Có tài khoản định danh điện tử, căn cước công dân 'bỏ tủ cất đi'

Sau khi đăng ký tài khoản định danh điện tử sẽ được tích hợp thông tin của thẻ căn cước công dân, người dân sẽ không phải mang theo bản cứng bên mình.

Chiều 18/7, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) ra mắt ứng dụng định danh điện tử (VNeID).

Theo Cục C06, hiện các đơn vị của Bộ Công an đã thu thập được gần 6 triệu hồ sơ đăng ký định danh điện tử và đã phê duyệt, kích hoạt cho 10 công dân đầu tiên để sử dụng tài khoản này.

Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (mã số định danh cá nhân), mật khẩu. Tài khoản này được tạo bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.

Co tai khoan dinh danh dien tu, can cuoc cong dan 'bo tu cat di'

Những công dân đầu tiên được phê duyệt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử.

Trung tá Nguyễn Thành Vĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư cho biết, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử có hai cấp độ.

“Mức một, công dân có thể trải nghiệm một số tiện ích cơ bản như đọc báo, khai báo y tế... Để đăng ký online, người dùng tải ứng dụng VNeID từ CH Play hoặc App Store. Khi tài khoản được phê duyệt, người dùng sẽ nhận được mật khẩu qua tin nhắn điện thoại, sau đó chỉ cần đăng nhập và sử dụng. Mức hai, người dân có thể sử dụng tất cả các dịch vụ tiện ích mà Bộ Công an cùng các bộ ngành liên quan xây dựng, liên kết”, Trung tá Nguyễn Thành Vĩnh cho biết.

Co tai khoan dinh danh dien tu, can cuoc cong dan 'bo tu cat di'-Hinh-2

Trung tá Nguyễn Thành Vĩnh thông tin tại cuộc họp báo.

Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư cũng cho biết thêm, ở mức hai, người dùng phải đến trực tiếp công an địa phương cung cấp số điện thoại, email, để đăng ký. Ai có nhu cầu tích hợp các loại giấy tờ Giấy phép lái xe, Đăng ký xe, thẻ Bảo hiểm y tế,... cần mang theo các giấy tờ gốc để đối chiếu.

Đặc biệt, khi người dân được kích hoạt tài khoản định danh có thể tích hợp mọi thông tin trên Căn cước công dân gắn chíp. Từ đó sẽ "cho ra đời" một "căn cước công dân điện tử thay thế căn cước bản cứng. Người dân sẽ không cần mang theo bản cứng căn cước công dân, tất cả thao tác đều trên điện thoại.

Có nên cấp căn cước nhân dân thay chứng minh nhân dân?

(Kiến Thức) - Theo dự định của cơ quan thẩm quyền, bắt đầu từ ngày 1/7/2015 sẽ thực hiện cấp "Căn cước công dân", thay cho "Giấy chứng minh nhân dân" 9 số và "Chứng minh nhân dân" 12 số hiện hành. 

 
Đặc biệt có cả dự định bãi bỏ "Giấy khai sinh" đối với trẻ sơ sinh từ ngày 1/7/2015 tới, để cấp luôn "Căn cước công dân" cho trẻ. Tuy nhiên, tôi muốn kiến nghị cơ quan chức năng, đến ngày 1/7/2015 vẫn cho tồn tại "Giấy chứng minh nhân dân" 9 số và "Chứng minh nhân dân" 12 số còn hạn sử dụng. Đồng thời, không bắt buộc những người có "Giấy chứng minh nhân dân" 9 số phải đổi lên 12 số. 

Bộ Công an đề xuất thêm nhiều quy định mới liên quan đến CCCD

Việc giới hạn phạm vi chỉ bao gồm một số nhóm thông tin (họ, tên, năm sinh…) của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ gây khó khăn khi triển khai Đề án 06.

Do đó, Bộ Công an đề xuất bổ sung một số nhóm thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm: Số CMND cũ, người giám hộ, người được giám hộ, thông tin về người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam…

Đặc biệt, Bộ Công an đề xuất chỉnh lý tên gọi cơ sở dữ liệu CCCD thành cơ sở dữ liệu căn cước. Đồng thời bổ sung một số nhóm thông tin vào cơ sở dữ liệu căn cước gồm: Thông tin sinh trắc học (mống mắt, ADN, giọng nói), thông tin về người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định tại Việt Nam, tài khoản định danh điện tử.

Nếu thực hiện những đề xuất trên, Bộ Công an cho rằng cơ quan quản lý nhà nước không phải thực hiện các hoạt động điều tra, thu thập thông tin của công dân và người không quốc tịch nhưng sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam một cách đơn lẻ; giảm nhân lực và đầu mối cần bố trí để quản lý thông tin cá nhân.

Bo Cong an de xuat them nhieu quy dinh moi lien quan den CCCD
 Ảnh minh họa.

Bộ Công an cũng đề xuất bổ sung quy định về cấp giấy chứng nhận căn cước cho người không quốc tịch nhưng đã sinh sống ổn định, lâu dài tại Việt Nam (người gốc Việt được sinh ra tại Việt Nam hoặc người gốc Việt được sinh ra tại nước ngoài nhưng đã trở về Việt Nam sinh sống liên tục từ 5 năm trở lên).

Xét xử gian lận thi cử Hà Giang: Vợ và em gái ông Triệu Tài Vinh vắng mặt

(Kiến Thức) - Phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử Hà Giang, bà Phạm Thị Hà, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Hà Giang, vợ cựu Bí thư Triệu Tài Vinh và bà Triệu Thị Giang (em cựu bí thư), Phó phòng Kinh tế đối ngoại thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư vắng mặt.

Sáng ngày 14/10, TAND tỉnh Hà Giang đã mở lại phiên sơ thẩm xét xử 5 bị cáo liên quan vụ nâng điểm thi THPT quốc gia 2018 xảy ra tại tỉnh này. Trước đó, phiên tòa đã phải hoãn xử do vắng mặt hàng loạt người làm chứng.
Phiên tòa sáng 14/10, do Thẩm phán Vương Thị Thu Hà làm chủ tọa.