![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Nếu ai hỏi tôi, chỗ nào trong nhà làm tôi sợ nhất, tôi sẽ trả lời ngay: đó là căn phòng tầng lửng, nơi vợ tôi trưng dụng để… cất đồ hiệu.Trong căn phòng ấy, chễm chệ một kệ giày, một tủ đựng túi xách, hai tủ đựng quần áo, một bàn phấn đựng đủ thứ mỹ phẩm. Tuy diện tích chưa đến 20m2, nhưng căn phòng ấy đã làm kinh tế gia đình tôi hao hụt đáng kể, là nguyên nhân của bao trận cãi vã nảy lửa, khiến vợ chồng tôi suýt ly hôn mấy lần…
Lấy nhau hơn 5 năm, về "phạm trù" mua sắm, tôi vẫn chẳng thể nào hiểu được vợ tôi nói riêng và phụ nữ nói chung. Tôi chỉ có hai đôi giày trong khi vợ tôi có hơn 30 đôi - cao thấp, gót nhọn, gót bằng… đủ cả. Túi xách tôi chỉ có một, trong khi vợ tôi có đến... một tủ, đủ màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng. Quần áo thì khỏi nói, chất đầy hai cái tủ to chưa đủ, còn phải đựng thêm trong… bao. Tôi cực kỳ ghét cái quy trình vô nghĩa: lượn lờ vài tiếng ngoài cửa hàng để ngắm nghía, thử tới thử lui cả tiếng đồng hồ xem món mình chọn có vừa không; trả cả đống tiền để rước về nhà cất vào tủ, năm bảy tháng sau mới lôi ra dùng một lần, thậm chí có món quên luôn không dùng. Nhưng, vợ tôi thì lại xem đó là một thú tiêu khiển, một niềm đam mê.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Cứ ngỡ không còn nắm tiền bạc, tật mua sắm của cô ấy sẽ dần giảm bớt. Không ngờ, “bệnh” ngày càng nặng hơn. Cô ấy làm văn phòng, lương tháng cũng gần mười triệu. Mấy năm nay, cô ấy chả góp đồng nào cho gia đình mà đem hết tiền “giúp đỡ” cho Gucci, Louis Vuitton… Thậm chí, mấy bận mẹ cô ấy bệnh, em cô ấy gặp tai nạn, hỏi đến cô ấy thì chẳng có đồng nào, tôi đành phải lấy tiền nhà ra giúp.
Giờ tôi chẳng biết làm sao cho vợ mình thay đổi. Nói nhỏ nhẹ không xong, làm dữ thì vợ chồng cãi nhau, gia đình xào xáo. Mà cứ để yên cho cô ấy shopping như thế, tôi cứ ấm ức, khó chịu. Chẳng lẽ lại chia tay?
Có nằm mơ mình cũng không nghĩ ra được chồng mình là gã lười. Bởi lúc cưa cẩm, hẹn hò nhau, dù nắng gió hay mưa bão, anh luôn xuất hiện đúng giờ với phong cách lịch lãm nhất. Ngoài ra, mỗi khi đến nhà mình chơi, thấy cái gì hư đều xắn tay áo lên sửa, thấy bố mình làm gì cũng hăng hái làm phụ. Ai nấy đều tấm tắc khen, sao mày trói được thằng này hay quá vậy, đời giờ hiếm thằng siêng năng, chịu khó. Mình nghe mà phổng mũi.
Đó là chuyện xa lơ xa lắc, còn hiện tại chồng mình đã hiện nguyên hình là một... cục nhớt di động. Lúc mới cưới, chồng còn “hiền” nên dù rất lười nhưng nghe vợ nhắc khẽ là lập tức đứng dậy làm ngay. Còn bây giờ, vợ nhắc, vợ hò hét lạc cả giọng, chồng vẫn nằm ỳ, không làm.
Đầu tiên là chuyện quần áo của chồng. Nếu không nhắc thì chồng vẫn vô tư mặc lại đồ cũ. Có lần mình thử không thèm nói gì để xem chồng sẽ mặc bộ đồ bao nhiêu ngày. Nhưng cuối cùng mình phải chịu thua vì đến ngày thứ ba thì chiếc quần bốc mùi không chịu được. Thế là dù chồng cố cãi, trong công ty có ai nhăn mũi như em đâu, mình vẫn dứt khoát bắt chồng bỏ bộ đồ “sạch” ấy vào máy giặt.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Lại còn thêm cái tính bạ đâu quăng đó của chồng nhiều khi làm mình phát hoảng. Hai vợ chồng chưa đủ điều kiện ra riêng, đang phải sống chung với bố mẹ chồng và nhỏ em gái. Nhà thì bé tí, ra vào đụng nhau, thế mà chồng vô tư như chốn không người, đi làm thì thôi, về đến nhà là quăng giày một nơi, vớ một nẻo. Chồng còn thường treo quần nhỏ tơ hơ trong nhà tắm. Mỗi khi mình nhắc khéo, em gái lớn rồi đấy nhớ để ý một chút, chồng nhăn mặt, tỏ vẻ như vợ chỉ chăm chăm để ý những chuyện nhỏ nhặt.
Bực nhất vẫn là chuyện lười tắm. Không ngày nào là mình không nhắc chồng đi tắm. Lần nào cũng như lần nấy, chồng viện đủ mọi lý do để khất hẹn, nào là anh đang mệt, nào là anh phải soạn cho xong hợp đồng, nào là phim đang đến hồi gay cấn...
Rồi thì quạt máy hư, cống nghẹt, bóng đèn hỏng, chồng luôn bình tĩnh nói “từ từ anh sửa”. Và cái “từ từ” của anh kéo dài cho đến khi cả nhà không thể chờ và đành gọi thợ đến sửa. Dần dà, việc nào làm được mọi người đều tự làm, không ai có suy nghĩ “để dành” cho chồng.
Không biết bao nhiêu lần vợ chồng mình gây gổ, giận hờn vì những chuyện tưởng chừng bé xíu. Mọi vấn đề luôn là chuyện nhỏ với chồng nhưng với mình nó không hề nhỏ. Mình vẫn còn yêu chồng nhiều, đủ để tạm quên cái tính lười của chồng dù nó làm mình chán ngán. Nhưng thỉnh thoảng mình vẫn nghĩ, nếu vài năm nữa khả năng chịu đựng của mình giảm sút, chồng vẫn không thay đổi, hai đứa kéo nhau ra tòa ly hôn thì không biết sẽ nói lý do gì cho đỡ… xấu hổ.
Yêu nhau được hơn một năm thì chúng tôi quyết định cưới. Một năm yêu nhau chưa đủ thời gian để tôi hiểu hết về anh, những lúc đi chơi, ăn uống, mua sắm anh đều tỏ ra ga lăng, tôi cảm mến anh cũng bởi vẻ phóng khoáng ấy. Không phải yêu nhau vì vật chất, nhưng đàn ông con trai thì nên như vậy.
Đến khi lấy nhau về tôi mới biết anh chỉ phóng khoáng bên ngoài thôi, về nhà anh là con người ki bo, hay tính toán. Đối với con trai anh cũng vậy, hễ thằng bé ngửa tay xin anh tiền học, tiền sách bút… là anh lại càu nhàu, và không bao giờ đưa đủ số tiền con cái cần.
Đặc biệt là trong chuyện chi tiêu sinh hoạt, cơm thì anh muốn ăn ngon, nào là thịt là cá nhưng tiền thì anh đưa chỉ đủ mua rau. Cuối tháng lĩnh lương vợ con không ai biết đến đồng ngắn mặt dài nào của anh. Hỏi thì anh lại bảo vừa rồi gặp bạn mời bạn đi uống bia, bạn bè lâu ngày không gặp nên anh mời.
Được ngày nghỉ, muốn đi chơi họ hàng nội ngoại, hay nghỉ ngơi lấy sức thì anh lại lôi kéo bạn bè về nhà tụ tập, ăn uống. Một hai lần như vậy thì không sao, nhưng đây dòng dã tuần nào cũng vậy. Lần nào tôi cũng phải tất bật cơm nước, bia bọt rồi dọn dẹp “chiến trường”.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Làm to chuyện, cãi vã nhau cũng phỏng có ích gì, chỉ khổ con cái, lại ảnh hưởng đến việc học tập con. Nhiều lần góp ý với anh thì anh gạt phăng đi rồi càu nhàu “vợ với chả con, sống không có bạn bè gì cả. Nếu em không thích bạn anh đến nhà thì lần sau bọn anh ra quán, đến lúc ấy đừng có hét toáng lên là chồng đi bia ôm”.
Vậy là tôi phải ngậm đắng nuốt cay chiều chồng. Chồng gì mà ở nhà thì ki bo với vợ con từng đồng, ra đường lại phóng khoáng với bạn bè đến nhẵn cả túi.