Chuyện có thật về nữ y tá bệnh viện Tâm thần giết người hàng loạt

Nói đến những chuyện rùng rợn có thật xảy ra tại Bệnh viện Tâm thần Taunton, không thể không nhắc tới tội ác của kẻ giết người hàng loạt đội lốt nữ y tá có gương mặt thiên thần Jane Toppan.

Bệnh viện Tâm thần Taunton được mở ra vào năm 1854, tọa lạc trên Đại lộ Hodges, ở TP.Taunton, bang Massachusetts, Mỹ.
Nơi đây được ví như địa ngục trần gian đúng nghĩa – nơi các bác sĩ mặc sức tiến hành các thử nghiệm tàn độc và vô nhân đạo lên bệnh nhân.
Trong khi đó, các bệnh nhân vẫn ngây thơ hy vọng những thử nghiệm đó hướng tới mục đích cao cả, là tìm ra phương pháp chữa bệnh tâm thần trong tương lai.
Nói đến những chuyện rùng rợn có thật xảy ra tại bệnh viện Taunton, không thể không nhắc đến tội ác của kẻ giết người hàng loạt, đội lốt nữ y tá có gương mặt thiên thần Jane Toppan.
Chuyen co that ve nu y ta benh vien Tam than giet nguoi hang loat
 Bệnh viện tâm thần Taunton được ví như địa ngục trần gian bệnh viện Taunton. 
Toppan coi bệnh nhân của mình như những con chuột bạch thí nghiệm. Cô ta tiêm cho bệnh nhân đủ các hỗn hợp thuốc, về cơ bản, như thế không khác gì đầu độc họ.
Nữ sát nhân hàng loạt này tìm thấy niềm khoái cảm đặc biệt khi chứng kiến bệnh nhân chết trước mặt mình. Cô ta sẽ bò lên giường nạn nhân, ôm họ cho tới khi họ chết trên tay cô ta.
Khi bị bắt vào năm 1901, Toppan thú nhận đã giết 31 người, trong đó có chị nuôi và chồng cô ta.
Những lời đồn đại kinh dị khác cũng liên tiếp bủa vây Bệnh viện Taunton.
Nhiều người tin rằng, một số bác sĩ ở đây thậm chí còn dùng thi thể của bệnh nhân để hiến tế trong các nghi thức liên quan đến quỷ Satan. Người ta đồn rằng, chuyện này diễn ra thường xuyên và nơi thực hiện những nghi thức huyền bí này là tầng hầm của bệnh viện.
Có lần, một nhân viên bệnh viện phát hiện những dấu vết lạ và máu nhuốm đỏ tường tầng hầm. Anh ta tò mò đi xuống để xem chuyện gì xảy ra, nhưng không tài nào bước qua nổi bậc thang cuối cùng.
Anh ta nói cảm giác đau đớn và khốn khổ xâm chiếm mình. Nam nhân viên này lập tức bỏ việc vào ngày hôm đó. Nhiều năm sau, anh ta vẫn cảm thấy khó hiểu và không thể diễn tả bằng lời những gì mình trải qua.
Khu rừng bao quanh bệnh viện tâm thần này cũng nhuốm màu sắc liêu trai, với những chuyện kỳ quái được người đời truyền tai nhau.
Nhiều người khẳng định nghe thấy tiếng rên rỉ và khóc than cầu cứu, tiếng đập cửa không rõ từ đâu.
Những người khác lại cho biết, họ nhìn thấy ánh sáng kỳ lạ và cảm thấy luồng khí lạnh tỏa ra từ những tán cây.
Nghĩa trang nằm trong khuôn viên bệnh viện cũng được cho là có “ma ám”.
Câu chuyện về một bệnh nhân không hiểu vì lý do gì mà tự đi tới nghĩa trang trong đêm khuya, trở thành tin đồn, cũng như câu chuyện ám ảnh nhất về bệnh viện này.
Khi cúi xuống gần một bia mộ, bệnh nhân này cảm thấy thứ gì đó lạnh toát đặt lên vai mình. Nghĩ mình bị người khác phát hiện, anh ta liền đứng lên, giơ tay lên cao như thể đầu hàng...
Nhưng khi ngoái đầu lại, anh ta chỉ thấy một khoảng không hư vô, chẳng ai ở đó cả. Một phút sau, một giọng nói thì thầm vào tai anh ta: “Rời khỏi đây ngay”.
Người đàn ông sợ hãi vội trở lại giường bệnh của mình. Sau đó, người ta phát hiện trên vai anh ta còn hằn vết bầm lớn. Đó chính là vị trí anh ta cảm nhận được bàn tay vô hình khi trước đó.
Những bệnh nhân và nhân viên trước đây của bệnh viện này cũng tin rằng, vẫn còn một số "hồn ma" vất vưởng nơi đây. Một trong số đó là người đàn ông mặc đồ trắng. "Hồn ma" này thường lảng vảng dọc hành lang tầng 3, thoắt ẩn thoắt hiện rồi biến mất.
Đáng sợ hơn, các bệnh nhân khẳng định, họ nhìn thấy người đàn ông này bò trên tường như một cây dây leo, đôi khi họ thấy ông ta đứng trong góc phòng, nhìn họ chằm chằm.
Những hiện tượng kỳ quái cũng thường xuyên xảy ra trong bệnh viện như đèn nhấp nháy liên tục, cánh cửa đột nhiên đóng sầm và sự hiện diện của các luồng khí lạnh.
Bệnh viện tâm thần Taunton duy trì hoạt động liên tục dù nhiều tòa nhà bị thiêu rụi, đổ nát theo thời gian.
Đến những năm 1990, bệnh viện và khu vực xung quanh được liệt kê vào danh sách Sổ bộ Địa danh Lịch sử Quốc gia. Hiện tại, nơi đây chỉ còn lại các tòa nhà hoang phế, rất ít người lui tới.

Cận cảnh bệnh viện thời chiến ở Afghanistan

(Kiến Thức) - Mỗi ngày, các bác sĩ của bệnh viện thời chiến Boost ở tỉnh Helmand, Afghanistan có thể phải tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân mới.

Can canh benh vien thoi chien o Afghanistan
 Các bác sĩ và nhân viên y tế của bệnh viện thời chiến Boost luôn đối mặt với nguy hiểm do các cuộc xung đột và sự nổi dậy của phiến quân Taliban ở Afghanistan. Ảnh: Các bác sĩ đang phẫu thuật cho một bệnh nhân tại bệnh viện Boost, tỉnh Helmand. 

Can canh benh vien thoi chien o Afghanistan-Hinh-2
Được biết, năm 2015, các bác sĩ của bệnh viện này đã tiến hành hơn 3.400 ca phẫu thuật, 65% trong số đó là trường hợp khẩn cấp. Ảnh: Một em nhỏ gào khóc khi nằm trên giường bệnh ở bệnh viện Boost

Can canh benh vien thoi chien o Afghanistan-Hinh-3
 Thống kê của Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) cho biết, 80% số bệnh nhân nhập viện chậm trễ do ảnh hưởng của các cuộc xung đột. Ảnh: Một bệnh nhi đang được điều trị trong bệnh viện Boost. Nhiều bệnh nhân của bệnh viện này là phụ nữ và trẻ em.

Can canh benh vien thoi chien o Afghanistan-Hinh-4
 Bác sĩ Saeed Abbas Sadat ngồi trong nhà cùng 4 đứa con của anh. Bác sĩ Saeed đã làm việc trong phòng cấp cứu tại bệnh viện Boost ở tỉnh Helmand trong 5 năm. “Tôi sẽ không rời khỏi bệnh viện này”, Saeed chia sẻ.

Can canh benh vien thoi chien o Afghanistan-Hinh-5
Bé “Abdullah” được tiếp nhận vào khoa chăm sóc đặc biệt của bệnh viện Boost ngày 18/5/2016 vì bị suy dinh dưỡng và tiêu chảy nặng. Bố mẹ của Abdullah cho biết, họ không thể đưa bé đến bệnh viện suốt hơn 1 tháng vì cuộc giao tranh liên tiếp giữa lực lượng chính phủ Afghanistan và phiến quân Taliban tại ngôi làng của họ. 

Can canh benh vien thoi chien o Afghanistan-Hinh-6
Một em nhỏ bật khóc khi nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện Boost. Được biết, Afghanistan là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em cao nhất thế giới. 

Can canh benh vien thoi chien o Afghanistan-Hinh-7
Một bà mẹ đang chăm sóc cho đứa con của cô. 

Can canh benh vien thoi chien o Afghanistan-Hinh-8
 Những người phụ nữ và trẻ nhỏ chờ để gặp bác sĩ trong phòng cấp cứu ở bệnh viện Boost.

Can canh benh vien thoi chien o Afghanistan-Hinh-9
 Một bác sĩ đang kiểm tra sức khỏe của một trẻ sơ sinh trong lồng kính. Bệnh viện có một phòng gồm 24 giường cho trẻ sơ sinh dưới 30 ngày tuổi. Theo các bác sĩ, cuộc xung đột tiếp diễn tại quốc gia châu Á này khiến các bà mẹ căng thẳng nên dễ sinh non.

Can canh benh vien thoi chien o Afghanistan-Hinh-10
Hai em bé sơ sinh ngủ trong lồng kính tại phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện Boost ở tỉnh Helmand. Được biết, hơn 12.700 đứa trẻ đã chào đời tại bệnh viện này năm 2015. 

Đòi bồi thường 3 tỷ sau khi phát hiện có băng vệ sinh trong nồi lẩu

Một người phụ nữ tên là Ni đã khẳng định rằng cô đã lấy ra một chiếc băng vệ sinh trong nồi lẩu ở một cửa hàng Haidilao ở Thâm Quyến, Trung Quốc, vào ngày 28 tháng 9.

Cô Ni đã yêu cầu bồi chủ nhà hàng bồi thường 1 triệu nhân dân tệ (3 tỷ đồng). Tuy nhiên, khi nói chuyện, chủ cửa hàng chỉ giải thích rằng “vật thể mỏng manh” mà cô tìm thấy trong nồi lẩu có lẽ là…giấy gói thịt lợn. Không hài lòng với lời giải thích từ phía nhà hàng, Ni và nhóm bạn đồng hành đã đập phá và ném đồ đạc trong cửa hàng. Nhân viên nhà hàng sau đó đã gọi cảnh sát.