Chó trở thành triệu phú sau khi chủ qua đời

Lulu - nàng chó giống boder collie 8 tuổi - đang sống phần đời còn lại trong "nhung lụa" nhờ được thừa hưởng 5 triệu USD từ chủ quá cố.

Cho tro thanh trieu phu sau khi chu qua doi

Lulu - con chó giống border collie 8 tuổi - được hưởng 5 triệu USD từ chủ quá cố. Ảnh: News Channel 5.

Năm ngoái, khi ông Bill Dorris qua đời ở tuổi 84 tại bang Tennessee, doanh nhân thành đạt này đã di chúc cho chó cưng Lulu số tiền 5 triệu USD. Di chúc có nội dung: "5 triệu USD sẽ được chuyển vào một quỹ tín thác được thành lập sau khi tôi qua đời để chăm sóc cho Lulu của tôi. Quỹ này dùng để đáp ứng mọi nhu cầu của Lulu. Con chó sẽ thuộc quyền sở hữu của Martha Burton".
Theo truyền thông địa phương, ông Dorris có khối tài sản khổng lồ nhờ buôn bán bất động sản và đầu tư. Doanh nhân này không lập gia đình cho đến tận khi mất. Vì vậy, Dorris đã để tên vật nuôi yêu thích của mình trong phần "người thụ hưởng".

Cho tro thanh trieu phu sau khi chu qua doi-Hinh-2

Bà Martha Burton - người chăm sóc con chó triệu phú Lulu ở Nashville, Mỹ. Ảnh: News Channel 5.

Do tính chất công việc thường xuyên phải vắng nhà nên trước đây, Dorris thường giao Lulu cho người bạn thân của mình, bà Martha Burton, chăm sóc. Bà Burton (88 tuổi) chia sẻ với News Channel 5: "Nói thật, tôi không biết phải nghĩ sao về chuyện này nữa. Ông ấy rất yêu con chó. Nó là một con chó ngoan".
Tuy được phép sử dụng khoản thừa kế khổng lồ nhưng bà Burton cho biết bà vẫn sẽ nuôi Lulu trong ngôi nhà nhỏ của mình tại Nashville. Đồng thời, bà cũng không có kế hoạch mua cho Lulu bát ăn bằng vàng nguyên khối hay xích cổ nạm kim cương vì theo di chúc, bà sẽ chỉ được trả các khoản chi phí hợp lý hàng tháng bằng tiền mặt.
Hiện vẫn chưa rõ số tiền ông Dorris để lại sẽ "đi đâu về đâu" nếu Lulu qua đời mà chưa tiêu hết.

Vé bay lên vũ trụ cùng Jeff Bezos được trả giá 4 triệu USD

Tuy nhiên, đây chưa phải con số cuối cùng cho tấm vé du hành lên không gian cùng anh em tỷ phú Jeff Bezos.

Theo Digital Trends, đợt đấu giá để giành vé du hành vũ trụ cùng tỷ phú Jeff Bezos đã kết thúc vào 10/6 với mức trả cao nhất là 4,8 triệu USD, tăng vọt so với con số 4 triệu USD trước đó 2 tiếng, và 2,8 triệu USD ghi nhận cách đây ít ngày. Danh tính người trả giá chưa được tiết lộ.

Sau khi đợt đấu giá kín kết thúc, Blue Origin, công ty chịu trách nhiệm phóng tàu vũ trụ cho chuyến du hành, sẽ tổ chức đợt đấu giá cuối vào 13h ngày 12/6 (giờ Mỹ) dưới dạng livestream. Những người trả giá cao nhất trong đợt trước sẽ có cơ hội cuối để giành chiếc ghế du lịch vũ trụ đầu tiên của Blue Origin.

Công trình đê biển kỳ vĩ của Hà Lan có thể nhìn thấy từ vũ trụ

Nói đến Hà Lan, người ta thường nghĩ đến bản lĩnh và quyết tâm của người dân nơi đây trong việc chế ngự các thảm kịch do bão lũ và nước biển dâng.

Lịch sử 2.000 năm của Hà Lan là 2000 năm đấu tranh với biển, với nước. Cuộc chiến ấy kéo dài nhiều thế kỷ để đến hôm nay, đất nước này có một hệ thống đê biển hiện đại, trong đó có Zuiderzeewerken, được các nhà kiến trúc bầu chọn là một trong số 10 công trình vĩ đại nhất hành tinh.
Zuiderzee (biển Nam) trước đây vốn nằm trong nội địa và thông với biển Bắc, có chiều dài 100 km, rộng 50 km, diện tích khoảng 5.000 km2, nước sâu 4 - 5 m.
Ngay sau trận bão năm 1916 làm vỡ nhiều tuyến đê, 16 người thiệt mạng, 300 km2 ngập lụt gây thiệt hại to lớn về mặt kinh tế, chính phủ Hà Lan đã lên kế hoạch đóng kín cửa vịnh bằng một con đê có tên Afsluitdijk.
Xây một con đê giữa biển, ở cửa vịnh là một công việc cực kỳ tốn công, tốn của…, đặc biệt khi dòng chảy ở khu vực này rất phức tạp.
Thi công được tiến hành từ bốn điểm, chân đê cơ bản được mở rộng dần bằng cách đóng cọc, người Hà Lan đã múc các khối sét băng hà từ đáy biển và dựng thành 2 hàng song song làm tường đê, sau đó, dùng tàu chở đá, cát và đất sét đổ vào giữa 2 bức tường.
Tiếp theo, các phương tiện thi công cơ giới bao mặt đê, gia cố móng bằng đá bazan. Tại một số điểm đặc biệt yếu, có độ sâu lớn, tương ứng với tác động của dòng triều mạnh, các chuyên gia Hà Lan đã phải tiến hành một số biện pháp đặc biệt và thi công gia cố bổ sung.
Điều phi thường là việc thi công được tiến hành vào đầu thế kỷ trước, và chỉ trong khoảng thời gian vẻn vẹn có 6 năm, từ 1927 đến 1933.
Số lượng vật liệu được sử dụng cho Afsluitdijk ước tính khoảng 23 triệu m3 cát và 13,5 triệu m3 xi măng, chưa tính trung bình khoảng 4 - 5000 công nhân tham gia lao động trên công trường mỗi ngày.
Rộng 90 m, dài 32 km, cao 7,25 m trên mực nước biển, trên mặt đê có 4 làn xe chạy, Afsluitdijk rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển từ tỉnh North Holland tới tỉnh Friesland.
Công trình trị thủy khổng lồ này đã giúp Hà Lan giảm thiểu tối đa tác động của biển Bắc đến hoạt động thuỷ sản và nông nghiệp khu vực các tỉnh phía Bắc, chưa kể, công trình Zuiderzeewerken giúp Hà Lan có thêm 1650 km2 đất thổ cư và canh tác nông nghiệp.
Tượng đài của cha đẻ công trình - kỹ sư Cornelis Lely (1854 - 1929) không nhìn ra biển lớn, mà hướng về hồ Ijsselmeer. Thành phố thủ phủ của Flevoland được đặt tên là Lelystad - tên của kỹ sư trưởng dự án Zuider Works (Cornelis Lely), để ghi nhận công lao và sự đóng góp của ông.
Cách đó không xa là tượng đài của những người đã trực tiếp đặt từng viên đá xây nên công trình đáng ngưỡng mộ này. Đó là tượng đài bằng đồng và bê tông, mô tả một người công nhân, với những vết rạn vỡ trên thân hình, đang cúi gập người nâng một viên đá.
Từ vũ trụ có thể nhìn thấy đê biển Afsluitdijk - một công trình được tính toán kỹ lưỡng và là một thành tựu khoa học công nghệ của nhân loại.
  

Con gái bị chó pitbull cắn xé, mẹ liều mình lao vào giải cứu

Thấy con gái đang bị con chó pitbull tấn công, người mẹ đã liều mình lao vào đánh đuổi con chó tới tấp.
 

Con gai bi cho pitbull can xe, me lieu minh lao vao giai cuu
 
Cảnh tượng kinh hoàng này được ghi lại tại tỉnh Anatolia, miền trung Thổ Nhĩ Kỳ.