Chuyên gia an ninh mạng HiếuPC phát hành phần mềm chống lừa đảo trên mạng

Chỉ sau 3 ngày ra mắt, công cụ chống lừa đảo của HiếuPC đã có hơn 10.000 người dùng. Đây là phần mềm dạng tiện ích mở rộng dành cho trình duyệt web.

“Tôi làm việc này vì muốn đóng góp cho cộng đồng một công cụ tuy đơn giản nhưng chống lại phần nào các trang lừa đảo, chứa mã độc”, Ngô Minh Hiếu, chuyên gia an ninh mạng đang công tác tại Trung tâm Giám sát An toàn Không gian Mạng Quốc gia chia sẻ với Zing.
Theo đó, công cụ do ông Hiếu tạo ra có tên Chống Lừa Đảo. Đây là dự án phi lợi nhuận do đích thân Ngô Minh Hiếu (HiếuPC) thực hiện. Sau 3 ngày ra mắt, công cụ trên đạt hơn 10.000 người sử dụng.
Chuyen gia an ninh mang HieuPC phat hanh phan mem chong lua dao tren mang
Dự án chống lừa đảo do đích thân HiếuPC tạo ra đã đạt 10.000 người dùng trong 3 ngày.
“Vì là dự án phi lợi nhuận tự phát triển nên công cụ vẫn còn nhiều nhiều điểm chưa hoàn thiện. Tôi mong rằng sẽ sớm đón nhận được nhiều ý kiến đóng góp của cộng đồng để phát triển thêm”, ông Hiếu cho biết.
Người dùng có thể tải xuống công cụ tại trang https://chongluadao.vn. Hiện tại công cụ chỉ được phát triển dạng tiện ích mở rộng (add-on) của các trình duyệt Chrome, Microsoft Edge, Cốc Cốc, Brave, Kiwi Browser.
“Trong thời gian tới, tôi sẽ phát triển các bản cho hệ điều hành Android và iPhone. Đồng thời sẽ nâng cấp thêm nhiều tính năng có ích cho cộng đồng. Hiện tiện ích trên đang đợi được xét duyệt ở những cửa hàng của trình duyệt Chrome, FireFox, Microsoft Edge và Opera.
Theo ông Hiếu, công cụ này hoạt động dựa trên nền tảng máy học kết hợp với đội ngũ kiểm duyệt có chuyên môn.
“Khi người dùng phát hiện một trang web mạo danh, lừa đảo hay chứa mã độc có thể báo cáo cho chúng tôi. Ngay lập tức, chúng tôi sẽ kiểm tra độ an toàn của trang web để đưa vào danh sách đen. Khi những người dùng khác cũng cài đặt ứng dụng truy cập trang web đó sẽ nhận được cảnh báo”, ông Hiếu chia sẻ.
Tuy vậy, theo ông Hiếu, đội ngũ kiểm duyệt hiện nay chỉ có 2 người. "Ở giai đoạn phát triển, tôi làm việc quên ăn ngủ để mong dự án nhanh hoàn thiện. Đặc biệt là lúc hàng loạt trang giả mạo ngân hàng, gửi tin nhắn lừa đảo đến người dùng. Tôi hy vọng các bạn trẻ có chung đam mê có thể cùng tham gia đóng góp cho dự án này", ông Hiếu nói.
Để tránh việc nhận hàng loạt báo cáo giả mạo, ông Hiếu và đội ngũ kỹ thuật đã nạp sẵn hàng trăm nghìn trang web đã được kiểm định. “Ví dụ ai đó báo cáo trang Google, Amazon là lừa đảo thì hệ thống tự động bỏ qua những trường hợp này”, ông Hiếu phân tích.
Đặc biệt, ông Hiếu khẳng định công cụ này không thu thập, lưu giữ bất kỳ thông tin cá nhân nào của người dùng. “Tôi phát triển dự án này hoàn toàn vì cộng đồng”, ông Hiếu kết luận.
Ngô Minh Hiếu còn được biết đến với tên HiếuPC. Sau thời gian chịu án 7 năm từ vì đánh cắp dữ liệu an sinh xã hội của 200 triệu người Mỹ, Hiếu trở về Việt Nam và bắt đầu những dự án phi lợi nhuận. Theo ông Hiếu, đây là cách ông đền bù, đóng góp cho xã hội vì những việc đã làm trong quá khứ.

Mở photoshop ra chơi, hội chị em phát hiện mình có "phép thuật"

(Kiến Thức) - Chỉ bằng vài lần click chuột trong phần mềm photoshop, hội chị em phát hiện ra mình có "phép thuật" khi biến từ "cú thành công".

Mo photoshop ra choi, hoi chi em phat hien minh co
 Có thể nói, nguyên nhân chính đứng sau việc càng ngày càng có nhiều pha bóc mẽ "sống ảo" trên MXH tăng cao không đâu khác chính là do... photoshop

Photoshop lố tay Hoa hậu Hương Giang bị dân mạng bóc phốt

Bỏ qua những dòng cap vu vơ về tình yêu thường thấy, Hoa hậu Hương Giang kheo nhan sắc đỉnh cao nhưng vẫn bị nhắc khéo về việc photoshop chân hơi quá đà.

Photoshop lo tay Hoa hau Huong Giang bi dan mang boc phot
 Mới đây, trên trang cá nhân, Hoa hậu Hương Giang thu hút mọi sự chú ý khi  đăng tải khoảnh khắc đọ dáng cùng với Hoa hậu Việt Nam Đỗ Mỹ Linh và Hoa hậu Thế giới Việt Nam Lương Thùy Linh. 

Tạm “quên” Bphone, CEO Nguyễn Tử Quảng quay về với... diệt virus

(Kiến Thức) - Sau những "cơn mưa gạch đá" dành cho Bphone4, CEO Nguyễn Tử Quảng vẫn tiếp tục cùng BKAV ra mắt sản phẩm cả các lĩnh vực khác. Mới đây là phần mềm diệt virus Bkav 2020, sử dụng AI để diệt virus không cần mẫu nhận diện.

CEO Nguyễn Tử Quảng chia sẻ: "Tập đoàn công nghệ BKAV vừa ra mắt phần mềm diệt virus BKAV 2020, sử dụng AI để diệt virus không cần mẫu nhận diện".
Theo đó, điểm đặc biệt là các nhà nghiên cứu an ninh mạng của BKAV đã có thể "bắt" AI hoạt động hiệu quả ngay tại máy trạm, thay vì trên hệ thống server. Việc quét virus bằng AI nhưng không làm giảm hiệu năng của máy, là điều không phải nhà sản xuất nào cũng có thể thực hiện được.