Chân dung nhân sự phụ trách HĐQT Vietcombank thay ông Phạm Quang Dũng

(Vietnamdaily) - HĐQT Vietcombank phân công ông Đỗ Việt Hùng – Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023 – 2028 là người phụ trách hoạt động của HĐQT ngân hàng từ ngày 1/1/2024.

HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, VCB) vừa có nghị quyết về việc thay đổi nhân sự cấp cao.
HĐQT quyết định miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT đối với ông Phạm Quang Dũng từ ngày 1/1/2024. Trước đó, ông Dũng đã được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ ngày 1/1/2024.
Cùng với việc miễn nhiệm ông Dũng, HĐQT Vietcombank phân công ông Đỗ Việt Hùng – Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023 – 2028 là người phụ trách hoạt động của HĐQT ngân hàng từ ngày 1/1/2024.
Chan dung nhan su phu trach HDQT Vietcombank thay ong Pham Quang Dung
Ông Đỗ Việt Hùng. 
Ông Đỗ Việt Hùng sinh ngày 2/12/1970, là thạc sỹ quản trị kinh doanh, Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) liên kết với Đại học Northwestern và Đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ).
Từ năm 1992, ông Hùng bắt đầu làm việc ở vị trí chuyên viên tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Hai năm sau, ông chuyển sang Vụ hợp tác quốc tế, Ngân hàng Nhà nước.
Từ năm 1998 – 2014, ông Hùng trải qua nhiều vị trí cấp phó phòng, trưởng phòng tại Ngân hàng Nhà nước như: Phó phòng WB, Vụ hợp tác Quốc tế; Trưởng phòng Song phương, Vụ hợp tác Quốc tế; Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế; Trưởng ban đánh giá khu vực tài chính Việt Nam (FSAP)…
Ông Đỗ Việt Hùng được bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ ổn định Tiền tệ - Tài chính, Ngân hàng Nhà nước hồi tháng 4/2014. Ông Hùng từng được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Ông được bầu vào Hội đồng quản trị Vietcombank nhiệm kỳ 2018-2023 tại đại hội cổ đông thường niên của ngân hàng hồi tháng 4/2019.
Ông Đỗ Việt Hùng, hiện đang đại diện 30% vốn nhà nước tại Vietcombank. Trước đó, ông Hùng cũng từng được giao phụ trách hoạt động HĐQT Vietcombank vào năm 2021, sau khi ông Nghiêm Xuân Thành được phân công về làm Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang.

'Anh cả' Vietcombank: Bước lùi so với chính mình?

(Vietnamdaily) - Chứng khoán SSI vừa có báo cáo cập nhật về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) hạ giá mục tiêu 1 năm xuống mức 104.000 đồng/cổ phiếu (từ 105.900 đồng/cổ phiếu theo báo cáo trước đó) đối với cổ phiếu VCB. 

SSI nhận mặc dù LNTT của VCB đã tăng 20% so cùng kỳ nhưng vẫn giảm 2,4% so với quý trước, chủ yếu do khả năng sinh lời yếu hơn trong bối cảnh thanh khoản dồi dào.

Kết quả kinh doanh Q3/2023 thấp hơn một chút so với kỳ vọng của SSI ở một số điểm như tăng trưởng tín dụng (tăng 3,8% so với đầu năm), NIM (giảm 24 điểm cơ bản so với quý trước) và tỷ lệ hình thành nợ xấu (1,6% so với 0,42% trong Q2/2023).

Ngân hàng Vietcombank bổ nhiệm Kế toán trưởng mới

(Vietnamdaily) - Vietcombank đã miễn nhiệm chức danh kế toán trưởng đối với bà Lê Thị Huyền Diệu, đồng thời bổ nhiệm bà La Thị Hồng Minh vào vị trí Kế toán trưởng.

Ngày 6/12, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank, VCB) vừa thông báo bổ nhiệm nhân sự vị trí Kế toán trưởng.

Chưa kịp mua lại trái phiếu, LPBank gấp rút 'hút' thêm 8.000 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - LPBank sẽ phát hành 8.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ ra thị trường trong thời điểm tháng 12/2023.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, LPB) công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về phương án phát hành, lãi suất phát hành và chi phí liên quan đến việc phát hành trái phiếu riêng lẻ năm 2023.

Theo đó, LPBank sẽ phát hành 8.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ ra thị trường trong thời điểm tháng 12/2023. LPBank sẽ phát hành thành 3 đợt. LPBank phát hành đợt thứ nhất là 4.000 tỷ đồng, đợt thứ 2 và thứ 3 mỗi lần phát hành 2.000 tỷ đồng.

Đây là loại hình trái phiếu không chuyển đổi, không có đảm bảo và không kèm theo chứng quyền. Mệnh giá mỗi trái phiếu là 1 tỷ đồng.

Chua kip mua lai trai phieu, LPBank gap rut 'hut' them 8.000 ty dong
 LPBank phát hành 8.000 tỷ trái phiếu trước khi mua lại trái phiếu như đã thông báo.

Trái phiếu có kỳ hạn từ 1 đến 3 năm. Lãi suất được tính theo công thức năm đầu tối đa 5,1%/năm; 2 năm lãi suất năm đầu tối đa 5,4%/năm. Đối với kỳ hạn 3 năm thì lãi suất năm đầu tối đa 6,2%/năm.

Đối tượng mua, sở hữu trái phiếu là các tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) đáp ứng điều kiện là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành.

Số tiền thu được từ phát hành trái phiếu được dự kiến dùng để bổ sung nguồn vốn huy động trung dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn trung dài hạn của khách hàng.

Trong trường hợp giải ngân theo tiến độ, nguồn vốn thu được từ phát hành trái phiếu tạm thời nhàn rỗi sẽ được LPBank sử dụng để cho vay khách hàng có nhu cầu vốn ngắn hạn. Thời điểm giải ngân nguồn vốn từ phát hành trái phiếu theo từng đợt sẽ căn cứ vào nhu cầu giải ngân tín dụng của khách hàng.

Nguồn vốn thu được từ phát hành trái phiếu sẽ được ngân hàng dự kiến giải ngân trong năm 2024 vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và tiêu dùng 3.500 tỷ đồng; cho vay thương mại 2.000 tỷ đồng; cho vay xây dựng 2.000 tỷ đồng; cho vay công nghiệp chế biến, chế tạo 500 tỷ đồng.

Trong diễn biến gần đây, LPB thông báo ngày 2/1 tới, ngân hàng sẽ chi hơn 1.385 tỷ đồng mua lại toàn bộ lô trái phiếu mã LPB121035 đang lưu hành. Lô trái phiếu này được phát hành ngày 30/12/2021 có kỳ hạn 7 năm, lãi suất kỳ tính lãi thứ 2 là 9,3%/năm.

Nguồn mua lại đến từ nguồn thu nợ gốc/lãi của các khoản vay được tài trợ vốn từ nguồn vốn phát hành trái phiếu và thu từ các hoạt động kinh doanh khác, từ nguồn vốn tự tích lũy và các nguồn vốn hợp phát khác của LPBank.

Trước đó, trong tháng 7 vừa qua, LPBank cũng đã chi hơn 4.100 tỷ đồng để mua lại 4 lô trái phiếu trước hạn.