Chim cú lợn kêu có thực sự là điềm xấu như vẫn nghĩ?

Chim lợn hay còn gọi là chim cú lợn là loài chim rất thông minh. Tuy nhiên, người Việt Nam luôn quan niệm đây là loài chim báo hiệu điềm xấu. Liệu có thực sự như vậy?.

Mời quý độc giả xem video: Phản ứng siêu thú vị của loài cú khi được quay phim
Theo những quan niệm dân gian
Người ta tin rằng, khi loài chim này kêu chỉ mũi vào nhà, đó là điềm gở, đáng lo ngại, chúng là điềm báo vận hạn sẽ đến. Chim cú lợn kêu 7 tiếng thì cái chết ứng vào nam giới, còn 9 tiếng thì ứng vào nữ giới.
Mặt khác, người ta còn đồn rằng khi con người sắp chết, sẽ giải phóng một thứ mùi đặc trưng và chim lợn với thính giác nhạy bén, đã phát hiện ra và báo hiệu. Vì quan niệm như vậy, nên khi tiếng chim lợn kêu éc éc thành tràng dài não nề trong đêm khuya tĩnh mịch, luôn tạo cảm giác rợn người, thê lương.
Thậm chí, khi có những tiếng chim lợn còn khiến cho cả ngôi làng tại đó, bàn tán liên tục rằng cái chết xảy ra với một người nào đó, từ đây khiến tất cả mọi người suy diễn và đồn đoán. Do đó, loài chim này luôn bị xua đuổi, ghét bỏ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. 
Thế nhưng các nhà khoa học lại không tin vào điều đó. Chim lợn thực sự là một loài động vật có ích.
Cú lợn là chim săn mồi, hoạt động chủ yếu về đêm, thường sống thành đôi hoặc đơn độc và không di trú. Món ăn ưa thích của chúng là chuột và một số loại côn trùng. Khi không săn được chuột, chúng ăn tạm thằn lằn và một số loài chim khác.
GS. Tiến sĩ khoa học Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam cũng chỉ ra rằng, chính vì đặc điểm nguồn thức ăn của chim lợn thường sống gần với người, vậy nên chuyện chim lợn thường kêu ở khu dân cư, trên mái nhà, trong vườn... là điều hoàn toàn dễ hiểu. Thêm vào đó, chim lợn là loài sống về đêm, tiếng kêu của chúng vang vọng giữa không gian tĩnh mịch dễ gợi cho người ta suy tưởng về những điều kỳ bí chứ thực ra đó chỉ đơn thuần là hoạt động sinh học.
Tiếng chim lợn báo hiệu điềm gở đáng sợ hay không?
Việc chim lợn kêu rất nhiều trong một thời điểm hay ở một vùng nào đó có thể giải thích như sau: Tiếng kêu của chim lợn dùng để dọa con mồi, khiến nó hoảng sợ phải di chuyển để trốn chạy, khi đó chim lợn dễ dàng phát hiện ra. Trong quá trình đi tìm thức ăn không phải lúc nào chim lợn cũng kêu. Có thể do còn nhiều những lý do khác nhau chưa được biết đến. Hơn nữa trong thời kỳ sinh sản, do sự cần thiết về thức ăn tăng cao nên chim lợn phải nỗ lực kiếm ăn nhiều hơn. Do vậy chúng cũng kêu nhiều hơn. Bởi thực tế thì dù loài này không kêu vẫn sẽ có người chết. Chim lợn chỉ nên coi như một chiếc chuông để báo hiệu thôi hay giống như việc gà gáy hay không thì trời vẫn sáng hoặc kiến không bay ra khỏi tổ thì trời cũng mưa.
Mặc dù chim lợn là loài thiên địch, rất quý, song vì quan niệm dị đoan, nên chúng ta đang có sự phân biệt đối xử với loài chim này. Trong tiếng lóng của người Việt, “chim lợn” chỉ những người xấu, chuyên rình mò như cú và bới móc người khác. Từ “chim lợn” cũng dành cho những người làm ăn phi pháp, buôn lậu.
Trên thế giới, người ta coi đây là một loài chim có vẻ đẹp độc đáo, được yêu thích. Chúng có khuôn mặt hình trái tim rất ngộ nghĩnh. Bộ lông mượt có nhiều hoa văn khá đẹp mắt.

Chim cú non tung cước đá thẳng mặt hổ Sumatra hung dữ

(Kiến Thức) - Vô tình vào chuồng hổ Sumatra hung dữ, con cú con không hề e sợ mà còn dũng cảm tung cước thẳng mặt hổ dữ.

Chim cu non tung cuoc da thang mat ho Sumatra hung du
 Chim cú nhỏ đối mặt với một con hổ Sumatra hung dữ, sau khi nó vô tình rơi vào trong chuồng của thú dữ tại vườn thú Paignton ở Devon, Anh. (Nguồn Daily Mail)

Ảnh: Sinh vật lưỡng tính, mang hình dáng của rồng dưới đại dương

(Kiến Thức) - Được phát hiện lần đầu vào thế kỷ 17, sên biển xanh là loài động vật thân mềm có khả năng ngụy trang rất tài tình.

Sên biển xanh còn có tên gọi quen thuộc khác là rồng xanh. Loài vật này sống ngoài khơi ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. (Ảnh Staticflickr)

Sên biển xanh còn có tên gọi quen thuộc khác là rồng xanh. Loài vật này sống ngoài khơi ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. (Ảnh Staticflickr) 

Sên biển xanh là loài động vật không xương sống. Chúng có thể nổi được trên mặt nước là nhờ những quả bóng không khí ở dưới bụng. (Ảnh Mnn)
 Sên biển xanh là loài động vật không xương sống. Chúng có thể nổi được trên mặt nước là nhờ những quả bóng không khí ở dưới bụng. (Ảnh Mnn)
Sên biển xanh có cơ thể thon dẹt và sáu phần phụ có nhánh tỏa ra, nhìn từ xa trông vừa giống một chú rồng nhỏ lại vừa như một chiếc trâm cài áo. (Ảnh Theskepticsguide)
 Sên biển xanh có cơ thể thon dẹt và sáu phần phụ có nhánh tỏa ra, nhìn từ xa trông vừa giống một chú rồng nhỏ lại vừa như một chiếc trâm cài áo. (Ảnh Theskepticsguide)
Sên biển xanh có chiều dài chỉ 3cm và hoàn toàn vô hại. (Ảnh Mollusca)
 Sên biển xanh có chiều dài chỉ 3cm và hoàn toàn vô hại. (Ảnh Mollusca)
Mặc dù vô hại nhưng thức ăn của sên biển xanh lại là những loài có độc như sứa biển hay Portugese Man-O’-War - một loài vật có khả năng giết người. (Ảnh Theonlinefisherman)

Mặc dù vô hại nhưng thức ăn của sên biển xanh lại là những loài có độc như sứa biển hay Portugese Man-O’-War - một loài vật có khả năng giết người. (Ảnh Theonlinefisherman) 

Đặc biệt, sên biển xanh có khả năng “miễn dịch” với chất độc, thậm chí dự trữ lượng chất độc này để sau này sử dụng. (Ảnh Imgur)
 Đặc biệt, sên biển xanh có khả năng “miễn dịch” với chất độc, thậm chí dự trữ lượng chất độc này để sau này sử dụng. (Ảnh Imgur)
Sên biển xanh là loài lưỡng tính. Sau khi giao phối, cả hai con đều đẻ trứng. (Ảnh Staticflickr)
Sên biển xanh là loài lưỡng tính. Sau khi giao phối, cả hai con đều đẻ trứng. (Ảnh Staticflickr) 
Mời quý độc giả xem video: Sên biển có nọc độc ẩn mình, xơi trọn cá trong nháy mắt