Cô gái kiên trì "nuốt" ống nhựa và sự thực gây ám ảnh

(Kiến Thức) - Thọc ống nhựa dài vào thực quản để khiến mình nôn ra thức ăn được xem là xu hướng giảm cân tiêu cực của các cô gái Trung Quốc. Thế nhưng vì ham muốn có thân hình mảnh mai, nhiều người vẫn cố chấp nuốt ống nhựa.

Xiao Lu, một cô gái 22 tuổi ở Quảng Châu, Trung Quốc mới đây đã phải nhập viện vì nuốt ống nhựa. Khi đến bệnh viện, các bác sĩ nhận thấy rằng chiếc ống nhựa đã bị nuốt quá sâu, vì vậy tiến hành chụp X-quang cho Xiao Lu.
Ảnh chụp X-quang cho thấy, có một ống nhựa dài trong thực quản của Xiao Lu. Ống nhựa này có chiều rộng 1,9cm, dài tới 30cm. Kích thước khác hẳn với ống hút thông thường, vì vậy các bác sĩ đã ép Xiao Lu phải trả lời thành thật.
Co gai kien tri
 
Biết không thể che giấu được nữa, Xiao Lu đành nói thật, cô chọc ống nhựa vào cổ họng để nôn thức ăn ra.
Phương pháp này được sử dụng như một phương pháp giảm cân. Chiếc ống nhựa này vẫn giúp cô nôn thức ăn ra cho đến một ngày cô vô tình nuốt luôn cả ống.

Mời quý vị xem video: Bí kíp giảm cân thần tốc của 3 bà mẹ bỉm sửa hot nhất showbiz Việt

Phim chụp X-quang cho thấy đầu dưới của ống nhựa đã chạm đến dạ dày của người phụ nữ, áp vào thành dạ dày, trong khi đầu kia ở gần thanh quản.
Bác sĩ đã phải sử dụng phương pháp nội soi để loại bỏ ống nhựa một cách an toàn. Sau đó, bác sĩ cũng thực hiện nội soi dạ dày và tìm thấy nhiều vết loét ở thành dạ dày và thực quản của Xiao Lu.
Co gai kien tri
 
Về trường hợp này, bác sĩ Zhang Hanyu, phó trưởng khoa cấp cứu của Bệnh viện Hữu nghị Bắc Kinh cho biết, những cô gái sử dụng ống nhựa để giảm cân có thể gặp các vấn đề về dạ dày và hầu họng, tổn thương niêm mạc, thậm chí còn có thể gặp các vấn đề về thần kinh như không khống chế được cử động tay và chân.

"Dị nhân" có thể giết muỗi cách xa 6 dặm chỉ nhờ xì hơi

(Kiến Thức) - Joe cho biết, hiện tại, anh tự tin, khí thải xì hơi của mình đủ mạnh để hạ gục những côn trùng có hại, giết muỗi trong bán kính 6 dặm, sức ảnh hưởng lớn hơn cả bom nguyên tử đã phá hủy thành phố Hiroshima năm 1945.

Mới đây, một người đàn ông ở Ukraina tuyên bố, anh có thể giết muỗi ở khoảng cách 6 dặm chỉ nhờ vào chứng đầy hơi của mình.
Theo Joe Rwamirama, một người đàn ông 48 tuổi đến từ Kampala, ở Uganda, anh có chế độ ăn uống hoàn toàn bình thường, mùi xì hơi của anh cũng giống như bao người khác.

Vì sao lông chim quý thường có màu xanh?

Màu xanh tươi trên lông các loài chim quý không phải là màu tự nhiên của lông vũ mà là do hiệu ứng ánh sáng tạo ra khi bị phân tán trên bề mặt các lớp lông của chim. Làm thế nào để chúng có màu lông quý phái như vậy? Những loài chim nào được coi là 'Quốc điểu' của một số nước trên thế giới?

Bề mặt các lớp lông chim được sắp xếp một cách ngẫu nhiên thành các cấu trúc phức tạp có khả năng phân tán ánh sáng. Chính hiệu ứng "tạo màu giả trên cấu trúc" này đã tạo ra màu xanh trên lông của các loài chim quý hiếm.

Con người cũng có khả năng tạo ra hiệu ứng "tạo màu từ cấu trúc bề mặt" như trên, song cả tự nhiên lẫn con người đều không thể tạo ra màu đỏ thông qua cơ chế quang học này. Một nghiên cứu mới đây đã giải thích hiện tượng loại trừ các bước sóng lớn và đưa ra các loại vật liệu thiết kế có thể tạo ra màu đỏ trên mắt của tất cả mọi người.

Thử thách 10 ảo ảnh quang học "uốn cong" não bạn

(Kiến Thức) - Nếu bạn thích những hình ảnh có khả năng "uốn cong" não mình, nếu bạn thích thử thách bộ não bằng những ảo ảnh quang học đáng suy ngẫm, những hình ảnh này sẽ khiến bạn vô cùng giải trí cho dù bạn bao nhiêu tuổi.

Thu thach 10 ao anh quang hoc
Thoạt nhìn, có lẽ bạn sẽ nghĩ bức tranh này có hai người khác nhau, một người nhìn lên, người kia nhìn xuống. Nhưng thực tế, đây chỉ là hình ảnh của một người, lộn ngược lại mà thôi. Một ảo ảnh quang học thú vị.