Đỉnh dịch tay chân miệng lần thứ 2 xuất hiện khi học sinh tựu trường

(Vietnamdaily) - Tại cuộc họp báo về công tác phòng, chống dịch chiều 3/8, đại diện Trung tâm Kiểm soát bênh tật TP HCM (HCDC) đã cảnh báo về việc cần tích cực phòng chống dịch tay chân miệng tại các trường học.

Bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc HCDC cho hay, số ca tay chân miệng bắt đầu tăng nhanh từ tuần cuối tháng 5/2023. Theo diễn biến của mùa dịch tay chân miệng những năm trước, thường sẽ diễn ra trong khoảng 5-6 tháng.
Năm nay, mùa dịch trên địa bàn mới diễn ra trong khoảng hơn 2 tháng, do vậy, TP phải tiếp tục có sự chuẩn bị các biện pháp ứng phó, phòng tránh đối với loại dịch bệnh này trong vòng 3-4 tháng tới thì mới có thể giảm mức độ.
Dinh dich tay chan mieng lan thu 2 xuat hien khi hoc sinh tuu truong
Bà Hồng Nga phát biểu tại cuộc họp chiều 3/8 
Đặc biệt, giữa tháng 8, học sinh trên địa bàn sẽ quay trở lại trường học. Qui trình kiểm soát dịch bệnh hàng năm cho thấy, đây cũng là thời điểm được xác định là đỉnh dịch lần thứ 2, do đó việc tăng cường kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh là rất quan trọng.
Dinh dich tay chan mieng lan thu 2 xuat hien khi hoc sinh tuu truong-Hinh-2
 Khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 nơi điều trị cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng.
Bà Hồng Nga khuyến cáo, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, tránh lây nhiễm trong cộng đồng. Ngành y tế TP, ngay khi có dấu hiệu của dịch bệnh tay chân miệng tăng trên địa bàn, đã có nhiều hoạt động củng cố, tăng cường năng lực phòng, chống dịch bệnh cũng như công tác điều trị được tổ chức, thực hiện.
Sở Y tế cũng đã giao các bệnh viện Nhi đồng trên địa bàn tổ chức các lớp huấn luyện cho tất cả các bác sĩ trong hệ thống y tế (bao gồm cả bệnh viện công lập và tư nhân) về kỹ năng chẩn đoán và xử trí đối với các ca bệnh này.
Trung tâm báo chí TP HCM họp báo

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng?

Trước tình hình các ca bệnh tay chân miệng ở trẻ em đang gia tăng gần đây, bố mẹ cần lưu ý những điều sau.

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng rất dễ lây lan, do virus thuộc chủng Enterovirus gây ra, phổ biến nhất là coxsackievirus A16.

Bệnh này có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp với tay chưa rửa sạch hoặc bề mặt có dấu vết của virus, hoặc tiếp xúc với nước bọt, phân, dịch tiết từ các vết phồng rộp, giọt bắn đường hô hấp sau khi ho hoặc hắt hơi.

Bệnh tay chân miệng có thể biến chứng nguy hiểm, cần đưa vào viện nếu có 3 dấu hiệu này

Bệnh tay chân miệng có thể biến chứng nguy hiểm, cần đưa vào viện nếu có 3 dấu hiệu này

Một số trẻ mắc tay chân miệng có diễn biến nhanh, nặng và gây biến chứng nguy hiểm.

Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay có hơn 100 trường hợp trẻ nhập viện do tay chân miệng, chỉ tính riêng từ ngày 13-29/3/2023 có 37 trường hợp nhập viện. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, một số trường hợp, bệnh có diễn biến nhanh, nặng và gây biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là những điều các bác sĩ BV Nhi Trung ương lưu ý cha mẹ để bệnh của trẻ không bị biến chứng. 

Dịch tay chân miệng bùng phát, xuất hiện chủng virus dễ gây bệnh nặng

Dịch tay chân miệng bùng phát, xuất hiện chủng virus dễ gây bệnh nặng

Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận gần 9.000 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó đã có 3 trẻ tử vong.

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành về việc tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng.

Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận gần 9.000 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó đã có 3 trẻ tử vong.