Có Ban chỉ đạo, tại sao hàng giả diễn ra số lượng lớn?

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, luật có, Ban chỉ đạo có từ Trung ương đến địa phương nhưng tại sao lại để hàng giả diễn ra với số lượng lớn như thế.

Tại sao lại để hàng gian, hàng giả diễn ra với số lượng lớn như thế?

Thảo luận tại tổ sáng 23/5, đề cập đến những bức xúc của dư luận về vấn đề hang giả, hang kém chất lượng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) cũng như Ban chỉ đạo 389 tại các tỉnh cùng với các sở, ban, ngành liên quan phải tích cực vào cuộc, tăng cường quản lý thị trường, xử lý quyết liệt hơn nữa để người tiêu dùng tin tưởng, an tâm.

8878777.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

“Trong mấy tuần qua bắt nhiều tấn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Luật mình có, Ban chỉ đạo mình có từ Trung ương đến địa phương nhưng tại sao lại để hàng gian, hàng giả, hàng nhái diễn ra với số lượng lớn như thế”, Chủ tịch Quốc hội nói và cho rằng, vấn đề này phải kiểm điểm nghiêm túc.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, với hơn 100 triệu dân chúng ta có thị trường nội địa rất lớn. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ngành đã phát động phong trào "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", nhưng muốn người Việt Nam dùng hàng Việt Nam thì hàng phải chất lượng.

Chủ tịch Quốc hội quán triệt phải tăng cường quản lý, các cơ quan chức năng vào cuộc ngăn chặn, xử lý hàng gian, hàng giả, hàng nhái quyết liệt hơn để người dân tin tưởng.

"Bây giờ báo đài đưa tin, người dân rất hoang mang không biết ăn gì, uống gì", Chủ tịch Quốc hội nói và cho rằng, phải có giải pháp với hàng giả, hàng nhái thì mới khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

Hàng giả len lỏi khắp nơi

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) cho rằng, vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng cần được quan tâm. Theo đại biểu, vấn đề này không mới nhưng ngày càng có xu hướng gia tăng, len lỏi khắp nơi, từ chợ truyền thống cho tới sàn thương mại điện tử hay nền tảng mạng xã hội.

“Chúng ra hiện đã đã có Ban Chỉ đạo 389 được thành lập từ trung ương đến địa phương với cơ cấu bộ, ngành đầy đủ để phòng, chống hàng giả nhưng tình trạng hàng giả, hàng nhái vẫn xảy ra, diễn biến phức tạp”, bà Nguyệt nói và đề cập thời gian qua, cơ quan chức năng triệt phá các vụ việc với quy mô "khủng", gây tổn hại đến người tiêu dùng.

565555.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt

Theo Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt, hiện đã có luật Bảo vệ người tiêu dùng nhưng chưa phát huy tác dụng. Trong khi đó, việc không rõ trách nhiệm của các bộ, ngành nên không rõ ai là người phải chịu trách nhiệm trong vấn đề này, trong khi người dân vẫn phải chịu thiệt thòi vì không thể phân biệt đâu là hàng giả, hàng kém chất lượng.

"Các cơ quan vận động người dân tự bảo vệ cho mình nhưng trách nhiệm các cơ quan thế nào? Vấn đề này cần nhìn lại và giải quyết căn cơ, nếu không người dân phải chịu thiệt thòi", đại biểu Nguyệt nói.

Đại biểu Thái Thu Xương (đoàn Hậu Giang) nói, trong hàng giả, hàng nhái thì vừa qua nổi lên vấn đề sữa giả, thuốc giả.

Đại biểu Xương nhắc đến chợ Ninh Hiệp ở Gia Lâm cả chợ bán hàng giả, hàng nhái và khi có đoàn kiểm tra, cả chợ đóng cửa.

“Vai trò quản lý thị trường thế nào mà cả chợ bán công khai như thế. Các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương phải tăng cường kiểm tra, dân làm sao biết được đâu là hàng giả, hàng kém chất lượng", đại biểu Xương nói và cho biết, bản thân rất bức xúc vấn đề này, cả chợ như thế chứ không phải chỉ một vài cửa hàng, vì vậy phải tăng cường quản lý Nhà nước.

888886776.jpg
Đại biểu Thái Thu Xương

Hàng giả đang gây nguy hại đến nền kinh tế

Đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) nêu bật tình trạng hàng giả, hàng nhái đang tác động sâu rộng, nguy hại đến nền kinh tế, đời sống người dân và bất ổn dài hạn.

Ông Tuấn cho biết, với thị trường tiềm năng và đang bùng nổ, thương mại điện tử thay đổi cấu trúc kinh doanh, tập quán phân phối và tiêu dùng, đòi hỏi phải có quản lý hiện đại, từ sớm, từ xa, hiệu quả để bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp làm ăn chân chính.

88877-9987.jpg
Đại biểu Trần Quốc Tuấn

Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, năm 2024 doanh thu TMĐT tại Việt Nam đã vượt mốc 20,5 tỷ USD tăng hơn 25% so với năm 2023. Có gần 70% người tiêu dùng đô thị mua hàng online ít nhất 1 lần/tháng. Dự báo đến năm 2030, nếu được quản lý và đầu tư bài bản, thị trường TMĐT Việt Nam có thể đạt quy mô từ 50–60 tỷ USD, trở thành 01 trong 10 thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, hiện nay đang diễn ra một thực trạng đáng báo động dó là, tỷ lệ vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng nhái trên các sàn thương mại điện tử vẫn ở mức cao, đặc biệt trong các ngành hàng như thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng…. trong thời gian gần đây đã bị phát hiện, báo đài đã phản ánh thường xuyên, liên tục.

“Và khi thương mại điện tử phát triển nhanh nhưng công tác quản lý chưa theo kịp đã xuất hiện nhiều hàng trôi nổi, làm giả thương hiệu nội địa, gây mất niềm tin người tiêu dùng Có nhiều doanh nghiệp bức xúc kêu rằng, họ liên tục bị làm giả thương hiệu và sản phẩm trên sán thương mại điện tử Shopee, Tiktok Shop...”, ông Tuấn bày tỏ.

Đồng thời cho rằng, nếu không siết chặt quản lý, môi trường thương mại điện tử sẽ mất dần tính minh bạch, bền vững và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành sản xuất trong nước.

Đại biểu Quốc hội Trần Quốc Tuấn kiến nghị Chính phủ chỉ đạo ban hành quy định với các nội dung chặt chẽ hơn theo hướng bắt buộc các sàn thương mại điện tử phải xác thực danh tính người bán bằng mã số thuế, căn cước công dân và chịu trách nhiệm liên đới nếu để hàng giả tồn tại. Cùng với đó cần có hình thức xử lý mức phạt cao đối với các sàn thương mại điện tử cố tình cho tồn tại các gian hàng có hàng hóa vi phạm.

Theo Đại biểu Tuấn, có thể triển khai quy định ứng dụng AI để phát hiện dấu hiệu bất thường về giá, hình ảnh, mô tả sản phẩm; áp dụng mã QR truy xuất nguồn gốc trên toàn hệ thống, nhất là với sản phẩm thực phẩm, thực phẩm chức năng, hàng tiêu dùng nhanh. Đồng thời, đề nghị Chính phủ thí điểm bộ cơ chế kiểm soát hàng giả online tại 3 ngành hàng trọng điểm gồm: mỹ phẩm, thời trang, thực phẩm chức năng, dụng trên các sàn thương mại điện tử lớn (Tiki, Shopee, Tiktok Shop...).

Công an Hải Dương giữ trăm mặt hàng nghi buôn lậu, hàng giả

Công an tỉnh Hải Dương kiểm tra, phát hiện 5 vụ, thu giữ 130 mặt hàng có dấu hiệu buôn lậu, sản xuất, mua bán hàng giả, có thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm…

Ngày 22/5, Công an tỉnh Hải Dương cho biết, từ ngày 15/5 đến ngày 15/6/2025, Công an tỉnh Hải Dương mở đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ.

22.jpg
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường kiểm đếm các sản phẩm có dấu hiệu hàng giả bị đơn vị thu giữ trong cao điểm​.

Hải Dương lập tổ công tác đấu tranh buôn lậu, hàng giả

Hải Dương vừa thành lập Tổ công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả…

Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng tổ công tác

UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Hải Dương do ông Lê Ngọc Châu, Chủ tịch UBND tỉnh làm Tổ trưởng.

Thủ tướng chỉ đạo lập tổ công tác truy quét hàng giả

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm tổ trưởng tổ công tác đặc biệt đợt tấn công cao điểm đấu tranh truy quét hàng giả, hàng nhái.

Ngày 14/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với các bộ, ngành, cơ quan trung ương để đánh giá về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa những tháng đầu năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.

7.png
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP