Chứng khoán ngày 26/1: Cổ phiếu nào nên chú ý?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 26/1.

Khuyến nghị khả quan cho LPB với giá mục tiêu 28.400 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Ngày 24/01/2022, Sở GDCK Hà Nội (HNX) đã thông báo về ý định bán đấu giá cổ phần của Bưu điện Việt Nam (VNPost) tại LPB như sau:

Số lượng cổ phần bán đấu giá: 122 triệu cổ phiếu LPB - tương đương tỷ lệ 10,15% cổ phần. Giá khởi điểm: 28,930 đồng/CP.

Ngày tổ chức đấu giá dự kiến: 23/02/2022 Ngày 13/12/2021, LPB thông báo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chấp thuận việc thoái vốn của cổ đông lớn VNPost, đơn vị hiện sở hữu 10,15% cổ phần LPB.

LPB cho biết đã chuẩn bị cho việc thoái vốn của VNPost và quan hệ đối tác giữa LPB và VNPost dựa trên hợp đồng 50 năm; do đó, sẽ không có gì thay đổi liên quan đến quan hệ đối tác này.

VCSC hiện đang có khuyến nghị KHẢ QUAN cho LPB với giá mục tiêu 28.400 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng mức sinh lời cổ phiếu dự kiến là 32,1%.

Chung khoan ngay 26/1: Co phieu nao nen chu y?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 26/1?

Khuyến nghị mua PNJ với giá mục tiêu 120.200 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): HĐQT của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đã phê duyệt kế hoạch phát hành riêng lẻ 15 triệu cổ phiếu (tương đương 6,6% số lượng cổ phiếu đang lưu hành) với giá phát hành 95.000 đồng/CP. 7,35 triệu cổ phiếu (cụ thể, 49% số lượng cổ phiếu mới phát hành) sẽ được chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài. Đợt phát hành riêng lẻ này dự kiến sẽ hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2022.

PNJ có kế hoạch sử dụng số tiền thu được từ đợt phát hành riêng lẻ này (1,43 nghìn tỷ đồng) cho 3 lĩnh vực chính: nâng cấp năng lực sản xuất về công suất và công nghệ (25% số tiền thu được), mở rộng mạng lưới cửa hàng và danh mục sản phẩm (55% số tiền thu được) và chuyển đổi số (20% số tiền thu được).

VCSC chưa đưa kế hoạch phát hành riêng lẻ này vào các dự báo và định giá của chúng tôi cho PNJ. Tuy nhiên, với tỷ lệ phát hành tương đối thấp (6,6% trước khi phát hành) và quan điểm của chúng tôi rằng tác động của đợt phát hành đối với các dự báo sẽ chủ yếu ở khía cạnh cơ cấu vốn hơn là tăng trưởng, đợt phát hành này sẽ có tác động không đáng kể đối với dự báo hiện tại và định giá của chúng tôi cho PNJ.

VCSC hiện có khuyến nghị MUA cho PNJ với giá mục tiêu 120.200 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng là 26,1%, bao gồm lợi suất cổ tức là 2,1%.

Khuyến nghị mua cho TCB với giá mục tiêu 67.700 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB) đã công bố KQKD hợp nhất cho năm 2021 với LN trước dự phòng (PPOP) và LNST sau lợi ích CĐTS lần lượt đạt 25,9 nghìn tỷ đồng (+40,7% YoY) và 18,0 nghìn tỷ đồng (+46,4% YoY), đạt lần lượt 102,4% và 101,7% dự báo tương ứng năm 2021.

Lợi nhuận tăng mạnh được hỗ trợ bởi (1) mức tăng lần lượt là 42,4% YoY và 57,9% YoY trong thu nhập từ lãi (NII) và thu nhập phí ròng (NFI) (bao gồm phí từ kinh doanh ngoại hối), (2) mức tăng 7,6% YoY trong lợi nhuận từ chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư và (3) chi phí dự phòng tương đối ổn định theo năm, bị ảnh hưởng phần nào bởi chi phí HĐKD (OPEX) tăng 29,5% YoY và thu nhập ròng khác giảm 20,9% YoY.

Tăng trưởng tín dụng năm 2021 của TCB đạt mức cao nhất trong số các ngân hàng đã có báo cáo KQKD trong danh mục theo dõi.

NIM quay trở lại đà tăng so với quý trước. Thu nhập ngoài lãi (NOII) đạt mức tăng trưởng 2 chữ số vào năm 2021. Chi phí dự phòng năm 2021 gần như không đổi YoY. Tỷ lệ nợ xấu tăng trong quý 4 năm 2021 nhưng vẫn ở mức dưới 1%.

VCSC khuyến nghị mua cho TCB với giá mục tiêu 67.700 đồng/cp.

Chứng khoán ngày 25/1: Cổ phiếu nào nên chú ý?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 25/1.

Khuyến nghị phù hợp cho NLG với giá mục tiêu 54.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) công bố KQKD quý 4/2021 với doanh thu thuần đạt 4,4 nghìn tỷ đồng (+381% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 361 tỷ đồng (-42% YoY).

Nhà Thủ Đức lỗ kỷ lục 715 tỷ đồng năm 2021

(Vietnamdaily) - CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH) tiếp tục báo lỗ hơn 715 tỷ đồng trong năm 2021 sau lận đận về thuế.

Trong quý 4, TDH ghi nhận doanh thu thuần âm đến 15 tỷ đồng, gánh theo chi phí giá vốn đến 170 tỷ khiến công ty lỗ gộp đến 185 tỷ đồng.

Kết quả đáng thất vọng của TDH bắt nguồn từ việc doanh thu của Công ty bị thu hẹp đáng kể so với năm trước. Trong khi mảng bán hàng hóa không mang lại doanh thu thì mảng bất động sản còn ghi nhận doanh thu âm do hàng bán bị trả lại, khách hàng không thanh toán tiền và Công ty phải thu hồi sản phẩm đã bán.

Trong kỳ, chi phí lãi vay được tiết giảm đáng kể còn hơn 3 tỷ đồng, tuy vậy chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm đến 140 tỷ đồng. Sau cùng, TDH lỗ đến 778 tỷ đồng.

Petroland lãi 29 tỷ đồng cả năm 2021, vượt xa kế hoạch đặt ra

(Vietnamdaily) - CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí (Petroland, PTL) đã công bố BCTC hợp nhất quý 4 với kết quả kinh doanh khởi sắc.

Tính riêng quý 4, doanh thu thuần đạt 35 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ. Lãi gộp 17 tỷ đồng, gấp hơn 9 lần so với số lãi gộp vỏn vẹn khoảng 2 tỷ đồng cùng kỳ năm 2020.

Cũng trong quý 4, PTL ghi nhận tăng doanh thu tài chính gần như đi ngang trong khoảng 3 tỷ, đồng thời không phát sinh chi phí tài chính. Các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng so với cùng kỳ.

Kết quả PTL ghi nhận lãi sau thuế đạt 11 tỷ đồng, trong đó lãi ròng chiếm gần 10 tỷ đồng, khởi sắc hơn nhiều so với số lỗ ròng gần 800 triệu đồng trong quý 4/2020.

Petroland lai 29 ty dong ca nam 2021, vuot xa ke hoach dat ra
 

Luỹ kế cả năm 2021, doanh thu thuần của PTL đạt 98 tỷ đồng, tăng 96% so với cùng kỳ, lãi ròng gần 29 tỷ đồng, gấp gần 12 lần so với kết quả thực hiện trong năm 2020. So với kế hoạch, PTL đã vượt xa mục tiêu cả năm.

Tính đến 31/12/2021, tổng tài sản của PTL đã tăng gần 56 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 1.205 tỷ đồng, trong đó 571 tỷ đồng là các khoản phải thu ngắn hạn.

Nợ phải trả của PTL tại thời điểm cuối năm ghi nhận xấp xỉ 443 tỷ đồng, trong đó vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn đạt 192 tỷ đồng; dài hạn gần 13 tỷ đồng.

Sắp tới đây, PTL dự kiến sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường vào tháng 1-2/2022, nội dung nhằm thay đổi cơ cấu HĐQT và Ban kiểm soát, đồng thời trình chủ trương huỷ niêm yết tự nguyện.

Trong tài liệu đại hội, PTL dự kiến bỏ nội dung huỷ niêm yết, ngược lại sẽ trình chiến lược, mô hình phát triển mới của Công ty thông qua thay đổi bộ nhận diện thương hiệu. Đáng chú ý, PTL muốn hướng đến chiến lược nâng giá trị vốn hoá lên 10.000 tỷ đồng.