Một nữ sinh bỏ học sau vụ nữ sinh Trà Vinh bị đánh

Nữ sinh Trần Ngọc Anh T. đã nghỉ học sau khi bị kỷ luật do liên quan đến video clip nữ sinh Trà Vinh bị đánh hội đồng.

Sáng 4/4, ông Diệp Thanh Phong, phó trưởng Phòng GD-ĐT TP Trà Vinh kiêm hiệu trưởng Trường THCS Lý Tự Trọng xác nhận nữ sinh Trần Ngọc Anh T. đã nghỉ học sau khi bị kỷ luật do liên quan đến video clip đánh bạn.
Trước đó, chín học sinh liên quan đến video clip đánh bạn phải chịu các hình thức kỷ luật như buộc thôi học một tuần gồm lớp trưởng Dương Thúy V. (tổ chức đánh bạn), Lâm Trần Bình T. (phang chồng ghế trúng đầu bạn) và Nguyễn Thùy D. (quay video clip, cho bạn mượn phát tán).
Mot nu sinh bo hoc sau vu nu sinh Tra Vinh bi danh
 Trường THCS Lý Tự Trọng giờ ra chơi. Ảnh: Sơn Bình.
Các học sinh bị cảnh cáo trước hội đồng kỷ luật gồm Trần Ngọc Anh T., Trần Hồng G., Kim Thảo N., Cam Kim T., Lâm Trí N. và khiển trách nữ sinh Trần Kim A. do đánh bạn trước đó.
Như Tuổi Trẻ thông tin, sau một tuần bị kỷ luật, bảy học sinh đã trở lại lớp tiếp tục học tập. Riêng trường hợp Lâm Trần Bình T., Trần Ngọc Anh T. chưa trở lại trường do gia đình đưa đi sinh sống tại Bình Dương và Đồng Nai, không có mặt tại địa phương.
Theo ông Phong, khi nhà trường quan tâm vận động, gia đình em Lâm Trần Bình T. đưa em trở lại lớp học bình thường. Còn gia đình em Trần Ngọc Anh T. thông tin cho nhà trường rằng em quyết định nghỉ học.
Theo gia đình, mẹ T. hiện đang làm công nhân tại nước ngoài. T. sẽ làm thủ tục sang nước ngoài sinh sống cùng mẹ.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, sau khi đánh hội đồng nữ sinh trong lớp học trưa 13-1, nữ sinh Trần Ngọc Anh T. (tham gia đánh P.) và nữ sinh Nguyễn Thùy D. (người quay video clip, cho bạn mượn phát tán) tiếp tục đánh một nữ sinh khác mới về trường.
Cụ thể, Trường THCS Lý Tự Trọng có hai lớp (7/16, 6/17) phải mượn tạm phòng học Trường tiểu học Long Đức C (xã Long Đức, TP Trà Vinh) cho các học sinh ở xa theo học tại đây.
Do trường nâng cấp sửa chữa nên 19/1, hai lớp trên chuyển về trung tâm thành phố đảm bảo tiến độ học tập.
Nhìn thấy nữ sinh mới của lớp 7/16 “xinh đẹp hơn mình”, hai “chị” nói trên đến rủ đánh nhau nhưng nữ sinh mới không chịu. Sau đó, hai “chị” tụ tập một nhóm học sinh đón đánh bạn nữ trên tại một đoạn vắng trên đường vành đai thuộc phường 1, TP Trà Vinh.
Nhiều người dân bức xúc điện thoại báo tin cho trường đến giải quyết. Sau khi xác minh, ngày 10-2, hội đồng kỷ luật của trường ra quyết định buộc thôi học đối với hai “chị” một tuần.
Sau thời hạn kỷ luật, Trần Ngọc Anh T., Nguyễn Thùy D. tiếp tục trở lại trường cho đến khi xuất hiện video clip đánh hội đồng trong lớp học xôn xao trên mạng.

HS lớp 8 nhờ giang hồ truy sát bạn rúng động Tiền Giang

Đáng nói là dù bị truy sát nhưng phụ huynh của hai bị hại vẫn không hợp tác với cơ quan điều tra để phá án.

Ngày 4/4, Công an thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cho biết đang tiến hành truy bắt hai sát thủ đã được một sinh lớp 8 trường THCS Xuân Diệu (thành phố Mỹ Tho) “nhờ” đến tận cổng trường truy sát bạn làm hai học sinh phải nhập viện.

Quan chức Việt bị cáo buộc nhận hối lộ 2 dự án ODA

WB ra lệnh cấm cửa Công ty LBG (Mỹ) vì cho rằng đã hối lộ quan chức Việt Nam trong 2 dự án ODA.

Chiều 3/4, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết Bộ sẽ kiểm tra lại thông tin về Tập đoàn Louis Berger Group, Inc. (LBG, Mỹ) khi thực hiện hai dự án tại Việt Nam với nguồn vốn do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ đã chi trả một khoản tiền hối lộ các quan chức Việt.

Bao nhiêu DA Việt bị nước ngoài tố có quan chức nhận hối lộ?

(Kiến Thức) - Nhiều dự án của Việt Nam bị các tổ chức, DN nước ngoài tố có quan chức nhận hối lộ vừa được đưa ra ánh sáng, khiến dư luận không khỏi xôn xao.

Bao nhieu DA Viet bi nuoc ngoai to co quan chuc nhan hoi lo?
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa quyết định không cho phép Công ty Louis Berger Group (LBG, Mỹ) tham gia vào các hợp đồng sử dụng vốn của mình, do có liên quan đến hành vi tham nhũng trong 2 dự án tại Việt Nam. Thời hạn "cấm cửa" kéo dài một năm, đồng thời công ty mẹ của LBG cũng bị hạn chế đấu thầu các dự án World Bank. 
Bao nhieu DA Viet bi nuoc ngoai to co quan chuc nhan hoi lo?-Hinh-2
Ngoài 2 dự án được Ngân hàng Thế giới cho là có tham nhũng là Giao thông Nông thôn 3 và Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên ở Đà Nẵng, Louis Berger còn thiết kế 3 dự án khác, trong đó có Cầu Rồng (Đà Nẵng). Tổng mức đầu tư xây dựng cầu Rồng là 1.498 tỷ đồng (tương đương 35 triệu USD) từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước với thời gian thực hiện từ năm 2009-2012. Tháng 3/2013, cầu được đưa vào khai thác. 
Bao nhieu DA Viet bi nuoc ngoai to co quan chuc nhan hoi lo?-Hinh-3
Louis Berger cũng tham gia thiết kế đường hầm xuyên đèo Hải Vân. Dự án có tổng vốn đầu tư 133 triệu USD từ nguồn vay Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), khai trương tháng 6/2005. 
Bao nhieu DA Viet bi nuoc ngoai to co quan chuc nhan hoi lo?-Hinh-4
Louis Berger còn tham gia vào Dự án Lưu vực Sông Hồng II, được hỗ trợ bởi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).  
Bao nhieu DA Viet bi nuoc ngoai to co quan chuc nhan hoi lo?-Hinh-5
Không chỉ những dự án của Louis Berger tại Việt Nam bị tố liên quan đến hành vi tham nhũng, mới đây, Tập đoàn Posco của Hàn Quốc cũng phải đối mặt với cáo buộc mở một quỹ đen trong thời gian thực hiện các dự án đường cao tốc ở Việt Nam từ 2009-2012. Qũy đen này được cho là có quy mô lên tới gần 200 tỷ đồng. Ảnh: Cao tốc Lào Cai - Nội Bài cũng có sự tham gia của Posco. 
Bao nhieu DA Viet bi nuoc ngoai to co quan chuc nhan hoi lo?-Hinh-6
Ngoài ra, nhà thầu này còn trúng 2 gói thầu khác trong dự án đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây ở phía nam. 
Bao nhieu DA Viet bi nuoc ngoai to co quan chuc nhan hoi lo?-Hinh-7
 Đầu năm 2014, báo chí Nhật Bản đưa tin Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) hối lộ 80 triệu Yen (782.640 USD) cho các cán bộ thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại dự án đường sắt đô thị số 1 Hà Nội. Cơ quan tư pháp của Nhật Bản và Việt Nam đều tiến hành điều tra sự việc. Sáu cán bộ ngành đường sắt Việt Nam đã bị tạm giam. Ảnh: Phối cảnh dự án.
Bao nhieu DA Viet bi nuoc ngoai to co quan chuc nhan hoi lo?-Hinh-8
 Dự án sau đó phải tạm dừng. Liên quan tới dự án này, mới đây, Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) yêu cầu hoàn tiền tư vấn thiết kế đã giải ngân theo gói thầu lại cho tập đoàn.