Chất độc xyanua nguy hiểm thế nào?

Xyanua là chất cực độc, tồn tại dưới nhiều hình thức và có thể dễ dàng gây tử vong chỉ với một lượng rất nhỏ.

Theo PGS. Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội: Xyanua là chất cực độc, tồn tại dưới nhiều hình thức và có thể dễ dàng gây tử vong chỉ với một lượng rất nhỏ. Xyanua có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp, hoặc thậm chí qua da nếu tiếp xúc trực tiếp.
Chat doc xyanua nguy hiem the nao?
Bị liệt vào nhóm "độc nhất trong các chất độc", Xyanua nguy hiểm thế nào? - Ảnh minh hoạ 
PGS. Nguyễn Duy Thịnh cho biết, Xyanua là hóa chất cực độc, thậm chí được liệt vào danh sách những chất độc nhất trong các chất độc. Chúng được hấp thu nhanh vào cơ thể, ức chế rất nhanh, mạnh với hô hấp tế bào, một liều rất nhỏ cũng có thể gây tử vong.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), chỉ cần khoảng 50-200mg Xyanua qua đường miệng hoặc hít khoảng 0,2% dạng khí cũng đủ gây tử vong cho một người khỏe mạnh.
Xyanua là hợp chất hóa học chứa nhóm cyano (C≡N), bao gồm một nguyên tử cacbon liên kết ba với một nguyên tử nitơ. Xyanua có thể tồn tại dưới dạng khí không màu như Hydro xyanua (HCN) và Xyanua clorua (CNCl), hoặc ở dạng tinh thể như Natri xyanua (NaCN) và Kali xyanua (KCN).
Theo PGS Thịnh, chất độc Xyanua tác động rất mạnh vào hệ hô hấp và hệ thần kinh gây nhiễm độc cấp tính. Nhiễm độc Xyanua khiến cơ thể không trao đổi oxy được, gây "nghẹt thở trên cạn".
Bệnh nhân tử vong nhanh thường do suy hô hấp, co giật. Liều gây ngộ độc của Xyanua phụ thuộc vào dạng (muối hay khí), thời gian tiếp xúc và đường tiếp xúc.
Xyanua thường không màu, không mùi, không vị, đôi khi được mô tả là có mùi "hạnh nhân đắng", nhưng không phải lúc nào nó cũng phát ra mùi và không phải ai cũng có thể phát hiện ra mùi này.
“Những dấu hiệu để nhận biết khi trúng độc Xyanua đó là cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, thở nhanh, nhịp tim tăng cao, cảm thấy bồn chồn và kiệt sức. Nếu người trúng độc Xyanua trong vòng 2 giờ không được chữa trị kịp thời, sẽ gây nguy cơ tử vong rất cao”, PGS. Nguyễn Duy Thịnh cho biết.
Khi phát hiện ra người có dấu hiệu trên, chúng ta cần nhanh chóng đưa người nhiễm độc Xyanua đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời, bất kỳ sự chậm trễ nào cũng có thể dẫn đến tử vong.
Một số dấu hiệu ngộ độc Xyanua:
- Yếu người, đờ đẫn, bồn chồn
- Đau đầu
- Buồn nôn/cảm giác đau bụng
- Nhịp tim nhanh hay chậm
- Thở nhanh hay chậm
- Thở hổn hển và khó thở
- Mất ý thức, hôn mê
- Co giật
- Tổn thương phổi
- Tim ngừng đập

Nhặt vỏ sò, chàng trai đụng độ “thủy quái” độc hơn rắn hổ mang

Bạch tuộc đốm xanh có nọc độc cực mạnh, đến mức nếu lúc đó Jacob không để ý tới vết cắn thì có thể chàng trai này đã chết trong vòng 30 phút.

8 món đồ không nên dùng lâu, dùng cố “bào mòn” sức khỏe

Có những vật dụng không nên dùng lâu. Nhìn bề ngoài, chúng có thể vẫn mới song lại là nơi tích tụ vi khuẩn, nấm mốc. Cố giữ chúng lại sử dụng dễ khiến bạn tiền mất tật mang.

8 mon do khong nen dung lau, dung co “bao mon” suc khoe
 Đũa gỗ. Đũa gỗ rửa sạch, phơi khô mỗi ngày cũng là vật dụng không nên dùng lâu. Nguyên nhân bởi chất liệu gỗ, tre sử dụng lâu ngày dễ xuất hiện vết nứt. Đường nứt này dễ tích tụ bụi bẩn, khó vệ sinh,... là môi trường lý tưởng cho các loại nấm mốc phát triển. (Ảnh: ABLW)
8 mon do khong nen dung lau, dung co “bao mon” suc khoe-Hinh-2
 Điều đáng bàn, độc tính của aflatoxin trong nấm mốc gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe người. Nghiên cứu chỉ ra, độc tính của aflatoxin mạnh gấp 10 lần so với thuốc độc kali xyanua. Thậm chí, các nhà khoa học công nhận aflatoxin độc hơn nọc của rắn hổ mang. Aflatoxin còn là một trong những tác nhân ung thư gan mạnh nhất. Để đảm vệ sức khỏe, đũa cần làm sạch, khử trùng, phơi khô và thay mới thường xuyên. Tuyệt đối không vì tiếc, cố dùng suốt thời gian dài, đặc biệt khi chúng có dấu hiệu mốc.