Cổ phiếu SHB của bầu Hiển tiếp tục tăng trần, khối lượng giao dịch cực ‘khủng’

(Vietnamdaily) - SHB tiếp tục có phiên trần thứ 4, ghi nhận khối lượng giao dịch kỷ lục trong 2 năm qua.

Đóng cửa phiên giao dịch 3/2, chỉ số VN-Index tăng 2,24 điểm, tương ứng tăng 0,25% lên 884,43 điểm; HNX-Index tăng 0,55% lên 110,18 điểm và chỉ có UPCoM-Index giảm nhẹ 0,1% xuống 54,99 điểm.

Chỉ số VN30-Index có 13 mã tăng, 13 mã giảm và 4 mã đứng giá, song VN30-Index xanh nhờ sự bứt tốc của GAS, SAB và STB. Ở chiều ngược lại, VPB, SBT và PLX dẫn dầu nhóm với mức giảm hơn 1%.

Khối ngoại bán ròng gần 300 tỷ đồng trên sàn HoSE và hơn 27 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu MSN, VIC, STB trên sàn HoSE. PVS, SHB là các mã bị bán ròng tại sàn HNX, với giá trị bán ròng chủ yếu tập trung ở PVS.

Co phieu SHB cua bau Hien tiep tuc tang tran, khoi luong giao dich cuc ‘khung’
 SHB vẫn là ngôi sao sáng trong nhóm ngân hàng.

Nhóm ngân hàng kết phiên phân hóa, “anh cả” VCB, BID, CTG hay VPB đều giảm từ 0,5 đến 1% thì SHB của ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) tiếp tục tăng trần liên tiếp 4 phiên.

Cụ thể, kết phiên 2/3, SHB tiếp tục có phiên tăng trần lên mức giá 10.500 đồng/cp, đây là lần đầu tiên thị giá SHB trên mức mệnh giá trong hơn kể từ mức đổ đèo tháng 7/2018.

Hơn thế nữa, khối lượng khớp lệnh của SHB vọt lên gần 55 triệu cổ phiếu, cao nhất trong vòng 2 năm qua, chỉ đứng sau phiên 12/1/2018 (58,7 triệu cổ phiếu).

Với mức tăng trần này, SHB tiếp tục là nhân tố chủ chốt trong việc giúp duy trì sắc xanh của HNX-Index, khi đóng góp vào 0,59% đà tăng của chỉ số này, tương ứng với 0,65 điểm.

Co phieu SHB cua bau Hien tiep tuc tang tran, khoi luong giao dich cuc ‘khung’-Hinh-2
 SHB tăng từ đầu năm rồi đổ đèo từ đầu tháng 4/2018.

Không kém cạnh SHB, một cổ phiếu khác của bầu Hiển là SHS cũng đóp góp tích cực vào sắc xanh của HNX-Index. Trong phiên 3/2, SHS tăng 3,8% lên mức 8.200 đồng/cp. Đà tăng của SHS song song với đà tăng của SHB trong thời gian qua.

Ở nhóm bất động sản, sắc xanh có phần chiếm ưu thế ở VHM, VRE, NVL, BCM,…

Nhóm cổ phiếu “họ FLC” cũng phân hóa với AMD trần, HAI tăng 5%, trong khi FLC và KLF dậm chân tại chỗ. GAB cũng đã chững lại và lùi nhẹ dưới tham chiếu. Điểm giống nhau giữa các mã nhóm này là đều bị khối ngoại bán ròng. 

SHB báo lãi 2019 lập đỉnh, song cổ phiếu vẫn lẹt đẹt dưới mệnh giá

(Vietnamdaily) - Năm 2019, SHB đạt lãi ròng lớn nhất từ trước đến nay với 2.458 tỷ đồng, song cổ phiếu của nhà băng này vẫn lẹt đẹt dưới mệnh giá khi quanh mốc 8.000 đồng/cổ phiếu.

Trong năm 2019, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) ghi nhận tới 7.890 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng mạnh 42% so với năm 2018.

Trong khi các nhà băng khác giảm hoặc tăng trưởng kém ở mảng kinh donah ngoại hối thì SHB báo tăng vọt 153% lên mức 156 tỷ đồng. Tương tự, mua bán chứng khoán đầu tư cũng khả quan với 471 tỷ đồng, tức tăng 69%. Hoạt động khác đạt 192 tỷ đồng lãi thuần, tăng 47%.

Mặc cho nhóm ngân hàng đỏ lửa, cổ phiếu SHB của bầu Hiển vẫn tăng gần 39%

(Vietnamdaily) - Trong khi nhiều cổ phiếu trong nhóm ngân hàng giảm điểm trong phiên 28/2 nói riêng và trong cả tuần giao dịch 24-28/2 nói chung thì cổ phiếu SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội lại nổi lên như một ngôi sao sáng.
 

Kết phiên 28/2, cổ phiếu SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (HNX: SHB) có giá 9.600 đồng/cp, xác lập mức tăng trần trong 3 phiên từ 26-28/2, tương ứng tăng hơn 39% trong vòng 1 tuần qua.

Đà tăng của SHB diễn ra trong bối cảnh hầu như các cổ phiếu trong ngành đều giảm sút. Tính trong 1 tuần qua, từ phiên 24-28/2, cổ phiếu VCB giảm gần 8%, cổ phiếu BID giảm hơn 11%,…

DongABank thiệt hại ra sao khi đại gia Phùng Ngọc Khánh chỉ đạo dùng tài sản đảm bảo 'ảo' vay hơn 600 tỷ đồng

Việc lập hồ sơ vay vốn đều là khống; số tiền DAB giải ngân được Phùng Ngọc Khánh chỉ đạo chuyển lòng vòng để thanh toán các khoản nợ trong nhóm M&C.

DongABank thiet hai ra sao khi dai gia Phung Ngoc Khanh chi dao dung tai san dam bao 'ao' vay hon 600 ty dong
Dự án Saigon One Tower - trụ sở của nhiều công ty trong nhóm M&C kéo hàng loạt "đại gia" vướng vòng lao lý.

Cáo trạng vụ án sai phạm tại Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank - DAB) giai đoạn 2 truy tố ông Trần Phương Bình, nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB và 11 bị can thực hiện hành vi gây thiệt hại cho DAB hơn 8.827 tỷ đồng.

Trong đó bao gồm hành vi Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, cho 4 nhóm khách hàng (gồm M&C, Hiệp Phú Gia, Đồng Tiến, Tân Vạn Hưng) gây thiệt số tiền hơn 8.751 tỷ đồng; hành vi Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền hơn 75 tỷ đồng.

Bài này BizLIVE đề cập tới sai phạm cho vay thuộc nhóm khách hàng M&C của bị can Phùng Ngọc Khánh, cụ thể là với Công ty TNHH An Bình An.

Cáo trạng nêu, Công ty TNHH An Bình An thành lập tháng 6/2005; trụ sở chính tại số 64 đường D2, Cư xá 30/4, quận Bình Thạnh, TP.HCM; vốn điều lệ 10 tỷ đồng; người đại diện theo pháp luật là ông Lê Trọng Nhi, Giám đốc. 

Từ 1/8/2009 đến 28/12/2011, Công ty TNHH An Bình An thực hiện vay vốn tại DAB 3 khoản vay, với tổng số tiền 730 tỷ đồng. Tính đến ngày 24/12/2018, Công ty đã tất toán được 1 khoản vay với số tiền 100 tỷ đồng, hiện còn dư nợ tại DAB 2 khoản vay, với số tiền dư nợ gốc 605 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo cho các khoản vay còn dư nợ là 25.000 trái phiếu của Công ty CP M&C và Quyền khai thác kinh doanh 25.920m2 tháp căn hộ 38 tầng thuộc Dự án Sài Gòn - Ba Son. 

Cụ thể, ngày 4/4/2011, Lê Trọng Nhi, Giám đốc Công ty An Bình An ký, đề nghị vay của DAB Chi nhánh quận 4 số tiền 180 tỷ đồng; mục đích đầu tư mua trái phiếu Công ty CP M&C để đầu tư vào dự án Spring Walk An Phú (dự án 7,6 hecta phường An Phú, quận 2); tài sản đảm bảo là 25.000 trái phiếu của Công ty CP M&C (mệnh giá 10 triệu đồng/trái phiếu); lãi suất 24%/năm.

Sau khi được DAB ký hợp đồng và giải ngân, số tiền 180 tỷ được Phùng Ngọc Khánh sử dụng như sau: trong ngày 10/5/2011, Công ty An Bình An chuyển 40 tỷ đồng cho Công ty CP M&C. Công ty M&C thực hiện chuyển khoản 4,788 tỷ đồng cho Nguyễn Vĩnh Thụy để trả lãi quá hạn tại DAB Sở Giao dịch; chuyển 5,604 tỷ đồng cho ông Cao Thụy Anh để trả lãi quá hạn tại DAB Sở Giao dịch; chuyển 2,706 tỷ đồng cho Nguyễn Trọng Thắng, sau đó, Nguyễn Trọng Thắng chuyển lại cho Công ty M&C 2,734 tỷ đồng, để trả lãi trong hạn của Công ty M&C tại DAB Quận 9; chuyển 6,528 tỷ đồng cho Bạch Tiến Nam để trả lãi quá hạn tại DAB Sở Giao dịch; số tiền 23,492 tỷ đồng, được sử dụng để trả lãi cho các hợp đồng vay của Công ty CP M&C phát sinh tại DAB Chi nhánh quận 9.

Cáo trạng nêu, việc lập hồ sơ mua bán trái phiếu giữa Công ty An Bình An với Công ty M&C và Nguyễn Trọng Thắng chỉ là hình thức. Số trái phiếu của Công ty M&C mà Thắng mua trước đây là sử dụng tiền vay tại DAB để mua. Bản thân Thắng là người làm thuê cho Phùng Ngọc Khánh, nên việc ký hợp đồng mua bán trái phiếu mục đích để hoàn thiện hồ sơ vay, tiền vay được Khánh sử dụng để trả nợ gốc, lãi cho các khoản vay của các công ty và cá nhân trong Nhóm khách hàng M&C tại DAB, không có việc mua bán thực. Thực tế khoản vay này chỉ nhằm mục đích lấy tiền để trả gốc và lãi cho khoản vay của Thắng. 

Đối với trái phiếu do Công ty M&C phát hành không có giá trị pháp lý và không có giá trị để làm tài sản bảo đảm vì Công ty M&C không đủ điều kiện để phát hành trái phiếu. Cả 2 lần Công ty M&C phát hành trái phiếu với mục đích đầu tư vào dự án tại Spring Walk nhưng Công ty không phải là chủ đầu tư dự án; dự án này mới chỉ được UNBD TP.HCM chấp thuận về nguyên tắc cho Công ty M&C và Công ty Đại Tín được hợp tác xây dựng khu Tái định cư liên hợp thể dục thể thao phường An Phú, quận 2. 

Tương tự, ngày 3/12/2011 Công ty An Bình An do Lê Trọng Nhi làm đại diện tiếp tục thực hiện vay 450 tỷ đồng tại DAB với để hợp tác đầu tư tháp căn hộ 38 tầng thuộc Dự án Sài Gòn - Ba Son.