Chảy máu cam nhiều là ung thư máu? Khám ngay 5 bệnh

Ung thư máu không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến chảy máu cam. Có 5 nguyên nhân gây chảy máu cam cần phải lưu ý thường xuyên.

Thời tiết dạo này diễn biến thất thường, mỗi khi trời hanh khô, trẻ nhỏ, thậm chí người lớn cũng không tránh khỏi tình trạng chảy máu mũi hay chảy máu cam.
Theo thống kê, có gần 30% trẻ em từng bị chảy máu cam, một số cha mẹ cảm thấy hoảng sợ khi đối mặt với tình trạng chảy máu cam của con. Có thể là do xem quá nhiều phim truyền hình, nhiều người cứ nghĩ chảy máu cam là ung thư máu, thế nhưng ung thư máu không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến chảy máu cam.
Có 5 nguyên nhân gây chảy máu cam cần phải lưu ý thường xuyên.
Chay mau cam nhieu la ung thu mau? Kham ngay 5 benh
Ảnh minh hoạ. 
1. Tổn thương
Trong khoang mũi có nhiều mao mạch, khi bị tác động mạnh sẽ rách, tạo ra hiện tượng chảy máu cam. Ngoài ra, nếu có thói quen ngoáy mũi, tình trạng chảy máu cam cũng có thể thường xuyên xảy ra, vì sẽ gây vỡ mạch máu cục bộ.
Mặc dù vảy có thể hình thành trong một thời gian ngắn, nhưng chúng sẽ lại vỡ ra khi bạn dụi mũi hoặc xì mũi, tạo ra hiện tượng chảy máu cam liên tục.
2. Xói mòn niêm mạc mũi
Niêm mạc mũi là lớp bảo vệ khoang mũi, khi bị ngoại lực tác động vào hoặc ngoáy mũi thường xuyên, bộ phận sẽ bị tổn thương trước tiên, xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, xói mòn. Khi phát triển đến một mức độ nhất định sẽ làm tổn thương các mao mạch, khiến các mao mạch bị vỡ dẫn đến chảy máu cam.
3. Bị khô niêm mạc mũi
Niêm mạc mũi bị khô dễ gây vỡ mạch máu, tạo thành hiện tượng chảy máu cam. Nếu như ở trong phòng điều hòa lâu hoặc không được bổ sung đủ nước mỗi ngày cũng khiến niêm mạc mũi bị khô quá mức.
Do đó, khi bật điều hòa, nên lắp đặt máy tạo độ ẩm trong nhà và uống đủ nước, thường ít nhất là 1500 ml nước mỗi ngày.
Chay mau cam nhieu la ung thu mau? Kham ngay 5 benh-Hinh-2
 Ảnh minh hoạ. 
4. Bệnh về máu
Một số bệnh về máu cũng có thể gây chảy máu cam như bệnh bạch cầu, các bệnh về tiểu cầu,…nhưng tỷ lệ xảy ra rất thấp. Nếu đặc biệt lo lắng, bạn có thể thực hiện xét nghiệm máu định kỳ và xét nghiệm đông máu để tránh hoảng sợ.
5. Thiếu vitamin C
Vitamin C là một chất chống oxy hóa tốt và là một chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu cơ thể thiếu chất này có thể bị chảy máu cam, nhất là với những người không thích ăn rau và trái cây, tình trạng thiếu vitamin C sẽ trầm trọng hơn, dễ chảy máu cam hơn.

Chị em bị ngứa vùng kín, khám ngay 4 bệnh này

Theo các bác sĩ phụ khoa, khi ngứa vùng kín, rất có thể các chị em đã mắc phải 4 bệnh này, cần đi khám để được tư vấn, điều trị kịp thời.

Một số chị em gặp rắc rối bởi tình trạng ngứa vùng kín, đặc biệt là tình trạng căng và ngứa vùng kín về đêm rõ rệt nhất, để lâu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Ngứa vùng kín có rất nhiều nguyên nhân, có thể do yếu tố sinh lý, có thể do thói quen sinh hoạt không tốt, hoặc có thể do bệnh lý. Theo các bác sĩ phụ khoa, khi ngứa vùng kín, rất có thể các chị em đã mắc phải 4 bệnh này, cần đi khám để được tư vấn, điều trị kịp thời.

Mê đắm nữ thần âm nhạc hóa nàng thỏ gợi cảm hết nấc

Hình ảnh hot girl Hoàng Thượng Yến hóa thân thành nàng thỏ gợi cảm đang gây được sự chú ý lớn, mọi người đều cảm thấy bất ngờ với sự táo bạo của cô nàng.

Me dam nu than am nhac hoa nang tho goi cam het nac
Nữ thần âm nhạc Hoàng Thượng Yến là một trong những hot girl Đài Loan nổi tiếng. Cô nàng gây ấn tượng nhờ vẻ xinh đẹp thu hút và thân hình cực phẩm của mình. (Nguồn ảnh: IG)

Chảy máu mũi do thói quen nhiều người hay làm, dấu hiệu bệnh hiểm

Sử dụng nhiều nhân sâm và vitamin E làm kéo dài thời gian đông máu, tăng nguy cơ chảy máu mũi, ngoài ra tình trạng chảy máu này còn cảnh báo cơ thể mắc tăng huyết áp.

Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Đây là một trong những tình trạng cấp cứu về tai mũi họng hay gặp nhất, chiếm tỷ lệ 1/200 lượt khám cấp cứu. Ứớc tính khoảng 60% dân số có ít nhất một lần chảy máu mũi trong đời, đặc biệt thường xảy ra ở trẻ em 2-10 tuổi và người từ 50-80 tuổi.

Thủ phạm gây chảy máu mũi

Theo TS-BS Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hemophilia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, với trẻ nhỏ, nguyên nhân thường thấy là do dị vật mũi, thậm chí có thể gặp dị vật sống. Trẻ xì mũi quá mạnh hay một số loại thuốc như thuốc chống viêm, các loại thuốc xịt mũi cũng dễ khiến trẻ chảy máu mũi. Khi thời tiết hanh khô, dùng lò sưởi, máy điều hoà thời gian dài làm mạch máu quá nhạy cảm và có thể vỡ.

Ngoài những nguyên nhân như trẻ bị viêm (viêm mũi cấp, viêm mũi xoang cấp, viêm loét ở mũi), trẻ chảy máu mũi còn có thể do bị rách niêm mạc mũi do ngoáy hoặc bị dị ứng ở mũi họng và xoang.

Trẻ bị gãy xương mũi hay vỡ nền sọ cũng gây chảy máu mũi, BS Mai lưu ý cha mẹ cần đặc biệt cẩn thận nếu chảy máu mũi xuất hiện sau chấn thương đầu.

Các khối u (lành tính và ác tính) có thể là thủ phạm gây chảy máu mũi dù hiếm gặp. Bệnh lý liên quan đến huyết học như: xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh lý do chất lượng tiểu cầu (bẩm sinh hay mắc phải), bệnh rối loạn đông máu, các bệnh về máu gây giảm tiểu cầu (suy tuỷ xương, lơ xê mi cấp…) cũng gây chảy máu mũi.

Với người lớn, ngoài các bệnh về máu thì bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu là nguyên nhân gây chảy máu mũi ở không ít người. Thực tế, nhiều bệnh nhân bị chảy máu cam cảnh báo dấu hiệu bị tăng huyết áp mà không hề biết. Các bệnh thương hàn, sốt xuất huyết, suy gan, suy thận mạn tính… cũng gây chảy máu mũi.

"Sử dụng nhiều nhân sâm và vitamin E làm kéo dài thời gian đông máu, tăng nguy cơ chảy máu mũi", theo ThS Nguyễn Thị Hảo - khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai. Ngoài những trường hợp lý giải được căn nguyên gây chảy máu do nguyên nhân tại chỗ, toàn thân hay do phẫu thuật, ThS Hảo cho hay có tới 70% vô căn.

Sơ cứu người chảy máu mũi đúng cách

Theo tư vấn của các bác sĩ, để sơ cứu người chảy máu, cần cho bệnh nhân ngồi và cúi ra trước (nếu toàn trạng cho phép) nhằm hạn chế máu chảy xuống họng và bệnh nhân nuốt vào dạ dày.

Xì nhẹ mũi vào khăn hoặc giấy ăn để đẩy cục máu đông trong mũi (nếu có) ra ngoài. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi, ngay cả khi chảy máu mũi chỉ ở một bên khoảng 10-15 phút, trong lúc đó thở đều qua miệng. Bác sĩ Mai bổ sung có thể lót 1 khăn mỏng vào mũi rồi chườm đá lạnh lên trên.

Chay mau mui do thoi quen nhieu nguoi hay lam, dau hieu benh hiem

Cách sơ cứu cầm máu cho trẻ chảy máu mũi. Nguồn: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Sau khi bỏ tay ra, nếu còn chảy máu thì lặp lại các bước trên trong khoảng 15 phút. Nếu chảy máu mũi nhiều, kéo dài, gây khó thở, nôn do nuốt một lượng lớn máu, do chấn thương nghiêm trọng thì cần đến khám cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi điện báo cấp cứu tại nhà.

Khi nào nên đưa trẻ bị chảy máu mũi đến khám huyết học?

Nếu trẻ có các dấu hiệu sau cần đến chuyên khoa Huyết học để khám sau khi đã được sơ cứu cầm máu tại chỗ.

- Chảy máu mũi tái đi tái lại nhiều lần.

- Chảy máu mũi đi kèm xuất huyết dưới da (bầm tím), thường xuất hiện ở hai chân, hoặc rải rác khắp cơ thể.

- Chảy máu mũi kèm chảy máu ở khu vực khác như chảy máu chân răng, tụ máu, sung đau khớp, xuất hiện máu trong phân, nước tiểu, rong kinh hay cường kinh ở bé gái.

- Chảy máu mũi kèm theo các triệu chứng khác như da xanh, sốt, gầy sút cân, kém ăn, hay quấy khóc, đau xương, nổi hạch, gan lách to.

Đưa trẻ chảy máu mũi đi khám chuyên khoa Huyết học, cha mẹ cần nêu rõ quá trình bệnh lý, tiền sử bệnh lý, tiền sử uống thuốc tẩy giun, các triệu chứng của trẻ; Liệt kê chi tiết các loại thuốc đã dùng cho trẻ. Một số xét nghiệm về đông máu sẽ cần được lấy máu lúc đói (sau ăn 4h) để đảm bảo chất lượng xét nghiệm.

Để hạn chế chảy máu mũi ở trẻ, thầy thuốc khuyên nên hạn chế ngoáy mũi, trẻ em cần được cắt ngắn móng tay còn người lớn không uống nhiều rượu và hút thuốc lá, thuốc lào.

Việc khám sức khoẻ định kỳ sớm phát hiện và điều trị các bệnh nội khoa như tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, các bệnh lý gan, thận mạn tính… là yếu tố nguy cơ dẫn đến chảy máu mũi cũng là lời khuyên hữu ích.