Chưa thoát lỗ lũy kế, cổ phiếu TPC và FDC tiếp tục bị cảnh báo

(Vietnamdaily) - Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2024 trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2024 của cả 2 công ty này đều ghi nhận là số âm.

Trong  ngày 19/03/2025, Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HoSE) đã gửi các thông báo về việc giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu TPC của CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (HoSE: TPC) và cổ phiếu FDC của CTCP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (Fideco, HoSE: FDC).

Theo HoSE, cổ phiếu TPC bị giữ nguyên diện cảnh báo theo Quyết định số 127/QĐ-SGDHCM ngày 22/3/2024 của Tổng Giám đốc Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh. Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2024 trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2024 của công ty âm 3,33 tỷ đồng.

Tương tự, HoSE cũng giữ nguyên quyết định giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu FDC theo Quyết định số 144/QĐ-SGDHCM ngày 29/3/2023 của Tổng Giám đốc Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh. Nguyên nhân được đưa ra là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 31/12/2024 của công ty âm 187,16 tỷ đồng căn cứ báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024.

Theo đó, cả hai cổ phiếu TPC và FDC đều chưa đáp ứng quy định đưa ra khỏi diện cảnh báo tại điểm b khoản 4 Điều 37 quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/3/2022 của Hội đồng Thành viên Sở GDCK Việt Nam.

Chua thoat lo luy ke, co phieu TPC va FDC tiep tuc bi canh bao
Ảnh minh họa 

Công ty Cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng, tiền thân là Công ty Nhựa Tân Đại Hưng, được thành lập từ năm 1984. Năm 2001, Công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh thành Công ty Cổ phần. Sản phẩm chủ yếu của Tân Đại Hưng là bao bì dệt PP (polypropylene) và PE (polyethylene) được sử dụng chứa đựng gạo, phân bón, thức ăn gia súc, các sản phẩm nông nghiệp;...

Về kết quả kinh doanh, Nhựa Tân Đại Hưng đã có lãi trở lại trong năm 2024 sau năm lỗ lớn trước đó. Tuy nhiên, mức lợi nhuận ròng gần 12 tỷ đồng vẫn thấp so với mặt bằng chung nhiều năm qua. Đồng thời, cũng chưa đủ để TPC thoát lỗ lũy kế trên báo cáo tài chính.

Còn CTCP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh có tiền thân là Công ty Phát triển Thủy sản TP.HCM, được thành lập năm 1989. Khi mới thành lập Công ty tập trung hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thủy hải sản và đến nay FDC đã mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác như xây dựng dân dụng, cho thuê và kinh doanh bất động sản, sản xuất bao bì và vật liệu xây dựng...

Năm 2024, kết quả kinh doanh của Fideco cũng khả quan hơn khi ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt hơn 5 tỷ đồng, gấp 7 lần so với năm 2023. Công ty lý giải chủ yếu do quý 4/2024, Tòa nhà văn phòng Fideco tại số 28 Phùng Khắc Khoan-Quận 1 của công ty đã được đưa vào khai thác cho thuê (năm trước là đang xây dựng) và cuối năm 2024 công ty cũng cơ cấu xong mảng cho thuê các tòa nhà văn phòng còn lại. Hiện tại mảng kinh doanh cho thuê văn phòng có doanh thu và lợi nhuận tốt, ổn định. Dẫu vậy, Fideco vẫn chưa thoát được cảnh lỗ lũy kế tại thời điểm 31/12/2024 ghi nhận còn âm 187,16 tỷ đồng.

Cấp nước Đồng Nai lên kế hoạch thấp nhất 5 năm

(Vietnamdaily) - DNW đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 đạt 1.190 tỷ đồng, giảm 7% so với thực hiện năm 2024, trong khi lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 270 tỷ đồng, thấp hơn 22% so kết quả đạt được năm 2024.

CTCP Cấp nước Đồng Nai (UPCoM: DNW) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 trong đó công ty đã đề ra các chỉ tiêu kinh doanh trong năm 2025.

Lỗ chồng lỗ, nợ xấu tăng: Rạng Đông Holding ngưng hoạt động

(Vietnamdaily) - Trong văn bản giải trình chậm nộp BCTC vào ngày 27/2, Rạng Đông Holding cho biết hiện nay, RDP và các công ty thành viên đều đang tạm ngừng hoạt động.

Ngày 27/2/2025, Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (HoSE: RDP) đã gửi công văn đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM để giải trình về việc chậm công bố Báo cáo tình hình quản trị Công ty năm 2024 và BCTC quý 4 năm 2024.

Rạng Đông Holding cho biết từ nửa cuối năm 2024, tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc bị nhảy nhóm nợ xấu trên hệ thống tín dụng quốc gia. Kéo theo đó là sự khó khăn trong hoạt động của các công ty thành viên. Hiện nay, RDP và các công ty thành viên đều đang tạm ngừng hoạt động, phần lớn nhân sự đã nghỉ dẫn đến không cung cấp được số liệu để tổng hợp và lập Báo cáo tài chính, Báo cáo tình hình quản trị Công ty đúng thời hạn theo quy định pháp luật.