn bán ma túy, chất hướng thần và tiền chất; hợp tác năng lượng và tài nguyên khoáng sản. Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao việc hai nước hoàn tất đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982.

Về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, hai bên khẳng định thúc đẩy tăng trưởng thương mại theo hướng cân bằng và bền vững; phấn đấu đạt 15 tỷ USD hoặc cao hơn trước năm 2028. Chủ tịch nước đã đề nghị Indonesia xóa bỏ các rào cản thương mại và các biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa của Việt Nam, mở cửa hơn nữa cho xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận thị trường Indonesia và hợp tác phát triển ngành công nghiệp Halal phù hợp với văn hóa Hồi giáo. 

Lãnh đạo hai bên khẳng định tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực quan trọng khác, nhất là quốc phòng, an ninh, hợp tác biển, tăng cường kết nối, giao lưu nhân dân, địa phương và doanh nghiệp. Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam sẽ tích cực ủng hộ Indonesia đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2023, góp phần tăng cường đoàn kết ASEAN và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN.

Biết con dâu có bầu với hàng xóm, mẹ chồng mừng rơi nước mắt

Đêm về suy nghĩ, tôi thương con dâu rớt nước mắt. Ai đời mẹ chồng lại đi bao che cho con dâu ngoại tình như tôi?

Có lẽ nhiều người sẽ không tin, nhưng đúng là tôi thương con dâu hơn con gái ruột. Con trai tôi nó là đứa thế nào tôi biết chứ. Từ nhỏ nó đã bất trị, suốt ngày đi chơi với đám bạn xấu. Thành ra tôi chưa từng hy vọng con mình sẽ lấy được vợ.

Ngày con trai dẫn bạn gái về ra mắt, tôi đã lựa lời nói với con bé: "Cháu với nó không hợp nhau đâu. Bác khuyên thật, cháu phải nghĩ lại đi".