Chữa táo bón cực nhạy bằng củ dền

(Kiến Thức) - Không chỉ ngon, củ dền còn là vị thuốc chữa táo bón hiệu quả, và cải thiện chứng đau đầu, mất ngủ, đại tiện ra máu...

Chua tao bon hieu qua bang cu den
 
Củ dền có nguồn gốc Địa Trung Hải, được nhập vào nước ta, hiện trồng nhiều ở Đà Lạt và các tỉnh, có bán ở các chợ. Củ dền có màu đỏ là do chứa chất betanidin. Củ dền thường xào, nấu canh thịt, hầm xương, nấu súp, hoặc xay nước uống, ngoài ra còn được phơi khô dùng dạng bột ăn dần hoặc làm thuốc.
Theo y học cổ truyền, củ dền có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Tác dụng giải nhiệt, mát huyết, khai vị, an thần. Củ dền dùng chữa táo bón hiệu quả, chữa trị nóng nhiệt, đau đầu, mất ngủ, kiết lỵ, đại tiện ra máu...
Theo dược lý hiện đại, củ dền có nhiều vitamin A, B, C, PP, K và giàu khoáng chất (chỉ thua men bia) Mg, P, Can Fe, Cu, Br, Zn và axit amin.
Tài liệu gần đây còn cho rằng, củ dền là loại rau bổ dưỡng, giúp ăn ngon ngủ sâu hơn, phòng chữa viêm dây thần kinh, bệnh lao, bệnh ung thư... Sau đây là một số bài thuốc đơn giản nhưng hiệu nghiệm có sử dụng củ dền.
* Chữa ôn bệnh sốt cao, miệng khô khát, táo bón, tiểu vàng: Củ dền và đậu xanh mỗi vị 100 - 150g sắc nước uống ngày 2 - 3 lần.
* Chữa kiết lỵ đại tiện ra máu: Củ dền giã vắt nước cho uống.
Lưu ý, củ dền có nhiều chất ngọt, tính hàn, người bị tiểu đường, người tạng hàn dễ tiêu chảy không nên dùng nhiều.

Món ăn nhẹ tốt cho người tiểu đường

(Kiến Thức) - Các món ăn nhẹ cho bệnh nhân tiểu đường bao gồm từ 15 đến 30 gram carbohydrate và 100-200 calo.

Sôcôla nóng không đường. Một tách sôcôla nóng không đường là món tráng miệng lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là khi trời lạnh. Theo các chuyên gia về sức khoẻ, một cốc sôcôla nóng vào mùa đông không chỉ giúp bạn giữ ấm cơ thể trong tiết thời lạnh giá mà nó còn giúp tăng cường sức khoẻ.
 Sôcôla nóng không đường. Một tách sôcôla nóng không đường là món tráng miệng lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là khi trời lạnh. Theo các chuyên gia về sức khoẻ, một cốc sôcôla nóng vào mùa đông không chỉ giúp bạn giữ ấm cơ thể trong tiết thời lạnh giá mà nó còn giúp tăng cường sức khoẻ.
Bánh pudding không đường. Chỉ với 80 calo và 15g carbohydrate, một chiếc bánh pudding không đường hoàn toàn có thể là món tráng miệng tuyệt vời cho người tiểu đường. Loại bánh này cũng có nhiều hương vị hấp dẫn như sôcôla đen và quả hồ trăn.
 Bánh pudding không đường. Chỉ với 80 calo và 15g carbohydrate, một chiếc bánh pudding không đường hoàn toàn có thể là món tráng miệng tuyệt vời cho người tiểu đường. Loại bánh này cũng có nhiều hương vị hấp dẫn như sôcôla đen và quả hồ trăn.
Trái cây nhúng sữa chua không đường. Người bị tiểu đường có thể ăn trái cây, nhưng với số lượng hạn chế. Đường Láctasa trong sữa chua đã được lên men, rất tốt cho hệ tiêu hoá đặc biệt là bổ sung nhiều chất dinh dưỡng từ sữa cho người không dung nạp được đường Lactosa trong sữa. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường có thể kết hợp đa dạng các loại trái cây theo mùa với sữa chua không đường.
Trái cây nhúng sữa chua không đường. Người bị tiểu đường có thể ăn trái cây, nhưng với số lượng hạn chế. Đường Láctasa trong sữa chua đã được lên men, rất tốt cho hệ tiêu hoá đặc biệt là bổ sung nhiều chất dinh dưỡng từ sữa cho người không dung nạp được đường Lactosa trong sữa. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường có thể kết hợp đa dạng các loại trái cây theo mùa với sữa chua không đường. 
Bánh bông lan dừa. Mỗi chiếc bánh bông lan dừa chỉ có khoảng 76 calo và 3 gam carbohydrate, nên rất an toàn cho người tiểu đường.
 Bánh bông lan dừa. Mỗi chiếc bánh bông lan dừa chỉ có khoảng 76 calo và 3 gam carbohydrate, nên rất an toàn cho người tiểu đường.
Sữa ít béo. Những sản phẩm từ sữa ít béo có lượng đường thấp. Do vậy đó là một lựa chọn tốt cho những bệnh nhân tiểu đường.
 Sữa ít béo. Những sản phẩm từ sữa ít béo có lượng đường thấp. Do vậy đó là một lựa chọn tốt cho những bệnh nhân tiểu đường.
Các loại hạt. Các loại hạt chưa qua chế biến như hạt điều, hạnh nhân đều là lựa chọn nhanh, tiện lợi và tốt cho sức khỏe. Các loại hạt trên có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim, bệnh mà những bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc cao. Chúng được xem là thức ăn nhẹ thân thiện với những bệnh nhân tiểu đường.
 Các loại hạt. Các loại hạt chưa qua chế biến như hạt điều, hạnh nhân đều là lựa chọn nhanh, tiện lợi và tốt cho sức khỏe. Các loại hạt trên có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim, bệnh mà những bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc cao. Chúng được xem là thức ăn nhẹ thân thiện với những bệnh nhân tiểu đường.
Bánh ngũ cốc nguyên hạt, và pho mát. Ngũ cốc giàu dinh dưỡng như gạo nứt, lúa mì, lúa mạch đen, và quinoa có thể làm giảm lượng đường trong máu và cholesterol. Pho mát có thể giúp tăng thêm protein để ổn định lượng đường trong máu, kiềm chế cơn đói, và cung cấp canxi cho xương chắc khỏe.
 Bánh ngũ cốc nguyên hạt, và pho mát. Ngũ cốc giàu dinh dưỡng như gạo nứt, lúa mì, lúa mạch đen, và quinoa có thể làm giảm lượng đường trong máu và cholesterol. Pho mát có thể giúp tăng thêm protein để ổn định lượng đường trong máu, kiềm chế cơn đói, và cung cấp canxi cho xương chắc khỏe.
Salad đậu đen. Đậu đen rất giàu chất xơ và protein, giúp ổn định lượng đường trong máu và kiềm chế cơn đói. Chất xơ cũng có thể giúp giảm cholesterol.
 Salad đậu đen. Đậu đen rất giàu chất xơ và protein, giúp ổn định lượng đường trong máu và kiềm chế cơn đói. Chất xơ cũng có thể giúp giảm cholesterol. 
Rửa sạch đậu đen rồi đem trộn đậu trong bát tô với 1/2 chén cà chua tươi xắt nhỏ, 1/2 chén dưa chuột hoặc cần tây xắt nhỏ, 1/2 chén ớt chuông xanh xắt nhỏ, và 1/4 tách bơ bóc vỏ. Trộn 2 muỗng cà phê nước cốt chanh tươi, 1 tép tỏi băm tươi (hoặc 1/4 muỗng cà phê bột tỏi), 1/8 muỗng cà phê muối và hạt tiêu đen mới xay cho vừa ăn.

 Rửa sạch đậu đen rồi đem trộn đậu trong bát tô với 1/2 chén cà chua tươi xắt nhỏ, 1/2 chén dưa chuột hoặc cần tây xắt nhỏ, 1/2 chén ớt chuông xanh xắt nhỏ, và 1/4 tách bơ bóc vỏ. Trộn 2 muỗng cà phê nước cốt chanh tươi, 1 tép tỏi băm tươi (hoặc 1/4 muỗng cà phê bột tỏi), 1/8 muỗng cà phê muối và hạt tiêu đen mới xay cho vừa ăn.

Bí quyết tạo màu tự nhiên cho món ăn

(Kiến Thức) - Tạo màu cho món bằng lá cây hay rau củ tươi vừa ăn toàn, đẹp lại khá hiệu quả .

Màu xanh lá cây. Màu xanh lá cây lấy từ thực vật chủ yếu là các loại lá như lá dứa, lá tre, mây, lá khúc, lá ngót... dùng để nhuộm màu các loại bánh. Lá dứa có thể được hấp chín trực tiếp từ lá tươi hoặc xay nhỏ, vắt lấy nước để lấy màu. Lá rau ngót thường dùng ở dạng tươi, giã vắt lấy nước, màu xanh của lá tre, mây phối hợp với màu của lá dong để nhuộm màu xanh cho bánh trưng.
Màu xanh lá cây. Màu xanh lá cây lấy từ thực vật chủ yếu là các loại lá như lá dứa, lá tre, mây, lá khúc, lá ngót... dùng để nhuộm màu các loại bánh. Lá dứa có thể được hấp chín trực tiếp từ lá tươi hoặc xay nhỏ, vắt lấy nước để lấy màu. Lá rau ngót thường dùng ở dạng tươi, giã vắt lấy nước, màu xanh của lá tre, mây phối hợp với màu của lá dong để nhuộm màu xanh cho bánh trưng.
Màu vàng. Người ta thường dùng nước củ nghệ để nhuộm màu cho bánh ngọt, bánh xèo, bột cà ri, các món canh. Màu vàng tươi trong quả dành dành không độc, có thể dùng nhuộm màu vàng cho bánh xu xê, bánh thạch, dùng kho cá hoặc các loại bánh ngọt khác.
Màu vàng. Người ta thường dùng nước củ nghệ để nhuộm màu cho bánh ngọt, bánh xèo, bột cà ri, các món canh. Màu vàng tươi trong quả dành dành không độc, có thể dùng nhuộm màu vàng cho bánh xu xê, bánh thạch, dùng kho cá hoặc các loại bánh ngọt khác.  
Màu đỏ. Để nhuộm màu đỏ cho xôi, người ta thường dùng gấc. Bộ phận dùng nhiều trong quả gấc là ruột gấc tươi và hạt gấc để trộn vào gạo nếp. Để nhuộm màu đỏ cho bánh kẹo, thạch… thì củ dền hay được sử dụng hơn.
Màu đỏ. Để nhuộm màu đỏ cho xôi, người ta thường dùng gấc. Bộ phận dùng nhiều trong quả gấc là ruột gấc tươi và hạt gấc để trộn vào gạo nếp. Để nhuộm màu đỏ cho bánh kẹo, thạch… thì củ dền hay được sử dụng hơn. 
Màu nâu. Màu nâu thông dụng nhất là màu caramel còn gọi là nước màu hoặc nước hàng, tạo được khi chúng ta thắng đường, thường dùng trong gia đình để làm các món kho, nấu, làm bánh... Ngoài ra, tùy theo độ đậm nhạt của màu nâu cho món ăn mà ta pha loãng hay đặc cafe hoặc chocolate để tạo từ màu nâu sáng đến màu nâu sẫm.
Màu nâu. Màu nâu thông dụng nhất là màu caramel còn gọi là nước màu hoặc nước hàng, tạo được khi chúng ta thắng đường, thường dùng trong gia đình để làm các món kho, nấu, làm bánh... Ngoài ra, tùy theo độ đậm nhạt của màu nâu cho món ăn mà ta pha loãng hay đặc cafe hoặc chocolate để tạo từ màu nâu sáng đến màu nâu sẫm. 
Màu tím. Lá cẩm thường được tín nhiệm để tạo ra sắc tím tía rất đẹp lại không mùi vị, không đọc hại và bền màu với nhiệt độ cao trong thời gian dài. Thông thường người ta sử dụng lá cẩm tươi, xay nghiền nhỏ, ép lấy nước, bổ sung thêm rượu, muối… dùng nhuộm màu xôi và các loại bánh.
Màu tím. Lá cẩm thường được tín nhiệm để tạo ra sắc tím tía rất đẹp lại không mùi vị, không đọc hại và bền màu với nhiệt độ cao trong thời gian dài. Thông thường người ta sử dụng lá cẩm tươi, xay nghiền nhỏ, ép lấy nước, bổ sung thêm rượu, muối… dùng nhuộm màu xôi và các loại bánh.  
Màu đen. Gai là loại cây lấy sợi nhưng lá gai được dùng để nhuộm màu đen cho thạch và loại bánh đặc biệt là bánh gai có màu đen nhánh như nhựa đường.

Màu đen. Gai là loại cây lấy sợi nhưng lá gai được dùng để nhuộm màu đen cho thạch và loại bánh đặc biệt là bánh gai có màu đen nhánh như nhựa đường.