Có nên thay tượng Phật?

Bạn muốn thay tượng Phật cũ bằng tượng mới thì cứ tiến hành.

HỎI: Nhà tôi hiện đang thờ tượng Phật bằng chất liệu thạch cao nên không tiện lắm khi “tắm Phật”. Nay tôi muốn đổi tượng Phật bằng chất liệu đá hoặc gỗ có được không? Một số đạo hữu khuyên tôi, nếu thỉnh thêm tượng mới thì được, còn tượng Phật cũ thì không nên thay đổi. Mong quý Báo cho ý kiến.
(NGÂN, jenny_ngan157@yahoo.com)
ĐÁP:
Bạn Ngân thân mến!
Những ý kiến như “thỉnh thêm tượng mới thì được, còn tượng Phật cũ thì không nên thay đổi” chỉ là nhận thức và kinh nghiệm cá nhân. Cho nên, những ý kiến đó không có giá trị quy chuẩn về thờ tự trong Phật giáo. Vì vậy, nếu bạn muốn thay tượng Phật cũ bằng tượng mới (vì nhiều lý do chính đáng khác nhau) thì cứ tiến hành.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Vấn đề là sau khi tìm được pho tượng Phật vừa ý thì nên thỉnh chư Tăng đến nhà làm lễ an vị tượng mới, cầu an cho gia đạo. Còn pho tượng cũ, có thể đem gửi lên chùa nhờ chư Tăng (Ni) tịnh hóa hoặc nếu ở TP.HCM thì có thể gửi vào Trung tâm Tịnh hóa (trụ sở chính, chùa Phổ Quang, 64/3 Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình - ĐT: 083.9977.100 - Email: trungtamtinhhoa@gmail.com).
Tại chùa hoặc Trung tâm Tịnh hóa, những pho tượng cũ (còn khôi phục được) sẽ được sơn sửa rồi cúng dường cho các Phật tử hữu duyên thờ phụng.
Chúc bạn tinh tấn!
TỔ TƯ VẤN

Cúng giỗ cách nào là hợp lý nhất?

Người Phật tử cúng giỗ thì tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể, tùy duyên mà tưởng niệm, cúng kiếng.

HỎI: Tôi thấy: 1. Có nhà đến ngày giỗ, chỉ chưng hoa trái lên bàn thờ, thắp nhang khấn vái cầu nguyện cho ông bà siêu thoát. Còn con cháu họp mặt và quây quần dùng bữa cơm gia đình, không có bày mâm cỗ cúng kiếng. 2. Có nhà thì tổ chức cỗ bàn cúng kiếng quy mô. Sau khi cúng xong thì ăn nhậu thỏa thích, có khi anh em thân tộc còn gây gổ, đánh nhau làm mất tình cảm bà con dòng tộc. 3. Có nhà thì không cúng đúng vào ngày giỗ mà chọn ngày Chủ nhật để con cháu sum vầy. 4. Có nhà thì phân công mỗi người con làm giỗ một năm, khách ai thì nấy mời.

10 bức tượng Phật cao nhất thế giới

(Kiến Thức) - Đức Phật Di Lặc của Ấn Độ cao 152m, tượng Spring Temple Buddh ở Trung Quốc cao 128m... là những pho tượng Phật cao nhất thế giới.

Bức tượng Phật Di Lặc trong tư thế đứng thẳng, cao 72m, nằm bên cạnh hồ Emei, ở thị trấn Emei, gần Beipu, thuộc tỉnh Xinzhu, Đài Loan.
 Bức tượng Phật Di Lặc trong tư thế đứng thẳng, cao 72m, nằm bên cạnh hồ Emei, ở thị trấn Emei, gần Beipu, thuộc tỉnh Xinzhu, Đài Loan.

Cầu siêu người chết đã lâu, họ có lợi gì không?

Cầu siêu cho người thân đã mất rất lâu rồi là chuyện bình thường và nên làm...

HỎI: Hiện nay tôi thấy một hiện tượng phổ biến là chùa chùa cầu siêu, nhà nhà cầu siêu, người người cầu siêu. Nhưng tôi được biết, Phật giáo Nguyên thủy cho rằng sau khi chết thì thần thức liền tái sanh. Còn Phật giáo Phát triển cho rằng có thể trải qua tối đa là 49 ngày thì thần thức cũng theo nghiệp mà tái sanh vào lục đạo. Vậy thì sau 49 ngày hay người thân đã chết lâu rồi mà chúng ta cứ tổ chức lễ cầu siêu (giải oan-bạt độ-chẩn tế) để cho các vong linh ấy siêu thoát là sao? Họ có lợi ích gì không? Ý nghĩa cầu siêu trong Phật giáo là gì?