Chuyện lạ hôm nay: Mở hộp cơm, mẹ điếng người với sinh vật này

(Kiến Thức) - Mở hộp cơm trưa của con để kiểm tra xem hôm nay ở trường con đã ăn uống thế nào, người mẹ sốc nặng khi phát hiện trong hộp cơm là một con rắn nâu cực độc nằm giữa một quả táo và gói đồ ăn nhẹ.

Mới đây, tại Adelaide, Australia đã xảy ra câu chuyện hy hữu, khiến nhiều người giật mình hoảng hốt. Một phụ huynh trong lúc kiểm tra hộp cơm trưa của con đã vô cùng kinh ngạc và sợ hãi khi phát hiện một con rắn nâu cực độc nằm ẩn mình trong đó. 
 
Theo thông tin đăng tải, vào cuối ngày, khi kiểm tra hộp cơm trưa của con mình để đem đi rửa, người mẹ vô cùng hoảng sợ khi vừa bật nắp hộp cơm ra, đập vào mặt cô là hình ảnh một con rắn nâu cực độc đang uốn mình nằm giữa một gói đồ ăn nhẹ và một quả táo. 
Cố gắng lấy lại bình tĩnh, người mẹ chụp một bức ảnh và nhanh chóng gọi điện cho chuyên gia bắt rắn. Sau cùng, con rắn bị bắt đi mà không có bất cứ sự cố đáng tiếc nào.
 
Được biết, con rắn nâu là một trong những con rắn nguy hiểm nhất trên thế giới, chịu trách nhiệm cho 60% ca tử vong do rắn cắn tại Australia. 
Mời quý độc giả xem clip những loài rắn độc nhất thế giới: 
Vào tháng Một vừa qua, một người đàn ông ở New South Wales đã chết chỉ một giờ sau khi bị rắn cắn vì cố bảo vệ con chó cưng của mình. 

Tưởng chỉ còn sống 5 năm, dốc tiền ăn chơi... nhận tin sét đánh

(Kiến Thức) - Chi tiêu hết tiền tiết kiệm cả đời để ăn chơi vì nghĩ rằng mình chẳng còn sống được bao lâu nữa. Đến khi khám lại, người phụ nữ chết lặng khi được các bác sĩ cho biết, lần khám trước đã chẩn đoán nhầm. 

Hơn một năm trước, cô Jackie Dibb, 62 tuổi, ở East Yorkshire, Anh cảm thấy đau đầu, khó chịu vô cùng. Đến bệnh viện khám, sau khi chụp cắt lớp, bác sĩ cho biết, cô Jackie mắc phải căn bệnh sa sút trí tuệ và thời gian tối đa còn lại của cô chỉ còn khoảng 5 năm nữa.
 

Bất ngờ với từ trường mạnh nhất trên bề mặt Mặt trời

(Kiến Thức) - Bằng cách sử dụng tàu vũ trụ HINODE, các nhà thiên văn học người Nhật đã quan sát thấy từ trường mạnh nhất được đo trực tiếp trên Mặt trời.

Các nhà nghiên cứu xác định rằng từ trường khủng này tạo ra như là kết quả của sự thoát ra của khí từ một vết đen mặt trời đẩy lên.

Joten Okamoto thuộc Đài quan sát Thiên văn Quốc gia Nhật Bản (NAOJ) cho biết: "Dữ liệu có độ phân giải cao liên tục nhờ HINODE cho phép chúng tôi phân tích chi tiết các vết đen mặt trời để điều tra sự phân bố và thời gian phát triển của từ trường mạnh và môi trường xung quanh”.