Có nên cho bé uống sữa vào buổi tối không?

Việc uống sữa hàng ngày mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cho trẻ uống sữa vào buổi tối có tốt không là vấn đề nhiều cha mẹ quan tâm.

Như chúng ta đều biết việc uống sữa hàng ngày mang lại rất nhiều lợi ích cho bé, các mẹ thường cho con uống sữa vào mỗi buổi sáng hoặc giữa buổi và nghĩ rằng đây là thời điểm tốt nhất để cho trẻ uống sữa. Có thể các mẹ chưa biết rằng việc cho trẻ uống sữa vào buổi tối mang lại cho bé yêu rất nhiều lợi ích như giúp trẻ ngủ ngon hơn, tăng cường canxi, tăng cơ hội phát triển chiều cao,… Để hiểu rõ hơn về tác dụng của việc cho trẻ uống sữa vào buổi tối, các mẹ nên tham khảo bài viết dưới đây:
Theo các bác sĩ nhi khoa việc cho trẻ uống sữa trước khi đi ngủ mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Co nen cho be uong sua vao buoi toi khong?
Ảnh minh họa. 
Liều thuốc giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn
Thật vậy, các mẹ nên cho trẻ uống sữa trước khi đi ngủ, vì đây được xem là liều thuốc giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn. Việc cho trẻ uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ thư giãn tối ưu và cải tiện chất lượng giấc ngủ bởi những dưỡng chất có trong sữa.
Giúp tăng cường canxi cho cơ thể
Sữa luôn được xem là một trong số ít các thực phẩm lành mạnh mà có thể ăn/uống trước khi đi ngủ vào ban đêm. Sữa tươi chứa nhiều canxi, giúp hệ xương của bé khỏe mạnh và đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần để hồi phục và sản sinh năng lượng cho ngày mới.
Giúp tăng khả năng hấp thu
Bình thường việc uống sữa trong ngày sẽ vẫn từ từ giúp bé hấp thụ được các protein, nhưng khi cho trẻ uống sữa vào ban đêm nó sẽ cung cấp cho cơ thể những cơ hội tốt nhất và cho sự hấp thụ tối đa.
Có thể bạn chưa biết rằng có tới gần 80% protein trong sữa có chứa phốt pho hay còn được gọi là casein – một loại protein hoàn chỉnh.
Giúp kiểm soát ăn vặt của trẻ
Uống một ly sữa trước khi đi ngủ ban đêm sẽ khiến chiếc dạ dày trống rỗng của bé bị gây ngủ và cảm thấy đủ no. Hiện tượng này là do trong sữa có chứa Tryptophan – một chất gây ngủ cho dạ dày.
Bên cạnh đó, sữa có chứa nhiều các axit amin nên sẽ làm cho bạn ít có khả năng mong muốn tiếp tục thưởng thức các đồ ăn vặt khác. Vì thế nó giúp kiểm soát ăn vặt ban đêm hữu hiệu và khiến cơ thể bé trở nên khỏe mạnh và mảnh mai hơi.
Nếu mẹ không cho trẻ uống sữa, trẻ sẽ có ít nhiều khả năng thưởng thức những chiếc bánh ngọt, bánh snack ngay trong thời gian bị đói trước khi đi ngủ. Điều này sẽ khiến trẻ không phải đối mặt với vấn đề sâu răng.
Tăng cơ hội phát triển chiều cao
Nếu bạn muốn cải thiện chiều cao cho con, hãy cho trẻ uống sữa vào buổi tối trước khi đi ngủ nhé. Canxi là dưỡng chất có giá trị nhất cho quá trình tăng trưởng của xương phát triển, chúng giúp trẻ ngày một cao lớn và thông minh hơn. Việc uống một ly sữa vào thời điểm này tương đương với việc trẻ sẽ nhận được khoảng 300g can-xi, tăng cơ hội phát triển chiều cao cho trẻ.
Tuy việc cho trẻ uống sữa buổi tối rất tốt nhưng các mẹ cũng cần phải lưu ý những điều dưới đây:
Các bé từ 1-2 tuổi có thể trạng bình thường nên uống sữa nguyên kem, giàu chất béo cực tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Mẹ cũng nên lưu ý chọn sữa cho bé tùy theo tình trạng cân nặng, bởi nếu không chú ý, bé cưng sẽ có nguy cơ bị béo phì.
Trẻ trên 2 tuổi hoặc những bé thừa cân béo phì nên cho bé uống sữa tách béo một phần hoặc tách béo toàn phần. Bé có cân nặng bình thường có thể uống sữa không đường để hạn chế lượng đường cơ thể hấp thụ.
Với các bé suy dinh dưỡng, thấp còi, mẹ nên cho bé uống thêm sữa vào các bữa phụ, hoặc có thể sử dụng sữa chuyên dụng cho trẻ còi xương, suy dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trước bữa ăn chính 2 giờ, mẹ không nên cho bé uống sữa tươi hay bất kỳ đồ ăn vặt khác. Vì có thể làm bé no và lười ăn. Tốt nhất, nên cho bé uống sữa sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ.
Để tránh hiện tượng sâu răng, các mẹ nên bắt đầu có thói quen vệ sinh răng miệng cho con càng sớm càng tốt, bé cũng không nên ăn thêm bất kì thức ăn gì, ngoại trừ một phần nhỏ sữa mẹ, trong khoảng thời gian sau khi đánh răng đến khi đi ngủ.

2 sai lầm kinh điển của mẹ khi xử lý con ăn vạ

Đối mặt với trường hợp ăn vạ của con, nhiều cha mẹ vẫn chưa biết cách để xử lý dứt điểm và khiến con nghe lời hơn, thậm chí còn đem tác dụng ngược lại.

Một buổi workshop gần đây của GS.James A.G. tại ĐH Connecticut, Mỹ đã hướng dẫn cha mẹ: Tại sao tantrum (sự bướng bỉnh và giận dữ) của trẻ đi quá đà? Làm sao sự quá đà này chấm dứt và trẻ trở nên ngoan hơn?
2 sai lam kinh dien cua me khi xu ly con an va
Ảnh minh họa. 
Chúng ta nên hiểu Tantrum diễn ra như thế nào?
GS. Potegal M., ĐH Minnesota, Mỹ đã đưa ra 5 cấp độ của Tantrum sẽ đi qua:
CẤP ĐỘ 1: GIẬN DỮ. Điều này cha mẹ có thể nhận ra thông qua tiếng hét/la rất lớn hoặc trút cơn giận dữ vào vật thể/bản thân/người khác. Tuy nhiên, thời gian nó diễn ra khá ngắn và chỉ dài khi có ai đó tác động vào cảm xúc này.
CẤP ĐỘ 2: GIẬN DỮ VÀ BUỒN BÃ Bắt đầu bằng sự mếu máu và khóc, giẫy giụa giảm dần. Thời gian diễn ra khá dài, chiếm 40% tổng thời gian tantrum.
CẤP ĐỘ 3: ĐỪNG CHẠM TÔI. Bắt đầu những biểu hiện giẫy nẩy lên khi bạn cố chạm vào bé hoặc dỗ dành bé. Thời gian diễn ra khá ngắn, chiếm 10% tổng thời gian tantrum.
CẤP ĐỘ 4: “TÔI CẦN CÁI ÔM” bắt đầu với biểu hiện trẻ giảm đi những thái quá, nhìn ngó xung quanh, cơn khóc có thể vẫn còn, nhưng chịu khó nín khóc khi nghe ai đó nói đến bé. Thời gian này cũng khá ngắn, chỉ tầm 10%
CẤP ĐỘ 5: HẾT GIẬN. Não trẻ nhỏ khó có thể mang cơn giận gữ hơn 1 tiếng đồng hồ vì trẻ luôn trong trạng thái học hỏi cảm xúc. Bạn sẽ để ý trẻ sẽ quên và chơi lại món đồ đó hoặc bạn đó bình thường.
Quy luật Tantrum
Bất cứ tác động nào lên cấp độ 1, 2 và 3 đều dẫn đến sự kéo dài cấp độ 2 ở lần tantrum khác.
Bất cứ tác động nào lên cấp độ 2 (VD dụ dỗ, đánh lừa,mua đồ chơi) để bé quên và chuyển sang cấp độ 5 thì tantrum lần sau sẽ mãnh liệt hơn và bạn phải dụ lớn hơn.
Tác động tốt nhất: Hãy để bé tự trải qua cấp độ 1,2, 3 trong an toàn và điều này sẽ làm bé trưởng thành hơn trong cảm xúc, hãy tác động vào cấp độ 4 để bé tự nhiên trải qua cấp độ 5 là được khuyên.
Những cách làm chưa đúng của cha mẹ
Sai lầm thứ 1:
Khi trẻ tantrum cấp độ 1 hoặc 2, cha mẹ lo lắng và dụ dỗ bé bằng đồ chơi để bé quên cơn giận dữ. Biểu hiện bất thường ở đây là bé chuyển gấp gáp cảm xúc qua cấp 3 đến cấp 5, mà không qua cấp 4. Trẻ không bao giờ biết cảm xúc được yêu thương, mà trẻ sẽ hiểu cứ tantrum hét lớn (cấp độ 1) hoặc khóc ăn vạ (cấp độ 2) thì sẽ được ba mẹ chiều ý. Do đó, lần tantrum khác bé sẽ vẫn luôn nằm ở cấp độ 1 hoặc 2.
Sai lầm thứ 2:
Khi trẻ vừa tantrum cấp độ 1 hoặc 2, bạn hét/la lớn/đánh bé, như kiểu “im ngay/nín ngay”. Điều này sẽ làm cấp độ 2 kéo dài, không thể dứt và nếu kết thúc bằng đòn roi thì bé sẽ chỉ mãi dừng ở cấp độ này cho mỗi lần sau.
2 sai lam kinh dien cua me khi xu ly con an va-Hinh-2
Ảnh minh họa. 

Học bí quyết vàng dưỡng thận của bác sĩ Đông y

(Kiến Thức) - Theo Đông y, muốn bảo vệ sức khỏe việc làm đầu tiên và quan trọng nhất là phải dưỡng thận.

Đông y lấy thận làm gốc để nghiên cứu, cho nên tất cả các liệu pháp dưỡng sinh căn bản sẽ lấy việc điều dưỡng khí thận làm gốc. Vì thế muốn bảo vệ sức khỏe, đầu tiên cần tăng cường bảo vệ thận. Hãy học cách dưỡng thận đơn giản nhưng cực hiệu quả sau của bác sĩ Đông y.
Ảnh minh họa.
Ảnh  minh họa. 

Để trẻ em bẩn hay sạch tốt hơn?

Bạn nên biết nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong những năm đầu đời, để trẻ ăn dơ, nghịch bẩn thực ra lại có lợi cho chúng.