Có nước trên sao Hỏa, liệu sự sống có tồn tại?

NASA công bố việc phát hiện có nước trên sao Hỏa, nhiều bằng chứng được đưa ra, mở ra hi vọng về sự sống trên hành tinh Đỏ.

Mới đây, một buổi hội nghị khoa học nhằm công bố việc phát hiện có nước trên sao Hỏa được tổ chức tại trụ sở NASA ở Washington, Mỹ.
Co nuoc tren sao Hoa, lieu su song co ton tai?
 Google thay đổi giao diện nhân sự kiện Nasa công bố phát hiện mang tính bước ngoặt trong lĩnh vực khoa học vũ trụ - "có nước trên sao Hỏa".
Sau 55 năm, kể từ khi con người bắt đầu khám phá sao vào năm 1960, phát hiện có nước trên bề mặt sao Hỏa mang tính bước ngoặt này sẽ mở ra công cuộc chinh phục vũ trụ, tìm hiểu về sự sống ngoài trái đất... trong tương lai.
Co nuoc tren sao Hoa, lieu su song co ton tai?-Hinh-2
 
NASA đã khẳng định các dấu vết "kỳ quái" phát hiện trên hành tinh Đỏ - sao Hỏa là dấu hiệu của nước chảy trên hành tinh, và vùng có nước có thể lớn hơn cả Bắc Băng Dương.
NASA đã khẳng định đã tìm thấy bằng chứng của nước chảy trên hành tinh Đỏ bằng các nghiên cứu các dấu vết trong rãnh trên hành tinh này. Các dấu vết, hoặc dòng chảy theo mùa, được phát hiện vào năm 2011 trên Sao Hỏa ảnh Reconnaissance Orbiter. Ghi nhận nó thay đổi, kéo dài và đậm màu trên sườn núi đá từ thời điểm từ cuối mùa xuân đến đầu mùa thu .
Co nuoc tren sao Hoa, lieu su song co ton tai?-Hinh-3
 Vệt/rãnh thay đổi theo mùa - "sườn dốc biến thiên định kỳ".
Jujendra Ojha - ứng viên tiến sĩ khoa học hành tinh ở Viện công nghệ Georgia chính là người khám phá có thể có nước mặn chảy trên Sao Hỏa năm 2011.
Lujendra Ojha cho biết, việc phát hiện ra những "sườn dốc biến thiên định kỳ" cùng hòn đá tạo nên từ muối lăn trên những vị trí này đã cho thấy dấu hiệu của dòng nước. Những vệt kéo dài, thay đổi theo mùa là bằng chứng đầu tiên của nước từng được tìm thấy trên hành tinh khác và cũng là bước đầu tiên khẳng định có thể có sự tồn tại trên một hành tinh ngoài xa.
Những vệt nước xuất hiện ở một số địa điểm trên sao Hỏa khi nhiệt độ âm 10 độ F (âm 23 độ C), và biến mất vào những thời điểm lạnh hơn.
Co nuoc tren sao Hoa, lieu su song co ton tai?-Hinh-4
 Hình ảnh sau khi phân tích màu quang phổ cho thấy ngoài nước ở dạng lỏng thì Sao Hỏa còn có Pyroxen - khoáng vật silicat tạo đá quan trọng được tìm thấy trong các đá magma và đá biến chất.
Ở nhiệt độ này nước vẫn ở dạng lỏng do sự xuất hiện của các loại muối đã hạ điểm đóng băng của nước xuống thấp hơn 0 độ C. Do đó, nước trên Sao Hỏa mặn hơn so với Trái đất.
Phát hiện có nước trên sao Hỏa với việc có sự sống trên sao Hỏa?
Bằng cách nghiên cứu các bước sóng hồng ngoại từ những dòng chảy, các nhà nghiên cứu tin rằng các dấu hiệu nước chảy có khả năng do có sự hiện diện của muối ngậm nước.
Đây là bằng chứng đầu tiên của nước được tìm thấy trên một hành tinh khác và thậm chí có thể có một đại dương bên dưới bề mặt sa mạc băng giá của sao Hỏa.
Việc phát hiện ra bằng chứng nước tồn tại trên sao Hỏa như một dấu hiệu cho thấy các nhà nghiên cứu có cơ hội tìm ra sự sống đã tồn tại hoặc sẽ tồn tại ở đây.
Mặc dù, sự có mặt của nước và muối không đảm bảo cho sự sống trên sao Hỏa, tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã so sánh với sa mạc Atacama về sự tồn tại của sự sống.
Trong điều kiện khô cằn của sa mạc Atacama ở Nam Mỹ, cũng có muối và có nước trong không khí và các nhà nghiên cứu đã ghi nhận vi khuẩn sống sót và "trú ẩn tại đây".
Tuy nhiên, ông Michael Meyer của NASA cho biết không chỉ vì một cái gì đó trông giống nhau không có nghĩa là nó là như nhau. Và họ vẫn tiếp tục tìm kiếm sự sống, khám phá, thâm nhập vào các khu vực khác...
Co nuoc tren sao Hoa, lieu su song co ton tai?-Hinh-5
 Các chuyên gia đã sử dụng một chương trình máy tính để lọc ra các vùng tối và sáng để quan sát rõ bề mặt.
Co nuoc tren sao Hoa, lieu su song co ton tai?-Hinh-6
 Các nhà khoa học nghiên cứu dòng chảy theo mùa tại bốn địa điểm, bao gồm cả các miệng núi lửa Horowitz, Coprates Chasma (ảnh trái), hố Palikir và miệng núi lửa Hale. Còn được gọi là "sườn dốc biến thiên định kỳ" (RSL), thành phần khoáng chất của nó có thể được nhìn thấy bằng cách nghiên cứu các bước sóng hồng ngoại (ảnh phải) .
Co nuoc tren sao Hoa, lieu su song co ton tai?-Hinh-7
 Bản đồ cho thấy những nơi mà dòng chảy theo mùa đã được phát hiện. Khu vực màu đỏ và màu vàng đại diện cho vùng có đặc điểm địa chất cao, trong khi các khu vực màu xanh lá cây và màu xanh thấp hơn.
Co nuoc tren sao Hoa, lieu su song co ton tai?-Hinh-8
 Các nhà nghiên cứu cho biết "dải hấp thụ" được tạo ra bởi cả hai nước ở dạng lỏng và muối ngậm nước.
Co nuoc tren sao Hoa, lieu su song co ton tai?-Hinh-9
 Một sườn dốc "biến thiên định kỳ". Magnesium clorat, magiê và natri perchlorate perchlorate monohydrat được cho là các chất còn lại khi nước ngâm muối bốc hơi.
Co nuoc tren sao Hoa, lieu su song co ton tai?-Hinh-10
Đồ họa về sự phân bố perchlorates trên sao Hỏa. Các điểm đỏ là muối đã được phát hiện tại đây. 

Co nuoc tren sao Hoa, lieu su song co ton tai?-Hinh-11
 Đồ họa đơn giản cho thấy cách perchlorates có thể mất độ ẩm từ không khí và biến nó thành nước.
Co nuoc tren sao Hoa, lieu su song co ton tai?-Hinh-12
 Biểu đồ cho thấy các bước sóng của muối ngậm nước phát hiện ở miệng núi lửa Horowitz. Các nhà nghiên cứu tin rằng nước ở dạng lỏng có thể hòa tan các perchlorates trong đất trên bề mặt của sao Hỏa trước khi tái kết tủa chúng với liều lượng cao hơn. Muối cũng có thể hình thành cái gọi là hợp chất ngậm nước ổn định và các chất lỏng bằng cách hấp thụ hơi nước từ không khí.

NASA xác thực phát hiện nước trên sao Hỏa

(Kiến Thức) - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa lên tiếng xác thực phát hiện nước trên sao Hỏa, vệt nước có chiều dài khoảng 100m chảy dốc.

Theo thông báo mới nhất, các nhà nghiên cứu của NASA đã phát hiện nước trên sao Hỏa, làm dấy lên hi vọng có sự sống tồn tại trên bề mặt của hành tinh đỏ.

NASA xac thuc phat hien nuoc tren sao Hoa
Hình ảnh vết tích của nước chảy trên bề mặt sao Hỏa trong ảnh do NASA cung cấp.
Cụ thể, tàu thám hiểm không gian Mars Reconnaissance Orbiter của NASA phát hiện những vệt dài khoảng 100m chảy dốc trên bề mặt sao Hỏa. Đó là những đường rãnh sẫm màu xuất hiện theo mùa tại nhiều điểm trên bề mặt sao Hỏa, là kết quả của dòng nước mặn chảy xuống các sườn dốc, hình thành từ dòng nước chảy không liên tục.

Trong lịch sử nghiên cứu sao Hỏa, các nhà khoa học phát hiện có nước đóng băng ở hai cực sao Hỏa, các vũng nước nhỏ hình thành ban đêm trên bề mặt. Ba nhà khoa học NASA là tác giả của báo cáo trên là những người đầu tiên phát hiện các vệt nước trên năm 2011 và đưa ra giả thuyết về dòng chảy trên sao Hỏa.

Các nhà nghiên cứu phân tích sơ đồ hóa học trên bề mặt sao Hỏa do tàu không gian Mars Reconnaissance Orbiter thu được và phát hiện dấu vết của muối phát lộ, vốn chỉ có trong nước ở các dòng kênh hẹp chảy qua những vách đá xuyên suốt vùng xích đạo của sao Hỏa.

Họ đưa ra vài giả thuyết cho rằng, có thể nó là băng tan chảy dưới bề mặt, hoặc là kết quả của lượng muối dồi dào trong lòng đất sao Hỏa hút nước từ bầu khí quyển, hoặc cũng có thể là chất lỏng sủi lên từ tầng nước ngầm.

Tuyên bố phát hiện nước trên sao Hỏa này của NASA được đánh giá là to lớn nhưng vẫn rất nhỏ so với số lượng nước ở sông, hồ và những đại dương rộng lớn, được cho là đã từng chảy trên bề mặt Sao Hỏa hàng tỉ năm trước.

Sao Hỏa là hành tinh giống Trái đất nhiều nhất với biển nước mặn ấm áp và những hồ nước ngọt. Nhưng vì chuyện nào đó xảy ra mà hành tinh này đã bị mất nguồn nước của nó.

Kỳ bí những bức tượng lạ dưới lòng đại dương

Các bức tượng lạ dưới lòng đại dương này cho thấy sự sáng tạo và trí tưởng tượng vô hạn của con người.

Ky bi nhung buc tuong la duoi long dai duong
Tượng nữ thần Amphitrite, đảo Grand Cayman: Bức tượng nữ thần biển nặng 272 kg này nằm cách bờ 50 m, ở mũi tây nam của hòn đảo. Du khách có thể lặn xuống độ sâu 15 m và ngắm nhìn bức tượng lạ kỳ có dạng nàng tiên cá này. Ảnh: Justin Lewis.