Chuyên gia NASA dự đoán thời điểm Trái đất bị hủy diệt

Một chuyên gia thiên văn của NASA cảnh báo viễn cảnh khi tiểu hành tinh 99942 Apophis lao tới và hủy diệt Trái đất.

Mời quý độc giả xem video: Vẻ đẹp của Trái đất nhìn từ Trạm không gian quốc tế (Nguồn: Lao Động)
Steve Chesley, nhà khoa học của NASA dự đoán vụ va chạm có thể sẽ xảy ra vào ngày 13/4/2036. Khi đó, 99942 Apophis, tiểu hành tinh có kích thước ngang với một ngọn núi nhỏ sẽ tấn công Trái đất, gây ra trận động đất mạnh nhất trong lịch sử nhân loại.
"Các kỹ thuật tính toán mới cập nhật và dữ liệu mới cho thấy cuộc chạm trán giữa tiểu hành tinh này và Trái đất vào ngày 13/4/2036", ông Chesley cho hay.
Chuyen gia NASA du doan thoi diem Trai dat bi huy diet
NASA lo ngại khả năng tiểu hành tinh lao tới hủy diệt Trái đất vào năm 2036. 
Được phát hiện vào tháng 12/2004, Apophis với đường kính 370 m, nặng khoảng 22 triệu tấn nhanh chóng khiến khiến giới thiên văn học quan tâm về khả năng tấn công Trái đất của mình.
Trước đó, các nhà khoa học Nga dự báo Apophis sẽ bay sát Trái Đất ở khoảng cách 32.000 km vào năm 2029, nhưng chỉ một sai lệch nhỏ trong đường đi của nó có thể sẽ khiến Trái đất gặp thảm họa.
Viễn cảnh tồi tệ này nếu xảy ra sẽ gây ra vụ nổ có sức công phá tương đương 880 triệu tấn TNT, gấp 65.000 sức công phá của quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima và đủ san phẳng một vùng rừng rộng lớn tại Siberia, Nga.

Chuyện lạ hôm nay: Chú chó có hành động nhân văn, người phải hổ thẹn

(Kiến Thức) - Tìm thấy bé trai sơ sinh trong một đêm đông rét buốt, con chó mẹ quyết tâm bảo vệ, che chở và cứu sống em.

Loài chó được đánh giá là một trong những loài động vật thông minh và trung thành nhất thế giới. Tình yêu vô điều kiện, không chút ích kỷ, do dự nào của chúng dành cho con người đôi khi còn khiến con người phải xấu hổ.
Way là một con chó hoang ở Argentina. Cách đây không lâu, Way mang thai và sinh con. Không giống như những con chó cưng khác được chủ nhân chăm sóc tận tình, sau khi sinh con, Way phải tự nuôi sống bản thân và chính mình. Mỗi ngày, sau khi cho con bú xong, Way lang thang khắp nơi, khổ cực kiếm từng miếng ăn.

Choáng ngợp bảng chữ cái từ ảnh vệ tinh của NASA

(Kiến Thức) - NASA vừa công bố bảng chữ cái ghi lại từ vệ tinh không gian sau khi theo dõi san hô biển, hiện tượng tảo nở hoa, sinh vật phù du...

Choang ngop bang chu cai tu anh ve tinh cua NASA
Nhiếp ảnh gia, phi hành gia ông Dr. Seuss mất hai năm thu thập được 26 hình ảnh khác nhau về tạo hình của thiên nhiên rất giống các chữ cái ABC từ ảnh vệ tinh của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA). Những chữ cái ABC khổng lồ được nhìn từ vũ trụ trông vô cùng kỳ diệu, là những đám mây, tảo biển, sinh vật phù du, khói lửa, hiện tượng biến đổi địa chất”… Dr. Seuss cho rằng, tìm kiếm những hình thù chữ O và C thì rất dễ dàng, nhưng tìm được chữ A, B và R là cực kỳ khó khăn và tốn nhiều năm để theo dõi mới chụp được.

Choang ngop bang chu cai tu anh ve tinh cua NASA-Hinh-2
 Các nhà du hành của NASA tìm thấy bức ảnh hình chữ A trên sông Utah xanh rờn phía bên trái, phía bên phải là hình chữ b thường.  
Choang ngop bang chu cai tu anh ve tinh cua NASA-Hinh-3
'C': Các phi hành gia NASA tìm thấy một hòn đảo nhân tạo ở cuối phía nam đảo Bahrain vào ngày 23/1/2011, tạo hình từ cát trắng và nước biển xâm lấn. 

Choang ngop bang chu cai tu anh ve tinh cua NASA-Hinh-4
 'D': Một hòn đảo hình dạng chữ D rõ ràng hiện giữa biển khơi, ghi lại từ Vệ tinh Landsat 7 tại đảo Akimiski ở vịnh James vào 9/8/2000.

Choang ngop bang chu cai tu anh ve tinh cua NASA-Hinh-5
 'F': Vệ tinh Aqua của NASA đã ghi lại một thung lũng đông nam Tây Tạng phủ đầy tuyết, nổi bật là các thảm thực vật vào ngày 4/8/2014.

Choang ngop bang chu cai tu anh ve tinh cua NASA-Hinh-6
  'G': Hình ảnh Đảo Pinaki được chụp bởi các phi hành gia trên Trạm không gian quốc tế.

Choang ngop bang chu cai tu anh ve tinh cua NASA-Hinh-7
 “H”: Hình ảnh một con sông chảy theo dạng hình chữ H qua các rặng núi phía tây nam Kyrgyzstan.

Choang ngop bang chu cai tu anh ve tinh cua NASA-Hinh-8
"I": Phi hành gia trung tâm vệ tinh Terra của NASA đã chụp lại hình ảnh quần đảo Andaman trải dài lục địa thẳng băng lẻ loi giữa biển. 

Choang ngop bang chu cai tu anh ve tinh cua NASA-Hinh-9
 'J': Vệ tinh Landsat 8 đã chụp hình ảnh chữ J trên đảo Trunk Reef gần Townsville, Australia.
Choang ngop bang chu cai tu anh ve tinh cua NASA-Hinh-10
 'K': Hình ảnh của một sông băng ở Sirmilik, thuộc Vườn Quốc gia Pond Inlet ở Mittimatalik, Canada. Chữ K được tạo nên từ thực vật phù du, sinh vật biển, sông đóng băng

Choang ngop bang chu cai tu anh ve tinh cua NASA-Hinh-11
 'L': Hình ảnh tuyết bao phủ trên khắp miền đông bắc Hoa Kỳ.

Choang ngop bang chu cai tu anh ve tinh cua NASA-Hinh-12
 'M': Vệ tinh Landsat 8 chụp hình ảnh các sông băng ở dãy núi Thiên Sơn, phía đông bắc Kyrgyzstan.

Choang ngop bang chu cai tu anh ve tinh cua NASA-Hinh-13
 'N': Vào ngày 4/3/2009, vệ tinh Terra chụp lại một hình ảnh tàu chở dầu di chuyển trên biển tạo ra một làn khói trắng hình chữ N độc đáo.

Choang ngop bang chu cai tu anh ve tinh cua NASA-Hinh-14
 'O': Vào ngày 24/1/2008, vệ tinh Terra chụp lại một miệng núi lửa phát thải nhiệt mãnh liệt, được biết miệng núi lửa hình chữ O này do thiên thạch Tenoumer rơi trúng vào 10.000 đến 30.000 năm trước đây

Choang ngop bang chu cai tu anh ve tinh cua NASA-Hinh-15
 'P': Cảm biến vệ tinh Terra lại hình ảnh đồng bằng Mackenzie ở Canada.

Choang ngop bang chu cai tu anh ve tinh cua NASA-Hinh-16
 'Q': Hiện tượng phát xạ nhiệt mãnh liệt ở đồng bằng Lonar Crater ở Ấn Độ.

Choang ngop bang chu cai tu anh ve tinh cua NASA-Hinh-17
 'R': Ngày 20/1/2015, vệ tinh Landsat 8 chụp hình ảnh núi tuyết Lago Menendez tại Argentina.

Choang ngop bang chu cai tu anh ve tinh cua NASA-Hinh-18
 'S': Vào 29/4/2009, vệ tinh Terra ghi lại hình ảnh đám mây xoáy từ một siêu bão trên Đại Tây Dương.

Choang ngop bang chu cai tu anh ve tinh cua NASA-Hinh-19
 'T': Ngày 9/3/2015, Landsat 8 chụp hình ảnh này một con đường nối dài hai vườn cây lá kim giữa sa mạc tại United Arab Emirates.