Cỏ dại tưởng vô giá trị hóa ra là mỏ vàng "hái ra tiền"

Trước kia, loài cỏ dại này từng là “ân nhân cứu mạng” của nhiều người dân vùng nông thôn.

Ở nông thôn Trung Quốc vốn có rất nhiều loài cây dại, không ít trong số đó tiềm ẩn công dụng và giá trị khá cao. Tuy nhiên trước kia, chúng thường không được để ý tới và bị cho là vô giá trị. Cho tới giờ, người Trung Quốc mới nhận ra những loại cỏ mọc hoang kia thực chất chính là mỏ vàng “hái ra tiền”. Một trong những “mỏ vàng” đó là cây châu chấu tía (Lythrum salicaria L.).
Co dai tuong vo gia tri hoa ra la mo vang
Cây châu chấu tía ở Trung Quốc. 
Giống cỏ dại này có lá mảnh như lá liễu, hoa màu tím rực rỡ. Chúng phân bố ở khắp nơi trên mảnh đất Trung Hoa, hầu như đi tới đâu cũng có thể bắt gặp. Châu chấu tía thường sinh trưởng ở những nơi có nước hoặc vùng ẩm ướt. Do ngoại hình bắt mắt, chúng thường được trồng ở các khu vực công cộng để làm đẹp cảnh quan.
Co dai tuong vo gia tri hoa ra la mo vang
 Ngày nay, loài cỏ dại này có giá bán lên tới 33.400 đồng/kg.
Ít ai biết ngoài vai trò làm cây cảnh, châu chấu tía còn là một loại thực phẩm xanh, sạch và hấp dẫn. Xưa kia, khi đời sống ở các vùng nông thôn Trung Quốc còn khó khăn, người dân thường hái châu chấu tía về chế biến thành thức ăn. Dù có vị hơi đắng, chát của cây dại, châu chấu tía vẫn được coi là ân nhân cứu mạng của nhiều gia đình thời bấy giờ.
Trong thực tế, giá trị dinh dưỡng của châu chấu tía cũng rất cao, nếu ăn thường xuyên có thể bồi bổ cho cơ thể. Vào mùa đông, người ta còn nghĩ ra cách phơi khô châu chấu tía rồi ngâm muối. Phương pháp này giúp bảo quản châu chấu tía tốt hơn.
Ngày nay, loài cỏ dại vô giá trị năm nào đã trở thành món ăn được nhiều người yêu thích. Ở khu vực thành thị, châu chấu tía có giá bán lên tới 33.400 đồng/kg.

Thứ cỏ dại mọc đầy ở Việt Nam, trước chẳng ai ăn giờ tiền triệu

Nhiều loại thực vật trước đó bị xem là thứ gây tổn hại kinh tế nhưng thực ra chúng lại là một loại thảo dược rất có giá trị. “Cỏ dế mèn” chính là một loại cỏ như vậy.

Cỏ dế mèn hay còn được biết đến là cỏ mần trầu ở Việt Nam, là một loại cỏ dại phổ biến trong tự nhiên. Chúng được phân bố rộng rãi ở các vùng ôn đới và nhiệt đới trên thế giới. Rễ của cỏ mần trầu phát triển khá sâu, vì vậy chúng có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và nước trong đất rất mạnh, khả năng sinh sôi của chúng cũng rất nhanh. Có thể nói, nơi nào có đất và nước, nơi đó sẽ có cỏ mần trầu. Cũng vì lý do này mà cỏ mần trầu rất dễ dàng xâm chiếm đất nông nghiệp, lấy chất dinh dưỡng của cây trồng, gây ra tác hại cho sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, rễ của chúng rất sâu, khó bị loại bỏ hoàn toàn.

Hình ảnh khu chợ chỉ bán cỏ dại độc nhất miền Tây

(Kiến Thức) - Chợ Ô Lâm chỉ bán một thứ mặt hàng duy nhất: cỏ dại - thứ tưởng chừng như bỏ đi nhưng lại góp phần cải thiện thu nhập cho người dân nơi đây.

Nằm ở xã miền núi Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, chợ Ô Lâm trở nên khác biệt với tất cả các khu chợ khác ở miền Tây khi chỉ bán một mặt hàng duy nhất là cỏ. (Ảnh Wp)
 Nằm ở xã miền núi Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, chợ Ô Lâm trở nên khác biệt với tất cả các khu chợ khác ở miền Tây khi chỉ bán một mặt hàng duy nhất là cỏ. (Ảnh Wp)
Chợ cỏ Ô Lâm thường bắt đầu họp từ 11h sáng và tan chợ tầm 15h chiều. (Ảnh Canthotv)
 Chợ cỏ Ô Lâm thường bắt đầu họp từ 11h sáng và tan chợ tầm 15h chiều. (Ảnh Canthotv)
Tại đây, người mua không cần mặc cả hay trả giá bởi cỏ ở khu chợ này đã được định giá sẵn: 10.000 đồng/3 bó cỏ (nặng khoảng 5kg). (Ảnh Vanhien)
 Tại đây, người mua không cần mặc cả hay trả giá bởi cỏ ở khu chợ này đã được định giá sẵn: 10.000 đồng/3 bó cỏ (nặng khoảng 5kg). (Ảnh Vanhien)
Chợ cỏ Ô Lâm họp quanh năm nhưng đông đúc và sôi động nhất là vào mùa nước nổi. (Ảnh Imageshack)
 Chợ cỏ Ô Lâm họp quanh năm nhưng đông đúc và sôi động nhất là vào mùa nước nổi. (Ảnh Imageshack)
Chợ cỏ Ô Lâm được hình thành từ năm 2000 khi nhu cầu về thức ăn cho gia súc xung quanh vùng tăng cao. (Ảnh Imageshack)
 Chợ cỏ Ô Lâm được hình thành từ năm 2000 khi nhu cầu về thức ăn cho gia súc xung quanh vùng tăng cao. (Ảnh Imageshack)
Các loại cỏ chủ yếu bán tại chợ cỏ Ô Lâm được cắt từ các cánh đồng hoang hay cỏ ở ven sông rạch như lùn, xả, mật…(Ảnh Imageshack)
 Các loại cỏ chủ yếu bán tại chợ cỏ Ô Lâm được cắt từ các cánh đồng hoang hay cỏ ở ven sông rạch như lùn, xả, mật…(Ảnh Imageshack)
Chợ cũng không có các quầy, sạp bày bán. Thay vào đó, cỏ được chất đống hai bên bờ kênh để người mua thoải mái lựa chọn. (Ảnh Imageshack)
Chợ cũng không có các quầy, sạp bày bán. Thay vào đó, cỏ được chất đống hai bên bờ kênh để người mua thoải mái lựa chọn. (Ảnh Imageshack) 
Đôi khi, người mua cũng không cần phải trả tiền. Thay vào đó, người mua có thể trao đổi bằng hàng hóa như bắp ngô, củ khoai, trái cây...(Ảnh Imageshack)
 Đôi khi, người mua cũng không cần phải trả tiền. Thay vào đó, người mua có thể trao đổi bằng hàng hóa như bắp ngô, củ khoai, trái cây...(Ảnh Imageshack)
Người mua bán ở chợ cỏ Ô Lâm đều là bà con người Khmer. Lượng người tới khu chợ này giao dịch mỗi ngày lên tới cả trăm người. (Ảnh Imgur)
 Người mua bán ở chợ cỏ Ô Lâm đều là bà con người Khmer. Lượng người tới khu chợ này giao dịch mỗi ngày lên tới cả trăm người. (Ảnh Imgur)
Dù chỉ bán cỏ dại nhưng chợ cỏ Ô Lâm không bao giờ có khái niệm “ế”. (Ảnh Imageshack)
Dù chỉ bán cỏ dại nhưng chợ cỏ Ô Lâm không bao giờ có khái niệm “ế”. (Ảnh Imageshack) 

Nguyên do Mỹ khó "phá giá" đồng USD như Bắc Kinh làm với nhân dân tệ

Nếu đồng USD suy yếu so với đồng tiền Trung Quốc, điều này sẽ giúp Mỹ cắt giảm thâm hụt thương mại hiệu quả hơn các biện pháp thuế quan, nhưng đây là việc khó xảy ra trong thực tế.

Cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đã có bước ngoặt bất ngờ trong tuần này khi Trung Quốc để đồng nhân dân tệ giảm giá mạnh và Mỹ đáp trả bằng cách chính thức tuyên bố Bắc Kinh thao túng tiền tệ.