Chợ phiên vùng cao ngày giáp tết

Tết Nguyên đán Canh Tý đang đến gần, những ngày này tại các chợ phiên vùng cao ở huyện Lục Yên, Yên Bái đã nhộn nhịp người dân đi du xuân, sắm tết.

Cho phien vung cao ngay giap tet
 Chợ Bến Lăn phiên giáp tết.
Có mặt tại chợ Bến Lăn những ngày cận tết, cảm nhận rõ không khí đông vui, nhộn nhịp. Cùng với chợ phiên Mai Sơn, Mường Lai, Lâm Thượng, Trung Tâm họp vào các ngày trong tuần, thì chợ phiên Bến Lăn (xã Tân Lĩnh) họp vào các ngày thứ 3 và thứ 6 hàng tuần.
Từ lâu, chợ phiên Bến Lăn đã trở thành nơi buôn bán, trao đổi hàng hoá nông sản của nhân dân đồng thời là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của các dân tộc trong huyện, nhất là đồng bào Dao đỏ, Dao Trắng, Tày, Nùng đến từ các xã Phan Thanh, Tân Lập, Khai Trung, Tân Lĩnh, Minh Chuẩn…
Chị Bàn Thị Sáng, dân tộc Dao đỏ ở xã Khai Trung chia sẻ: “Năm nào tầm 20 tháng Chạp trở đi, cả gia đình tôi đều đi chợ phiên Bến Lăn để sắm đồ tết, đến nay chúng tôi mua được nhiều đồ như lá dong, gạo nếp….”.
Các mặt hàng ở đây rất phong phú, chủ yếu là nông sản, các sản phẩm đặc trưng của núi rừng Lục Yên như vải thổ cẩm của người Dao trắng, Dao đỏ, cam, khoai tím... Các mặt hàng được mua nhiều nhất là lá dong, gà sống thiến, gạo nếp.
Không chỉ phục vụ cho nhu cầu mua bán của nhân dân trên địa bàn các xã, chợ phiên Bến Lăn còn phục vụ nhu cầu trao đổi, giao thương hàng hoá của nhân dân đến từ các xã, các huyện giáp ranh với huyện Lục Yên như xã Bảo Ái (Yên Bình) và huyện Bắc Quang ở tỉnh Hà Giang. Mỗi phiên vào những ngày giáp tết ước tính có hàng nghìn lượt khách đến mua bán, giao lưu, trao đổi các loại hàng hoá.
Bà Triệu Thị Tàn ở xã Khai Trung chia sẻ: “Các chợ phiên vùng cao luôn có những nét độc đáo, đặc sắc riêng, chúng tôi là người địa phương nên luôn mong đến ngày chợ để được đi sắm tết”. Đến với chợ phiên vùng cao ở huyện Lục Yên còn là đến với tình người, tình quê mộc mạc, ấm áp, chân tình, nhất là vào những ngày xuân đang về.

Phiên chợ kỳ lạ: Giày cũ, nồi méo... bằng khen nguyên dấu đỏ

Chưa đầy 5 phút cuộc ngã giá giữa người bán và người mua thành công. Người đàn ông cầm lấy 150 nghìn đồng đi vội, còn bà chủ nhận lấy cái vali rách, chiếc xe đạp cũ và vài món đồ trẻ con.

Phien cho ky la: Giay cu, noi meo... bang khen nguyen dau do
Ngoài đồ cổ, tại đây bán đủ các thể loại đồ. 

Sau vụ gây rối ở Đồng Tâm, cuộc sống thôn Hoành bây giờ ra sao?

Sau vụ việc một nhóm người ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) gây rối, chống người thi hành công vụ khiến 3 chiến sĩ công an hy sinh và một người dân tử vong, xảy ra ngày 9/1, đến nay cuộc sống người dân nơi đây đã trở lại bình thường. Đường làng, ngõ xóm đã rộn rã cờ hoa chờ đón Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Sau vu gay roi o Dong Tam, cuoc song thon Hoanh bay gio ra sao?
 Thôn Hoành đã trở lại nhịp sống bình yên. Sắc xuân đã tràn về nơi đây.

Ảnh: Chợ phiên cuối tuần độc đáo ven sông Sài Gòn trông thế nào?

(Kiến Thức) - Chợ phiên ngay bến Bạch Đằng, ven sông Sài Gòn, nối liền phố đi bộ Nguyễn Huệ sẽ hoạt động 2 ngày cuối tuần với nhiều chủ đề khác nhau theo từng sự kiện trong năm.

Anh: Cho phien cuoi tuan doc dao ven song Sai Gon trong the nao?
 Chiều 20/3, sau khi nghe Chủ tịch UBND quận 1, TP HCM báo cáo đề án thí điểm tổ chức chợ phiên cuối tuần công viên bến Bạch Đằng (CVBĐ); đồng thời các sở ngành có liên quan như Sở Giao thông vận tải, Sở Công thương, Sở Du lịch... đều ủng hộ và đóng góp thêm nhiều ý kiến hoàn chỉnh đề án, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến đã thay mặt lãnh đạo TPHCM đồng ý chủ trương cho phép UBND quận 1 triển khai thực hiện.