Cho những thực phẩm này vào lò vi sóng - Đường tắt dẫn đến ung thư

Không nên cho trứng, sữa mẹ, thức ăn chế biến sẵn, thịt gà, cơm, ớt cay, rau xanh hoặc củ cải vào lò vi sóng.

1. Trứng
Trong quá trình gia nhiệt của lò vi sóng, chất lỏng bên đạt áp suất cao mà không có chỗ thoát hơi, giống như một nồi áp suất thu nhỏ, đến mức trứng có thể phát nổ. Thậm chí đáng sợ hơn, trứng sẽ không vỡ trong lò vi sóng trong khi nó được làm nóng, nhưng sau đó, nó có thể nổ trên tay, trên đĩa hoặc thậm chí trong miệng của bạn.
2. Sữa mẹ
Nhiều bà mẹ đông lạnh và lưu trữ sữa để tiện sử dụng cho con. Lò vi sóng không thể làm ấm bình sữa đồng đều, dễ tạo nên những điểm nóng gây bỏng miệng và cổ họng trẻ. Nhựa từ bình sữa được hâm nóng làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo nên hâm nóng sữa mẹ và sữa công thức trên bếp hoặc máy hâm sữa.
Cho nhung thuc pham nay vao lo vi song - Duong tat dan den ung thu
Ảnh minh họa. 
3. Trái cây
Việc cho trái cây vào lò vi sóng sẽ khiến cho lượng dinh dưỡng có trong trái cây gần như mất hết.
Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được cho nho vào lò vi sóng, bao gồm cả nho tươi và cả nho khô. Khi cho thực phẩm này vào lò vi sóng, lượng nhiệt trong lò tỏa ra sẽ khiến thực phẩm sinh nhiệt, tạo ra lửa gây cháy nổ nguy hiểm. Đồng thời, nho bị cháy sẽ tạo ra nhiều khí plasma, khí độc này có thể làm hư hỏng các bộ phận bên trong của lò vi sóng.
4. Rau xanh
Nếu bạn muốn làm chín cần tây, cải xoăn hoặc rau bina hãy hâm nóng chúng trong lò nướng thông thường thay vì lò vi sóng. Khi ở trong lò vi sóng, các nitrat tự nhiên (rất tốt cho bạn) có thể chuyển thành chất gây ung thư.
Cho nhung thuc pham nay vao lo vi song - Duong tat dan den ung thu-Hinh-2
Ảnh minh họa. 
5. Cà rốt
Cà rốt có chứa các chất như magie, sắt, selen… Dưới tác động của lò vi sóng những chất này có thể gây ra ngọn lửa, không những gây nguy hiểm cho người sử dụng mà còn làm giảm tuổi thọ của lò vi sóng.
6. Thịt hộp
Thịt hộp thường chứa hóa chất và chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng. Các chất này nếu được hâm nóng trong lò vi sóng sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa cholesterol trong đồ ăn sẵn, gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch.
7. Cơm
Trong gạo có nhiều vi khuẩn kháng thuốc cao gọi là Bacillus cereus - sản sinh độc tố gây nôn, tiêu chảy. Một số nghiên cứu chứng minh rằng khi nấu cơm trong lò vi sóng làm nóng liên tục và để ở nhiệt độ phòng, Bacillus cereus có thể nhân lên và gây ngộ độc thực phẩm.
Để tránh gạo bị nhiễm độc, hãy đun nấu theo cách thông thường, dùng nồi cơm điện hoặc đun sôi rồi giảm lửa, duy trì độ ấm đến khi chín.
8. Gà
Thịt gà có nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella - một vi khuẩn nguy hiểm với sức khỏe con người. Vì vậy, thịt gà luôn được khuyến cáo phải nấu chín kỹ để loại bỏ chúng. Nhưng với cơ chế làm nóng của lò vi sóng là truyền nhiệt từ trong ra ngoài, không nấu chín đều tất cả các phần của thịt, nên vi khuẩn có khả năng sống sót và gây hại.
9. Các loại nấm
Theo các nhà nghiên cứu khoa học về lĩnh vực dinh dưỡng thì không nên cho nấm vào lò vi sóng để làm chín hoặc hâm nóng. Khi nấm được hâm nóng, các vi chất dinh dưỡng bên trong sẽ biến đổi thành nhiều hợp chất gây khó tiêu trong dạ dày.
10. Nước
Bạn không nên đun nước trong lò vi sóng. Khi bạn lấy nước từ trong lò vi sóng ra cũng là lúc bọt nước hình thành, dễ bắn vào người gây bỏng.

Đánh bay chứng đau, mỏi cổ với những bài tập đơn giản nhất

Việc chúng ta ngồi hàng giờ liền mỗi ngày trước máy tính và "cắm mặt" vào điện thoại là nguyên nhân khiến cổ gáy đau mỏi.

Danh bay chung dau, moi co voi nhung bai tap don gian nhat

Tập với bóng tennis: Bạn hãy dùng một quả bóng tennis và lăn nó theo chiều ngang và dọc theo cổ gáy để khôi phục khả năng vận động của cổ. Bóng tennis sẽ tác động vào phần mô mềm giúp giải tỏa sự căng cứng của cơ vùng cổ gáy.

Danh bay chung dau, moi co voi nhung bai tap don gian nhat-Hinh-2
Tập với góc tường: Chống hai vào góc tường (như hình vẽ), sau đó đẩy người về phía trước cho tới khi bạn cảm thấy căng ở ngực và vai. Bài tập này giúp bạn tăng cường cơ bắp ở cổ và chống lại cơn đau khó chịu ở khu vực cổ gáy.
Danh bay chung dau, moi co voi nhung bai tap don gian nhat-Hinh-3
Vận động cổ: Bài tập này có 2 động tác và bạn luôn phải giữ thẳng lưng khi tập. Thứ nhất, bạn cúi đầu để cằm chạm ngực và giữ trong vòng 15 giây. Sau đó, nâng cằm lên trở lại và ngửa đầu về phía sau trong vòng 15 giây. Thứ hai, nghiêng đầu lần lượt sang trái rồi sang phải và giữ nguyên ở mỗi bên trong vòng 30 giây. Thực hiện 2 động tác này khoảng 10 lần để ngăn tình trạng căng cơ và đau ở cổ gáy.
Danh bay chung dau, moi co voi nhung bai tap don gian nhat-Hinh-4
Bài tập cằm: Hãy ngồi thẳng lưng và ấn tay đẩy cằm về phía sau cho đến khi bạn thấy căng cơ và giữ nguyên trong vòng 5 giây. Thực hiện bài tập này 10 lần để giúp giảm sự chèn ép lên cột sống và giảm độ căng cơ ở cổ gáy.
Danh bay chung dau, moi co voi nhung bai tap don gian nhat-Hinh-5
Tư thế cánh cung: Nằm thẳng và úp người xuống sàn. Đưa tay ra sau và nắm lấy 2 bàn chân, uốn cong người sao cho giống hình cánh cung. Giữ tư thế này trong khoảng 10 giây, sau đó quay lại vị trí ban đầu. 
Danh bay chung dau, moi co voi nhung bai tap don gian nhat-Hinh-6
Tư thế lạc đà: Bạn quỳ trên sàn, mở rộng hai đầu gối ngang hông và để đùi vuông góc với sàn. Ngửa người ra sau, đặt 2 tay lên 2 gót chân và giữ tư thế trong 30-60 giây. 
Danh bay chung dau, moi co voi nhung bai tap don gian nhat-Hinh-7
Tư thế rắn hổ mang: Nằm duỗi thẳng người trên sàn, hai chân rộng bằng vai. Bạn chống tay, đẩy phần thân trên lên và ngửa cổ ra phía sau. Bạn giữ tư thế này từ 15-30 giây, sau đó nằm duỗi thẳng lại trên sàn và thở mạnh ra. Tư thế này giúp bạn kéo dài các cơ phía trước cổ đồng thời chỉnh lại vai và khôi phục đường cong tự nhiên của cột sống, giảm đau cổ
Danh bay chung dau, moi co voi nhung bai tap don gian nhat-Hinh-8
Khi sử dụng điện thoại, ipad hay đọc truyện, hay giữ chúng ở ngang tầm mắt thay vì cúi đầu về phía trước. Nếu bạn phải làm việc trong khoảng thời gian dài với máy tính, thì đừng quên nghỉ ngơi. Chỉ cần đứng dậy và đi bộ xung quanh, hoặc thỉnh thoảng vươn vai, vận động cơ cổ.  

Căn bệnh kỳ lạ khiến cậu bé có 31 ngón tay chân

Ngay từ khi sinh ra, Hong Hong (Trung Quốc) đã có tới 15 ngón tay và 16 ngón chân do mắc phải chứng Polydactylism di truyền từ người mẹ.

Năm 2016, Hong Hong, ở Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, sinh ra với tổng cộng 31 ngón tay chân. Đặc biệt, cậu bé có hai lòng bàn tay trên mỗi tay và không có ngón cái.