![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
“World Cup năm nay thường đá lúc mấy giờ anh?” Chồng đáp liền: “11 giờ đêm, 3 giờ và 5 giờ sáng”. “Trời đất, toàn giờ hiểm, vậy sao coi được?” vợ tròn mắt nhìn chồng. Chẳng là mùa bóng năm nay, chồng không những không còn là thanh niên độc thân vui tính mà đã trở thành ông bố trẻ một con.
Nuôi con thơ đã cực, con còn trong cữ lại cực gấp bội. Đứa nào hay khóc đêm như con mình thì cực khỏi nói. Bé trai nhà mình lại có cái lịch sinh học bị lệch, đêm tưởng ngày và ngày tưởng đêm. Vợ ở nhà còn tranh thủ ngủ ngày cùng bé chứ chồng đi làm, đêm không được ngủ thì coi như gà gật cả ngày. Giấc ngủ ban đêm của hai vợ chồng bây giờ còn phụ thuộc vào sự cho phép của con. Tính dồn thời gian cả đêm con ngủ là khoảng 3 tiếng. Vậy nên dành một tiếng rưỡi để xem đá banh giờ đối với chồng thật là xa xỉ.
Nhớ trận khai mạc World Cup vừa rồi, chồng nói Brazil đá thì không thể bỏ qua nên vừa chợp mắt được một tiếng sau khi dỗ con ngủ, chồng rón rén bước xuống giường, lân la bước ra phòng khách để bật ti vi. Xui quá, âm lượng quá to bất ngờ đã làm cho con giật mình khóc thét. Thế là trong tiếng còi khai mạc, hai vợ chồng thay nhau dỗ con. Vợ khẽ nhau mày “lần sau ba rút kinh nghiệm heng”. Rồi con cũng ngủ lại, ba nó tiếp tục thưởng thức trận đấu chỉ có hình mà không có tiếng. Lâu lâu lại thấy chồng làm những động tác như thể đang diễn kịch câm. Chắc chẳng ai xem đá banh như chồng. Không có người xem cùng cho khí thế, không được nghe âm thanh sôi sục của trận cầu lại bắt buộc phải kiềm chế cảm xúc sau những cú sút để phòng tránh hò la manh động.
![]() |
Ảnh minh họa. |
World Cup mới diễn ra được mấy ngày mà xem chừng chồng đuối quá. Thấy tình hình không ổn nên vợ ra kế sách để chồng vừa được xem đá banh, vừa được ngủ mà bé con cũng không bị ảnh hưởng.
Vì chẳng ai có đủ sức để xem cả thảy 64 trận nên vợ gợi ý chồng chỉ nên xem một cách có chọn lọc những trận ở vòng đấu bảng. Ngày nào chồng định xem thì báo trước để vợ sắp xếp. Chồng đi làm về sớm để ăn cơm tối xong là tranh thủ ngủ. Ban ngày, vợ cũng tranh thủ ngủ nhiều hơn với con để đêm có sức chiến đấu, cho bố an tâm xem đá banh mà đỡ phải áy náy. Chồng nói 15 phút nghỉ giữa hiệp thay vì xem bình luận, chồng ráng chợp mắt vài phút cho đỡ mệt. Tội nghiệp chồng, trong khi người ta đang sục sôi cùng những trận cầu nảy lửa thì chồng lên mạng cũng chỉ có thời gian đọc lướt những bài tường thuật, bình luận còn để dành thời gian tìm kiếm những thông tin chăm sóc con thơ đại loại như phơi nắng đúng cách cho con, làm sao để trẻ bớt quấy khóc ban đêm, dinh dưỡng cho bà mẹ trong thời gian cho con bú…
Hỏi chồng có thèm được giống mấy anh giai ra quán cà phê xem đá banh không thì chồng cười. “Bao mùa bóng trước đã từng được sung sướng, mùa bóng năm nay xem ở nhà, có vợ có con lại có cảm giác lạ lạ. Vất vả thì cũng chỉ có mùa này thôi, mùa sau con trai lên bốn tuổi không chừng lại biết xem đá banh cùng bố ấy chứ”. Chồng vừa ẵm con vừa lẩm bẩm, ánh mắt nhìn con âu yếm lắm. Chắc là chồng nói thật.
Rất nhiều hứa hẹn sống đẹp được thốt ra và thật sự là ai cũng sẵn sàng thực hiện, nhưng cuộc sống thường ngày nhiều điều chi phối.
Anh có thói quen phóng xe thẳng vô nhà rồi mới tắt máy, dù nhiều lần cô nói mình không chịu được mùi xăng bức bí trong nhà và cả dấu vết bánh xe cùng đế giày của anh in đậm trên nền gạch hoa mà cô vừa lau láng bóng. Về tới nhà là anh bật ti vi trong phòng khách, cho dù con đang ngủ trong nôi gần đó. Rồi, anh ngay lập tức đi thẳng vô phòng tắm. Liếc mắt qua món trứng kho tàu cô dọn ra mâm, anh phẩy tay: “Ngày nào cơm văn phòng bữa trưa cũng có món này”. Trời mưa, không có nắng, áo quần phơi bốc mùi, anh cầm đưa lên mũi rồi nhăn mặt: “Em giặt cái này không sạch”...
Riết rồi cô chẳng buồn phản ứng nữa, viết lá đơn ly hôn để trên bàn, cô xách vali bế con về nhà má. Má im lặng nghe cô kể tội chồng, rồi từ tốn: “Chỉ vậy thôi hả con?”. Cô cười khổ, còn gì khác nữa?
![]() |
Ảnh minh họa. |
Nước mắt cô lã chã, chẳng lẽ vì nhà mình đã có chị Hai ly hôn mà cô phải chịu đựng suốt đời sao? Má thở dài: “Con hãy cố gắng một hai năm nữa, nếu vẫn không chịu được thì má sẽ không năn nỉ con thêm ngày nào”.
Cô bế con quay về, trong lòng tự nhủ, tối đa là hai năm nữa thôi, từ nay là chuỗi ngày hy sinh vì má. Tờ đơn ly hôn vẫn còn nằm trên bàn, chữ ký của cô vẫn còn in đậm. Cô xếp nó lại cất sâu dưới đáy tủ áo quần. Để đó, sau hai năm nữa, cô không xé đi vì không muốn mất công viết lại.
Má tới thăm vợ chồng cô thường xuyên hơn. Má chồng cũng vậy. Má chồng đi lui đi tới dọn dẹp cái này cái kia rồi la mắng con trai không biết phụ vợ một tay. Chồng cô nhún vai cười, cái kiểu cười nhạo thiên hạ được voi đòi tiên. Má chồng hạ giọng ngọt ngào mà nhấn từng tiếng: “Bình đẳng cho nên đàn bà thời nay hai vai gánh hai gánh đó con à, vừa việc nhà vừa việc cơ quan, coi như phải làm việc gấp đôi”.
Chủ nhật, hai người mẹ lại rủ nhau tới như thường lệ. Hai người mẹ chứng kiến chồng cô đang lấy áo quần từ máy giặt xỏ vô móc rồi phơi lên dây. Lần đầu tiên chồng cô làm việc này nên khi móc treo lên dây rồi thì ai nhìn cũng buồn cười vì áo quần xộc xệch. Trái với thường ngày ti vi lúc nào cũng oang oang, giờ thì im lặng, chỉ giọng chồng nhỏ nhẹ: “Em đi chợ sớm cho mát, để anh giữ con, lau nhà cho”.
Hai người mẹ kín đáo nhìn nhau cười, cái cười ý nói "tưởng vừa giữ con vừa lau nhà mà dễ à". Nhưng biết nói vậy và tâm thế sẵn sàng giúp vợ là tốt hơn nhiều rồi. Má chồng hỏi to: “Hai đứa ăn sáng chưa?”. Cô mỉm cười, lâu lắm rồi mới thấy cô cười tươi tắn: “Dạ Chủ nhật tụi con thường ăn trễ lắm”, rồi cô quay qua chồng: “Anh thích ăn gì để em mua?”. Chồng trả lời bằng giọng của người dễ tính: “Em thích ăn gì thì anh cũng thích ăn món đó”. Hai người mẹ lại nhìn nhau cười.
Hai năm trôi qua, cũng có thêm vài lần cô khóc vì giận, nhưng lá đơn nằm dưới ngăn áo quần thì cô đã xé đi. Hàng xóm trầm trồ hiếm thấy nhà ai như vợ chồng cô, hai bà sui mà giống bạn bè.
Mỗi khi cô bế con về thăm, má thường kể: “Hồi đó, nghe chị Hai con khóc lóc kể tội chồng, má cũng qua gặp bà sui để bàn chuyện hàn gắn cho hai đứa, nhưng mà... Con thật may mắn có được mẹ chồng thương dâu thương cháu”.