Chuyện lạ: Hàng trăm nồi đồng, cối đá, mõ trâu lên ở chùa

Hàng trăm cối đá, cối xay bột, cày bừa, mõ trâu... được các nhà sư ở chùa Xanh, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình trưng bày tại khuôn viên. 

Chùa Hồng Am (chùa Xanh) được xây dựng và hình thành đã mấy trăm năm, trải qua bao thăng trầm biến đổi, ngôi chùa luôn đồng hành cùng lịch sử văn hóa các dân tộc. Trong suốt chiều dài hơn 400 năm lịch sử, chùa Hồng An luôn là địa điểm lý tưởng nuôi dưỡng cácn bộ cách mạng trong thời kỳ chiến tranh, là nơi nương tựa tâm linh tin cậy của đồng bào Phật tử và nhân dân địa phương.
Trải qua 4 lần trùng tu, chùa Xanh uy nghi, bề thế giữa đất trời Nho Quan.
 Trải qua 4 lần trùng tu, chùa Xanh uy nghi, bề thế giữa đất trời Nho Quan.
Theo thời gian, chùa đã bị xuống cấp trầm trọng, năm 2009, được sự cho phép của các lãnh đạo chính quyền, Đại đức Thích Thanh Nghị nguyên trụ trì chùa Hồng An đã cùng nhân dân phật tử tổ chức động thổ đại trùng tu ngôi Đại hùng Bảo điện.
Cối đá rêu phong được trưng bày tại khuôn viên của chùa.
 Cối đá rêu phong được trưng bày tại khuôn viên của chùa.
Sau khi xây dựng phần thô tầng một, cuối năm 2010, Đại đức Thích Thanh Nghị đã thỉnh Đại đức Thích Đức Lợi – là đệ tử của Thượng tọa Thích Thọ Lạc về tiếp tục sự nghiệp hoằng dương Phật pháp và xây dựng chùa cảnh.
Đèn bão gợi nhớ về một vùng quê thương nhớ. Chiếc đèn này đã được cha ông chúng ta sử dụng qua nhiều đời.
 Đèn bão gợi nhớ về một vùng quê thương nhớ. Chiếc đèn này đã được cha ông chúng ta sử dụng qua nhiều đời.
Trải qua hơn bốn năm tiến hành khởi công xây dựng với nỗ lực hết mình của hai vị Đại đức và nhân dân phật tử, đến nay khuôn viên chùa đã mở rộng thoáng đãng, ngôi Đại hùng bảo điện và hệ thống cổng tam quan chùa Hồng An được trùng tu hoàn thiện với tổng kinh phí xây dựng chùa hơn 20 tỷ đồng.
Trong khuôn viên của ngôi chùa nổi tiếng này còn trưng bày những kỉ vật, vật dụng trong lao động sản xuất của cha ông đã dùng từ nhiều đời nay.
Những chiếc cối xay mà các bà, các mẹ đã oằn lưng xay bột để làm nên những món ăn tuyệt vời.
Những chiếc cối xay mà các bà, các mẹ đã oằn lưng xay bột để làm nên những món ăn tuyệt vời. 

Những bắp cày, chân bừa... cũng được trưng bày tại chùa.
 Những bắp cày, chân bừa... cũng được trưng bày tại chùa.
Chiếc mõ trâu gợi về một miền quê thương nhớ.
 Chiếc mõ trâu gợi về một miền quê thương nhớ.

Mỗi vật dụng, mỗi công cụ lao động gợi nhớ bao kỉ niệm về những ngày cần lao của bà con nơi thôn dã.
 Mỗi vật dụng, mỗi công cụ lao động gợi nhớ bao kỉ niệm về những ngày cần lao của bà con nơi thôn dã.

Xe đạp nam cũng được trưng bày tại chùa.
 Xe đạp nam cũng được trưng bày tại chùa.

Vẻ đẹp hút hồn, lịch sử đặc biệt của điện Long An ở Huế

(Kiến Thức) - Có kiến trúc hoa mỹ, điện Long An ở Huế đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, từng vài lần chuyển đổi công năng và một lần phải di dời địa điểm.

Tọa lạc tại số 3 Lê Trực, cạnh góc Đông Nam Hoàng thành Huế, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế chính là điện Long An, một cung điện tráng lệ của nhà Nguyễn xưa.
Tọa lạc tại số 3 Lê Trực, cạnh góc Đông Nam Hoàng thành Huế, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế chính là điện Long An, một cung điện tráng lệ của nhà Nguyễn xưa.

Cận cảnh nhà thờ cổ tuyệt đẹp ít người biết ở Huế

(Kiến Thức) - Nói đến nhà thờ cổ ở Huế, khách phương xa thường nghĩ về nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thếnhà thờ Phủ Cam. Nhưng sẽ là thiếu sót nếu bỏ qua nhà thờ Phanxicô...

Nhà thờ Phanxicô là tên gọi dân dã của nhà thờ Giáo xứ Francis Xavier, một nhà thờ cổ tọa lạc tại số 18 Nguyễn Tri Phương, thành phố Huế.