Đến lượt ông Lê Duy Hưng bị bán giải chấp 4 triệu cổ phiếu DFF

(Vietnamdaily) - Ông Lê Duy Hưng- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đua Fat vừa bị bán giải chấp tổng cộng hơn 4 triệu cổ phiếu DFF, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 46,18% xuống còn 42,15%.

    Công ty Cổ phần Tập đoàn Đua Fat (UPCoM: DFF) vừa công bố thông tin về kết quả giao dịch cổ phiếu của người nội bộ công ty.
    Theo đó, trong hai phiên giao dịch ngày 18/2/2025 và 19/2/2025, ông Lê Duy Hưng - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn Đua Fat, đã bị các công ty chứng khoán bán giải chấp tổng cộng hơn 4 triệu cổ phiếu DFF
    Trong đó, phiên 18/2 đã bán hơn 3,8 triệu cổ phiếu DFF, sang phiên 19/2 tiếp tục thêm 200.000 cổ phiếu bị bán theo phương thức khớp lệnh.
    Trước các giao dịch này, ông Hưng nắm giữ hơn 37,7 triệu cổ phiếu DFF, tương đương 47,18% vốn điều lệ của Tập đoàn Đua Fat. Sau khi bị bán giải chấp, số lượng cổ phiếu DFF mà ông Hưng sở hữu giảm xuống còn hơn 33,7 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 42,15%.
    Làn sóng giải chấp còn diễn ra đối với người nhà của ông Hưng. Cụ thể, ông Lê Văn Thịnh, em ruột của ông Lê Duy Hưng, đã bị công ty chứng khoán bán giải chấp toàn bộ 779.700 cổ phiếu DFF mà ông sở hữu trong phiên giao dịch ngày 18/2/2025. Giao dịch này khiến ông Thịnh không còn là cổ đông của Tập đoàn Đua Fat.
    Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Chủ tịch Lê Duy Hưng và người nhà bị bán giải chấp cổ phiếu DFF. Theo báo cáo quản trị năm 2024 của công ty, ông Hưng đã bị bán giải chấp 258.600 cổ phiếu DFF, giảm tỷ lệ sở hữu từ 47,5% (38 triệu cổ phiếu) xuống 47,18% (hơn 37,7 triệu cổ phiếu).
    Den luot ong Le Duy Hung bi ban giai chap 4 trieu co phieu DFF
    Ông Lê Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đua Fat 
    Ông Lê Văn Thịnh cũng bị bán giải chấp hơn 6 triệu cổ phiếu DFF trong năm 2024, giảm tỷ lệ sở hữu từ 8,5% (6,8 triệu cổ phiếu) xuống chỉ còn 0,01% (779.700 cổ phiếu).
    Trong khi đó, bà Trần Thị Hồng Nhung, vợ ông Thịnh, cũng bị bán giải chấp 5,08 triệu cổ phiếu DFF, giảm tỷ lệ sở hữu từ 7,5% (6 triệu cổ phiếu) xuống 0,011% (920.000 cổ phiếu).
    Áp lực giải chấp diễn ra song song với xu hướng lao dốc của cổ phiếu, sau đợt giảm sàn liên tục 29 phiên liên tiếp từ tháng 7/2024, trước khi chững lại và loay hoay dưới ngưỡng 3.000 đồng/cp kể từ giữa tháng 8/2024. Kết phiên ngày 21/3, cổ phiếu DFF dừng ở mức 1.800 đồng/cp.
    Việc bán giải chấp diễn ra trong bối cảnh Đua Fat tiếp tục gặp khó khăn tài chính, với khoản lỗ ròng hơn 402,3 tỷ đồng trong năm 2024, nâng mức lỗ lũy kế tại thời điểm 31/12/2024 lên gần 502 tỷ đồng.
    Tính đến ngày 31/12/2024, tổng tài sản của Tập đoàn Đua Fat giảm 15,6% so với đầu năm, xuống còn gần 3.338 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt hơn 1.563,6 tỷ đồng, giảm 11,1% so với đầu năm và chiếm 46,8% tổng tài sản.
    Tổng nợ phải trả của Tập đoàn Đua Fat tại thời điểm cuối năm 2024 là hơn 3.039,8 tỷ đồng, giảm 6,6% so với đầu năm. Đáng chú ý, vay và nợ thuê tài chính chiếm phần lớn trong cơ cấu nợ, với hơn 2.040,6 tỷ đồng, tương đương 67,1% tổng nợ.

    Cấp nước Đồng Nai lên kế hoạch thấp nhất 5 năm

    (Vietnamdaily) - DNW đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 đạt 1.190 tỷ đồng, giảm 7% so với thực hiện năm 2024, trong khi lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 270 tỷ đồng, thấp hơn 22% so kết quả đạt được năm 2024.

    CTCP Cấp nước Đồng Nai (UPCoM: DNW) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 trong đó công ty đã đề ra các chỉ tiêu kinh doanh trong năm 2025.

    Lỗ chồng lỗ, nợ xấu tăng: Rạng Đông Holding ngưng hoạt động

    (Vietnamdaily) - Trong văn bản giải trình chậm nộp BCTC vào ngày 27/2, Rạng Đông Holding cho biết hiện nay, RDP và các công ty thành viên đều đang tạm ngừng hoạt động.

    Ngày 27/2/2025, Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (HoSE: RDP) đã gửi công văn đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM để giải trình về việc chậm công bố Báo cáo tình hình quản trị Công ty năm 2024 và BCTC quý 4 năm 2024.

    Rạng Đông Holding cho biết từ nửa cuối năm 2024, tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc bị nhảy nhóm nợ xấu trên hệ thống tín dụng quốc gia. Kéo theo đó là sự khó khăn trong hoạt động của các công ty thành viên. Hiện nay, RDP và các công ty thành viên đều đang tạm ngừng hoạt động, phần lớn nhân sự đã nghỉ dẫn đến không cung cấp được số liệu để tổng hợp và lập Báo cáo tài chính, Báo cáo tình hình quản trị Công ty đúng thời hạn theo quy định pháp luật.