Chữa ung thư tuyến tiền liệt xong, nên đi bộ

Chỉ cần chăm đi bộ, những người đã điều trị ung thư tuyến tiệt liệt chẳng những sống khỏe hơn mà còn cảu thiện khả năng tình dục.

Chua ung thu tuyen tien liet xong, nen di bo
Sau chữa trị ung thư tuyến tiền liệt nên đi bộ. Ảnh minh họa: Internet. 
Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Northwestern (Chicago, Mỹ) đã khảo sát hơn 51.000 bệnh nhân còn sống sau điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm.

Những thông tin mà họ thu thập bao gồm các vấn đề có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như những rối loạn về hệ tiết niệu, tiêu hóa, rối loạn chức năng cương dương hay các rối loạn tình dục khác, tình trạng tăng cân, mệt mỏi hay trầm cảm... Những hoạt động thể lực như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội hay chơi các môn thể thao khác cũng được ghi nhận để phân tích.
Kết quả cho thấy ở những người có hoạt động thể lực như chỉ cần đi dạo khoảng ba giờ/tuần cũng giúp cải thiện được chất lượng cuộc sống như sớm phục hồi chức năng tình dục, giảm mệt mỏi và trầm cảm, hạn chế tăng cân. Ở những người đi bộ nhanh thì chỉ cần 90 phút/tuần cũng mang lại hiệu quả tương tự.
Bác sĩ Nguyễn Tất Bình (Theo Journal of Cancer Survivorship: Research and Practice)

Lý do phụ nữ nên tập thể hình

(Kiến Thức) - Việc tập thể hình không những giúp bạn giữ dáng mà còn có tác dụng làm đẹp da, phòng chống bệnh tật hiệu quả.

Ly do phu nu nen tap the hinh
Nếu như trước đây, định nghĩa đẹp gắn liền với những đường cong hay thân hình gầy gò thì bây giờ, cơ thể săn chắc lại là mong muốn của hầu hết phụ nữ. Để có một thân hình săn chắc thì cơ bắp của bạn phải chắc khỏe kết hợp với một thân hình ít mỡ. Việc tập thể hình đúng cách giúp cánh tay của bạn trở nên thon gọn hơn, ngoài ra còn giúp bạn có một vòng eo con kiến và vòng ba căng đầy.

Ảnh xúc động về phút tỉnh táo của bệnh nhân tâm thần

(Kiến Thức) - Hình ảnh nữ bệnh nhân tâm thần làm duyên, cười điệu hay hưởng thụ những phút giây tỉnh táo tại BV Tâm thần Trung ương I, Hà Nội khiến nhiều người xúc động.

Anh xuc dong ve phut tinh tao cua benh nhan tam than
Bệnh nhân tại khoa Cấp tính nữ của Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (Thường Tín, Hà Nội) có nhiều độ tuổi, đến từ nhiều nơi khác nhau, điểm chung là bệnh ở tình trạng cấp tính và nặng. Ngoài những lúc "không còn là chính mình", họ cũng có những giờ phút tỉnh táo, thảnh thơi hoặc suy tư, thể hiện những cảm xúc rất phụ nữ khiến  ai nấy bắt gặp không khỏi xúc động.