Chủ khách sạn trên đèo Mã Pì Lèng là nạn nhân, phải xử lý cán bộ “làm ngơ” sai phạm

(Kiến Thức) - Chủ khách sạn Panorama xây dựng không phép trên đèo Mã Pì Lèng khẳng định, trong quá trình xây dựng, các cấp chính quyền rất ủng hộ, thậm chí còn đốc thúc hoàn thiện công trình. Như vậy, phải chăng cán bộ đã "làm ngơ" cho sai phạm?

Liên quan đến vụ khách sạn Panorama xây dựng không phép trên đèo Mã Pì Lèng, trả lời báo chí, bà Vũ Thị Ánh (57 tuổi, chủ khách sạn) cho biết, bà không tự ý xây dựng mà được các cấp chính quyền ở Hà Giang đồng ý, trong quá trình xây dựng, nhiều cơ quan chức năng đã đến kiểm tra độ an toàn. Đồng thời, nữ chủ nhà hàng Panorama cũng cho rằng, khu vực xây dựng công trình nằm ngoài vùng lõi của công viên địa chất.
Bà Ánh giải thích việc thiếu các loại giấy phép là do khi chính quyền địa phương kêu gọi đầu tư xây dựng, bà chỉ cố gắng làm cho kịp tiến độ chứ không quan tâm đến việc làm hồ sơ, thủ tục giấy tờ và nghĩ rằng địa phương sẽ lo các loại giấy phép.
Khi biết khách sạn mình đang sai phạm, có thể bị cưỡng chế, dỡ bỏ. Bà Ánh chia sẻ, nếu phá dỡ công trình, bà chỉ có nước nhảy xuống sông Nho Quế vì tất cả tài sản, cả cuộc đời của bà ở đây.
Chu khach san tren deo Ma Pi Leng la nan nhan, phai xu ly can bo “lam ngo” sai pham
Chủ khách sạn Panorama khẳng định không sai khi xây dựng công trình. 
Số đông dư luận cho rằng, nên thượng tôn pháp luật trong vụ việc này. Luật pháp quy định xây dựng sai phép, chưa có giấy phép phải cưỡng chế thì cứ đúng quy định mà thực hiện. Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng bà Ánh cũng chỉ là nạn nhân, những người đáng bị xử lý mà dư luận bỏ quên là cán bộ quản lý địa phương. 
Bởi theo lời bà Ánh cung cấp, bà được chính quyền địa phương tạo điều kiện để xây dựng, thậm chí là hối thúc để hoàn thành công trình. Như vậy, trong suốt quá trình xây dựng, chính quyền nắm được việc bà Ánh xây không phép. Không những không đình chỉ, xử lý vi phạm mà có dấu hiệu "làm ngơ" cổ vũ cho sai phạm (theo lời bà Ánh chia sẻ - PV). 
Trong nghẹn ngào uất ức trước việc khách sạn có thể bị dỡ bỏ, bà Ánh khẳng định: Bà không thể xây dựng nếu không có sự đồng ý của các cấp chính quyền.
Chu khach san tren deo Ma Pi Leng la nan nhan, phai xu ly can bo “lam ngo” sai pham-Hinh-2
 Khách sạn Panorama đang được dư luận quan tâm.
Nêu quan điểm về vụ việc, luật gia Nguyễn Gia Hải (Văn phòng luật sư Vạn Xuân Hà Nội - Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết theo Luật Di sản văn hóa 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì đèo Mã Pì Lèng là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, nên việc xây dựng các công trình ở đây thuộc thẩm quyền cho phép của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL), không phải thẩm quyền quyết định của địa phương.
Vì vậy, việc xây dựng khách sạn Mã Pì Lèng nếu nằm trong khu vực bảo tồn, di sản thì việc xây dựng là hành vi trái pháp luật vì chưa có sự đồng ý bằng văn bản theo đúng thẩm quyền.
Hành vi này đã “làm sai lệch di tích văn hóa – lịch sử, danh lam thắng cảnh” là hành vi “Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích” theo điểm b khoản 1 Điều 4 của Nghị định 98/2010/NĐ – CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009.
Hậu quả của hành vi này là bị phạt tiền lên đến 50 triệu đồng theo điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Ngoài ra, tại điều 29, điều 30 của luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng quy đinh rõ về việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình và khôi phục lại tình trạng ban đầu. Khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, chủ khách sạn được tự nguyện thi hành. Trong trường hợp chủ khách sạn không tự nguyện thi hành, bắt buộc phải cưỡng chế.
Ở khía cạnh khác, theo lời kể của chủ khách sạn thì quá trình xây dựng và hoạt động đã được sự đồng ý của các cấp chính quyền tại địa phương. Chính quyền địa phương khi trả lời báo chí thì cho biết đã nhiều lần xuống kiểm tra và yêu cầu dừng các hoạt động liên quan.
"Dù ở trường hợp nào, thì trong sự việc, trách nhiệm của chính quyền địa phương là quá rõ ràng, cần phải xử lý" - chuyên gia pháp lý nhấn mạnh.
"Là 1 danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, tại Mã Pì Lèng xuất hiện công trình đồ sộ trái pháp luật mà chính quyền tại đây chỉ xuống kiểm tra, yêu cầu dừng xây dựng, hoạt động thì phải chăng chỉ làm cho có, làm lấy lệ, kiểm tra cho đúng thủ tục.
Từ đó làm rõ về sự việc, xác định đúng trách nhiệm và hành vi trái pháp luật của các đối tượng. bởi lẽ, dấu hiệu lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân là rất lớn.
Nếu đủ căn cứ và bằng chứng, cần tập trung điều tra xem có hay không lợi ích nhóm trong vụ việc này" - luật gia Hải nói.
>>> Xem thêm: Khách sạn đỉnh Mã Pì Lèng "cháy" phòng giữa bão chỉ trích

Nguồn: VTC.

10 ngày sau cháy, công ty Rạng Đông xin lỗi vì... làm lãnh đạo Hà Nội bận tâm

(Kiến Thức) - Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông vừa có thư xin lỗi gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội, các cơ quan, ban ngành, trường học và nhân dân phường Thanh Xuân Trung, phường Hạ Đình.

Sau vụ cháy công ty Rạng Đông, ông Nguyễn Đoàn Thăng, Tổng Giám đốc công ty này cho biết được sự ứng cứu và chỉ đạo kịp thời của TP Hà Nội và các cơ quan trực thuộc thành phố, địa phương, các đơn vị, tổ dân phố thuộc các phường Thanh Xuân Trung và Hạ Đình, đám cháy đã được khống chế, không lan sang khu dân cư xung quanh và bộ phận sản xuất đèn LED của công ty.

Những khoản thu “ủng hộ” tại trường Mầm non Ánh Dương: "Thu tiền là sai"

(Kiến Thức) -  Ông Phạm Gia Hữu - Trưởng phòng Giáo dục&Đào tạo quận Thanh Xuân (Hà Nội) thừa nhận vấn đề thu tiền điều hòa có xảy ra tại trường Mầm non Ánh Dương. Cha mẹ học sinh tiến hành thu tiền là sai khi chưa đủ thẩm quyền thu và cũng chưa thống nhất với nhà trường. 

Có việc thu tiền điều hòa tại trường Mầm non Ánh Dương
Liên quan đến vụ những khoản thu "ủng hộ" tại trường Mầm non Ánh Dương đã phản ánh, sau nhiều ngày đặt lịch làm việc, PV đã có buổi làm việc với ông Phạm Gia Hữu - Trưởng phòng Giáo dục&Đào tạo (GD&ĐT) quận Thanh Xuân (Hà Nội)

Cho trẻ em cầm vô lăng lái ô tô có thể bị phạt tù

(Kiến Thức) - Nêu quan điểm về vụ việc hai người lớn cho trẻ 2 tuổi cầm vô lăng ô tô, luật sư cho biết đây là hành động sai trái, gây nguy hiểm.

Vừa qua, trên internet đăng tải hai đoạn video clip, ghi lại hình ảnh một em bé chừng 2 tuổi đứng trên ghế lái, trong lòng một người đàn ông có thể là bố cháu bé, hai tay cầm vô lăng xe ô tô. Hình ảnh đi kèm với nội dung: “Em lái xe đi ăn Trung thu”.
Đoạn video trẻ em lái xe ô tô được cho là quay trên quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Theo đó, em bé này được bố cho đứng trên ghế lái, hai tay nắm chặt vô lăng chiếc ô tô đang chạy trên quốc lộ.
Ngồi sát phía sau em bé, người đàn ông dùng tay phải giữ chặt chân con cho khỏi ngã, còn tay trái cầm vào vô lăng, hỗ trợ điều khiển chiếc xe.
Ngay sau khi hình ảnh người lớn cho trẻ em cầm vô lăng ô tô được đăng tải, rất nhiều người đã vào bình luận, tỏ ra không đồng tình với trò đùa nguy hiểm của hai người lớn bởi tiềm ẩn tai nạn khi tham gia giao thông.
Cho tre em cam vo lang lai o to co the bi phat tu
Người đàn ông cho trẻ 2 tuổi cầm vô lăng (Ảnh cắt từ clip). 
Nêu qua điểm về vấn đề trên, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng VP luật sư Nguyễn Anh, Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết về quy tắc lái xe, để trẻ em đứng trên lòng trước người lái và cầm vô lăng điều khiển xe là rất nguy hiểm cho bản thân và những người tham gia giao thông trong việc xử lý khi gặp các tình huống bất ngờ.
Ở đây hành động trong clip thậm chí người lớn cho trẻ nhỏ cầm vô lăng điều khiển qua lại.
Căn cứ Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người giao xe hoặc để cho bé trai lái xe trong clip sẽ bị xử phạt như sau:
"Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
Khoản 7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điểm đ. Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), Khoản 1 Điều 62 của Luật Giao thông đường bộ (đối với xe máy chuyên dùng) điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng)
Trong trường hợp người giao xe hoặc để cho người chưa đủ điều kiện lái xe gây tai nạn thì sẽ bị xử lý hình sự theo theo Điều 264, Bộ luật hình sự về tội "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ”. Hình phạt cao nhất cho tội này có thể lên đến 7 năm tù và bị phạt tiền lên đến 30 triệu đồng.
Điều 264 BLHS. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thươngcơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thươngcơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.