![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Đi làm về đến cổng, anh hốt hoảng khi thấy khói bốc ra mù mịt từ nhà mình. Nghe tiếng khóc ngặt nghẽo của đứa con mới tám tháng trong phòng ngủ, anh lo quá, quẳng xe chạy vội vào nhà. Khói phủ khắp nhà, dưới bếp nổ lốp bốp mà không thấy vợ đâu, anh cuống quýt cả lên loay hoay bế con chạy ra ngoài.
Lúc đó vợ anh mới lù lù xuất hiện, trên tay cầm cái chổi rành đang cháy dở lửa đỏ rực, huơ lên huơ xuống. Anh bực mình quát vợ “Em làm cái trò gì vậy, không sợ con bị ngạt à”. Nào ngờ, vợ anh đanh mặt nạt lại: “Anh đừng có ồn ào, em đang xông phong long, nói nhiều mất thiêng”. Anh tức quá, chạy xuống bếp, dội ngay gáo nước vào cái thau đầy than, bồ kết, muối và thuốc xông đang “nhả” khói um cả nhà. Quả thật, đến nước này thì anh hết chịu nổi sự mê tín ngày càng quá đáng của vợ…
Nhiều lần, anh góp ý với vợ: đã đành “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nhưng cứ mê muội như vậy thì khổ cả chồng lẫn con. Đứa con trai mới học lớp ba đã thuộc nằm lòng lời dặn của mẹ, sắp thi hay làm bài kiểm tra là cu cậu nhất định không đụng đến chuối hay trứng, kể cả xúc xích cũng không vì sợ điểm kém. Ngày con đi thi học kỳ thôi mà chị bắt anh ra đứng canh cổng từ sớm, lúc nào không thấy bóng dáng “đàn bà” mới chở con đi.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Vì vợ mê tín nên nhà anh cứ cúng kiếng liên miên, tốn kém cả tiền triệu. Mặc dù chuyện thờ cúng ông bà, xây lăng, tạ mộ, anh rất coi trọng nhưng vợ hở tí là mời thầy về cúng thì anh không thể nào đồng ý. Con anh bị sốt mấy ngày, vợ chồng đã đưa đi khám bác sĩ nhưng chị khăng khăng phải cúng, con mới khỏi bệnh vì chị đi coi bói, thầy bảo con anh bị người âm theo. Sáng mồng một đầu tháng, vợ rửa bát làm vỡ cái dĩa thì y như rằng tối đó, vợ anh đã mua lễ để cúng giải hạn. Nghe ai bảo chỗ nào có thầy xem đúng thì bằng mọi giá, vợ anh phải đi cho bằng được, có khi, qua tận tỉnh khác. Lần đầu, anh giật mình khi mới tờ mờ sáng đã thấy vợ dậy thắp hương, khấn vái rồi rón rén ra khỏi nhà. Cả ngày hôm đó, điện thoại của chị không liên lạc được làm anh vô cùng lo lắng. Riết dần quen, hôm nào chị có hành động như vậy, anh biết chắc là chị đang đi xem bói. Nhưng rồi, khi con bị ốm mà chị vẫn đi xem bói vì đã hẹn thầy thì anh nổi khùng…
Lần này, tận mắt chứng kiến cảnh con khóc không thành tiếng mà vợ vẫn vô tư “hun khói” cả nhà để tẩy phong long, anh không thể nhịn nổi. Sau khi dẹp xong đống “đồ nghề” của vợ, anh cương quyết tuyên bố, nếu chị không chấm dứt thói mê tín quá đà thì anh sẽ ly hôn. Mặc cho chị thút thít khóc, than vãn: chị làm vậy cũng vì gia đình chứ có phải lo cho bản thân mình đâu!....
Chẳng biết, nghe lời đe dọa, vợ anh có bớt mê tín hay không?
Cứ mỗi lần cô thu tiền điện đến đưa hoá đơn là chị Minh lại kêu ca không ngớt... Có lần chị còn mượn cả tập hoá đơn của mấy nhà hàng xóm để so sánh rồi tiếp tục kêu trời về hoá đơn nhà mình sao nhiều thế. Rồi chị gọi thợ điện đến xem lại công tơ, soi lại đường điện nhà mình có bị ai câu trộm không. Chị tính đi tính lại, nhà có 5 người (2 đứa con, 2 vợ chồng với bà mẹ chồng) thì 4 người đã ra khỏi nhà từ 7 giờ sáng, gần 6 giờ tối mới trở về. Bà cụ ở nhà cơm không phải nấu (bữa trưa chị đặt cơm hộp mang đến), nước không phải đun, trời nắng nóng chỉ dùng cái quạt, thỉnh thoảng mở ti vi xem. Tối về cả nhà chị tập trung ở một phòng. Vậy mà tiền điện cứ gấp hai, ba lần nhà khác.
Đến một ngày, quên tài liệu ở nhà, chị Minh quay về lấy. Mở cửa bước vào nhà, chị thấy mẹ chồng nằm ngủ gà gật trên ghế sô pha ở phòng khách nhưng cả nhà thì điện sáng trưng, ti vi thi nhau nói ở bếp, phòng khách, trong phòng ngủ của bà. Chị ngán ngẩm, thế này thì làm sao mà không tốn điện. Hôm ấy, về chị quán triệt với bà cụ, ngồi ở phòng nào thì bật ở phòng đấy chứ không bật hết lên cùng một lúc như thế sẽ rất lãng phí. Bà cụ ậm ừ ra vẻ hiểu nhưng mấy lần chị Minh đột xuất về kiểm tra thì mấy cái ti vi vẫn "cãi nhau", điện sáng như ban ngày. Xót của, chị tiếng bấc tiếng chì với mẹ chồng.
Ảnh minh họa.
- Hôm trước đến nhà anh, thấy mấy cái ti vi cứ bật không ai xem, tôi hỏi thì bà cụ bảo ở nhà cả ngày chẳng được nghe ai nói một câu nên cứ bật ti vi lên để nghe tiếng người. Bà than, thương con cháu nên mới đồng ý bán nhà ra thành phố, nhưng ra đây sống gần con cháu mà mấy khi được sum vầy với chúng. Bà muốn về quê sống lắm nhưng chẳng có nhà để về nữa...
Mấy năm nay đưa mẹ ra thành phố sống cùng, anh Hùng cứ ngỡ đã làm trọn chữ hiếu với bà lúc tuổi già. Cha mất sớm, mẹ anh ở vậy mấy chục năm trời nuôi con ăn học. Về già, thương mẹ thui thủi một mình ở quê, anh thuyết phục bà lên sống cùng con cháu. Lấn cấn mãi, cuối cùng bà cũng đồng ý bán nhà cửa, vườn tược theo con ra phố. Anh trang hoàng cho mẹ một phòng riêng ở tầng một thật đẹp, bà con ở quê mỗi lần ra chơi đều tấm tắc khen bà có số hưởng phúc của con. Bà cụ vui được thời gian đầu nhưng sau đó thì sống trầm lắng hẳn. Con cháu sáng ra khỏi nhà sớm, chiều về muộn.
Xong bữa cơm tối, ai về phòng nấy cho đến sáng hôm sau lại lần lượt kéo nhau đi. Thỉnh thoảng bà muốn sang hàng xóm chơi nhưng nhà nào cũng kín cổng cao tường. Bạn già thành phố cũng khác bạn già ở quê, lúc nào cũng khách sáo, giữ kẽ. Do đó, bà cứ quanh quẩn trong nhà làm bạn với cái ti vi. Dần dần bà mắc chứng "nghiện ti vi", không xem nhưng vẫn thích mở để có tiếng người. Bà nhớ cái nắng chói chang ở quê nên bật đèn sáng trắng cả nhà. Có mỗi cái thú vui ấy thì con dâu lại than tốn tiền điện. Mấy hôm nay chịu không nổi cái sự tĩnh mịch trong nhà, bà ra ngõ ngồi ngắm thiên hạ qua lại bất chấp trời nắng nóng.
Sau hôm đi họp về, nhà anh Hùng có sự thay đổi. Buổi tối thay vì ai về phòng nấy thì tất cả tập trung ở phòng khách ngồi chơi với bà nội. Một vài tháng, hàng xóm lại thấy anh Hùng về quê đón lúc thì bà thím, lúc ông chú già ra chơi dăm bữa nửa tháng. Điều đặc biệt là thỉnh thoảng hoá đơn tiền điện nhà chị Minh cao nhưng tuyệt nhiên không thấy chị kêu than nữa.