Cho trẻ em cầm vô lăng lái ô tô có thể bị phạt tù

(Kiến Thức) - Nêu quan điểm về vụ việc hai người lớn cho trẻ 2 tuổi cầm vô lăng ô tô, luật sư cho biết đây là hành động sai trái, gây nguy hiểm.

Vừa qua, trên internet đăng tải hai đoạn video clip, ghi lại hình ảnh một em bé chừng 2 tuổi đứng trên ghế lái, trong lòng một người đàn ông có thể là bố cháu bé, hai tay cầm vô lăng xe ô tô. Hình ảnh đi kèm với nội dung: “Em lái xe đi ăn Trung thu”.
Đoạn video trẻ em lái xe ô tô được cho là quay trên quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Theo đó, em bé này được bố cho đứng trên ghế lái, hai tay nắm chặt vô lăng chiếc ô tô đang chạy trên quốc lộ.
Ngồi sát phía sau em bé, người đàn ông dùng tay phải giữ chặt chân con cho khỏi ngã, còn tay trái cầm vào vô lăng, hỗ trợ điều khiển chiếc xe.
Ngay sau khi hình ảnh người lớn cho trẻ em cầm vô lăng ô tô được đăng tải, rất nhiều người đã vào bình luận, tỏ ra không đồng tình với trò đùa nguy hiểm của hai người lớn bởi tiềm ẩn tai nạn khi tham gia giao thông.
Cho tre em cam vo lang lai o to co the bi phat tu
Người đàn ông cho trẻ 2 tuổi cầm vô lăng (Ảnh cắt từ clip). 
Nêu qua điểm về vấn đề trên, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng VP luật sư Nguyễn Anh, Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết về quy tắc lái xe, để trẻ em đứng trên lòng trước người lái và cầm vô lăng điều khiển xe là rất nguy hiểm cho bản thân và những người tham gia giao thông trong việc xử lý khi gặp các tình huống bất ngờ.
Ở đây hành động trong clip thậm chí người lớn cho trẻ nhỏ cầm vô lăng điều khiển qua lại.
Căn cứ Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người giao xe hoặc để cho bé trai lái xe trong clip sẽ bị xử phạt như sau:
"Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
Khoản 7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Điểm đ. Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), Khoản 1 Điều 62 của Luật Giao thông đường bộ (đối với xe máy chuyên dùng) điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng)
Trong trường hợp người giao xe hoặc để cho người chưa đủ điều kiện lái xe gây tai nạn thì sẽ bị xử lý hình sự theo theo Điều 264, Bộ luật hình sự về tội "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ”. Hình phạt cao nhất cho tội này có thể lên đến 7 năm tù và bị phạt tiền lên đến 30 triệu đồng.
Điều 264 BLHS. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thươngcơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thươngcơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
>>> Xem thêm: Bé 2 tuổi cầm vô lăng ô tô chạy trên quốc lộ

Nguồn: VTC.


Người đàn ông tự rạch bụng vì nghĩ trong bụng có bom

(Kiến Thức) - Ngày 9/9, theo thông tin từ xã Phú Sơn (huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An), mọt thanh niên đã tự lấy dao rạch bụng vì tưởng trong bụng có bom. Chính quyền địa phương cho biết, người này bị bệnh thần kinh.

Ngày 9/9, ông Nguyễn Hải Đông - Chủ tịch UBND xã Phú Sơn (huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trường hợp một nam thanh niên tự dùng dao rạch bụng mình.

10 ngày sau cháy, công ty Rạng Đông xin lỗi vì... làm lãnh đạo Hà Nội bận tâm

(Kiến Thức) - Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông vừa có thư xin lỗi gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội, các cơ quan, ban ngành, trường học và nhân dân phường Thanh Xuân Trung, phường Hạ Đình.

Sau vụ cháy công ty Rạng Đông, ông Nguyễn Đoàn Thăng, Tổng Giám đốc công ty này cho biết được sự ứng cứu và chỉ đạo kịp thời của TP Hà Nội và các cơ quan trực thuộc thành phố, địa phương, các đơn vị, tổ dân phố thuộc các phường Thanh Xuân Trung và Hạ Đình, đám cháy đã được khống chế, không lan sang khu dân cư xung quanh và bộ phận sản xuất đèn LED của công ty.

13 cán bộ vụ gian lận thi cử... Bộ GD&ĐT hủy quyết định xem xét kỷ luật là ai?

(Kiến Thức) - Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã hủy bỏ quyết định xem xét kỷ luật với 13 cán bộ được cho có liên quan tới vụ gian lận thi THPT quốc gia năm 2018.

Mới đây (ngày 9/9), Bộ GD&ĐT đã hủy bỏ quyết định về việc thành lập Hội đồng kỷ luật công chức và Thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật công chức đối với 13 công chức của Bộ GD&ĐT. Số công chức này được cho có liên quan đến vụ gian lận điểm thi năm 2018 tại Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La.

Quyết định trên của Bộ GD&ĐT được đưa ra chỉ sau 10 ngày ban hành văn bản về việc xem xét kỷ luật công chức có liên quan đến gian lận thi cử trong kỳ thi THPT quốc gia 2018. Các cán bộ của Bộ GD&ĐT đưa vào xem xét gồm nhiều vụ trưởng, cục trưởng, chánh thanh tra.

13 can bo vu gian lan thi cu... Bo GD&DT huy quyet dinh xem xet ky luat la ai?
Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

Cũng theo Bộ GD&ĐT, thời điểm vi phạm là tháng 6/2018, thời điểm phát hiện vi phạm là 29/7/2019.

Danh sách 13 công chức bị xem xét kỷ luật gồm:

1. Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng.

2. Ông Sái Công Hồng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng.

3. Ông Nguyễn Duy Kha, Trưởng phòng Quản lý thi, Cục Quản lý chất lượng

4. Ông Hà Xuân Thành, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm khảo thí quốc gia, Cục Quản lý chất lượng.

5. Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục công nghệ thông tin.

6. Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra.

7. Ông Tống Duy Hiến, Phó Chánh thanh tra.

8. Ông Trịnh Minh Trường, Phó Trưởng phòng thanh tra chuyên ngành.

9. Ông Lê Văn Vương, Phó Trưởng phòng thanh tra hành chính.

10. Bà Thẩm Thị Minh Hằng, Thanh tra viên.

11. Ông Nguyễn Ngọc Chính, Thanh tra viên.

12. Bà Lê Thị Kim Dung, Vụ trưởng vụ Pháp chế.

13. Ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng vụ giáo dục trung học.

Ngày 30/8, Bộ GD&ĐT có văn bản nêu rõ: tại kỳ thi THPT quốc gia 2018 và tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng, trung cấp các nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy đã xảy ra tiêu cực và gian lận thi cử trong việc tổ chức chấm thi ở Hội đồng thi tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình, dẫn đến tâm lý lo ngại trong học sinh và bức xúc trong dư luận xã hội.

Qua những sai phạm xảy ra ở 3 địa phương, Bộ nhận thấy còn có những thiếu sót về công tác xây dựng, ban hành văn bản và chỉ đạo tổ chức kỳ thi; công tác tập huấn, quán triệt quy chế thi; công tác tổ chức chấm trắc nghiệm và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Căn cứ quy định tại khoản 1, điều 3 và khoản 2, điều 6 nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17-5-2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thông báo xem xét kỷ luật đối với 13 người. Thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại điều 7, nghị định 34/2011/NĐ-CP.

Hành động hủy bỏ quyết định xem xét kỷ luật với 13 công chức đang là dấu hỏi lớn về công tác tổ chức và ra quyết định của Bộ GD&ĐT.