Cha đẻ “siêu vật liệu” lấy nước từ không khí: VinFuture là nguồn động lực lớn lao cho nhà khoa học

Giải thưởng VinFuture sẽ là chìa khóa để nâng tầm học thuật và xa hơn là nâng tầm giá trị xã hội.

10 tháng sau ngày đứng trên bục vinh danh của Giải thưởng VinFuture mùa đầu tiên, Omar Yaghi - vị giáo sư nổi tiếng là cha đẻ của “siêu vật liệu” khung hữu cơ-kim loại (MOFs) đã có dịp trải lòng với VinFuture sau cột mốc đáng nhớ của cuộc đời. Vị giáo sư nổi tiếng với nghiên cứu “lấy nước từ không khí” cũng bày tỏ sự mong đợi rằng: Giải thưởng VinFuture sẽ là chìa khóa để nâng tầm học thuật và xa hơn là nâng tầm giá trị xã hội.
Cha de “sieu vat lieu” lay nuoc tu khong khi: VinFuture la nguon dong luc lon lao cho nha khoa hoc
GS Yaghi hướng dẫn về cấu trúc vật liệu trong phòng thí nghiệm 
Mang nước sạch tới mọi nơi trên thế giới
- GS có thể chia sẻ về những hoạt động nghiên cứu khoa học kể từ khi được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture mùa đầu tiên?
Sau khi nhận Giải thưởng VinFuture mùa đầu tiên, tôi và nhóm nghiên cứu tiếp tục bắt tay vào nghiên cứu vật liệu MOFs và đã có bước tiến lớn. Chúng tôi đã chế tạo “giếng khí” có thể thu thập nước từ Thung lũng chết - một trong những sa mạc khô cằn nhất thế giới (tại Mỹ). Đây là hệ thống có thể chiết xuất nước sạch từ không khí trong điều kiện nhiệt độ ở mức khoảng 49 độ C và độ ẩm chỉ 10%. Hệ thống này có thể vận hành mà không sử dụng bất kì nguồn năng lượng nào ngoài ánh nắng mặt trời. Hiện chúng tôi đang hoàn tất dự án và sẽ giới thiệu trong một ấn phẩm khoa học.
Cha de “sieu vat lieu” lay nuoc tu khong khi: VinFuture la nguon dong luc lon lao cho nha khoa hoc-Hinh-2
Chiết xuất nước từ không khí trong phòng thí nghiệm 
Đây là kết quả quan trọng bởi chúng tôi đã chứng minh khả năng ứng dụng MOFs, vật liệu đã được phát minh vào những năm 1990, vào thực tế.
- Khả năng thương mại hóa của thiết bị “chiết xuất nước từ không khí” thì sao thưa ông? Liệu người dân những nước nghèo tại châu Phi, châu Á có cơ hội để sử dụng không?
Điều đó là hoàn toàn có thể. Chúng tôi đã tính toán với thiết bị mới là: Một gia đình 4 người chỉ cần sử dụng khoảng 100g vật liệu MOFs trong khoảng 5-6 năm. Chi phí của vật liệu MOFs rất phải chăng bởi được kết hợp từ nhôm – một kim loại có giá thành rẻ. Đặc biệt, sau 5-6 năm sử dụng, thiết bị có thể được tái chế mọi cấu phần. Việc sử dụng thiết bị này hoàn toàn phù hợp với người dân ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Tôi tin rằng, nếu thiết bị được thương mại hóa rộng rãi thì tất cả mọi người trên toàn thế giới đều có thể tiếp cận được nguồn nước sạch.
- Dấu mốc VinFuture có ý nghĩa ra sao với ông?
Việc được nhận Giải Đặc biệt dành cho “Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới” của Giải thưởng VinFuture thực sự là nguồn động lực lớn không chỉ cho tôi mà tôi tin rằng sẽ có sức lan tỏa đến rất nhiều nhà khoa học cùng lĩnh vực. Tôi và các đồng nghiệp xem đây là sự công nhận lớn lao trong lĩnh vực mới về vật liệu và hóa học dạng lưới, từ đó giúp ứng phó với các thách thức biến đổi khí hậu, mang lại lợi ích quan trọng cho xã hội.
Cha de “sieu vat lieu” lay nuoc tu khong khi: VinFuture la nguon dong luc lon lao cho nha khoa hoc-Hinh-3
GS Yaghi tại lễ trao giải VinFuture lần đầu tiên 
Giá trị vượt ranh giới học thuật của VinFuture
- Là một trong những người được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture mùa đầu tiên, ông đánh giá thế nào về sự đóng góp của giải thưởng này trong hành trình kết nối các nhà khoa học toàn cầu nhằm giải quyết những thách thức lớn của nhân loại?
Đóng góp lớn nhất với một giải thưởng quốc tế như Giải thưởng VinFuture là cho cộng đồng khoa học và công chúng thấy được tầm quan trọng của khoa học – công nghệ, cũng như việc hỗ trợ các dự án nghiên cứu cơ bản có thể mang đến giải pháp cho nhiều vấn đề lớn của nhân loại như năng lượng sạch, không khí, nước sạch, sức khỏe, thực phẩm…
Bằng việc công nhận những nhà khoa học tiên phong trong việc giải quyết những vấn đề trên, Giải thưởng VinFuture không chỉ đang nâng tầm học thuật mà còn nâng tầm giá trị xã hội, thông qua thông điệp: Khoa học là chìa khóa để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người.
Điều tuyệt vời của Giải thưởng VinFuture là khả năng lan tỏa những giá trị này khi ngày càng nhiều học giả đã biết tới giải thưởng. Xa hơn, khi ngày càng nhiều người nhận ra, khoa học công nghệ đã tác động tới đời sống và xã hội ra sao, giá trị và ý nghĩa VinFuture sẽ ngày càng vươn xa khắp thế giới.
- Sau thành công ngay trong lần đầu tổ chức, cộng đồng nghiên cứu khoa học công nghệ và công chúng thế giới đang hướng tới Giải thưởng VinFuture mùa 2. Cá nhân GS mong đợi gì với Giải thưởng VinFuture năm nay?
Tôi chờ đợi những ý tưởng liên quan tới phát triển bền vững, đảm bảo duy trì cuộc sống và môi trường cho con người, bao gồm cả nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng. Tôi nghĩ đây là lĩnh vực cần có sự kết hợp của nhiều chuyên ngành để giải quyết những thách thức chung – một yếu tố được Giải thưởng VinFuture ghi nhận và khuyến khích.
Cha de “sieu vat lieu” lay nuoc tu khong khi: VinFuture la nguon dong luc lon lao cho nha khoa hoc-Hinh-4
Chiết xuất nước từ không khí trong phòng thí nghiệm 
Tôi cho rằng, chúng ta cần đề cao tầm quan trọng của những dự án liên quan tới xây dựng khả năng chống chịu cho con người, đơn cử như các vấn đề về không khí, năng lượng, nước, thực phẩm sạch…
- Xin cảm ơn GS!
Ngày 20/1/2022, tại Lễ trao giải VinFuture lần 1 tổ chức tại Hà Nội, hạng mục Giải Đặc biệt dành cho “Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới” được trao cho Giáo sư Omar Yaghi (Mỹ) với công trình tiên phong khám phá ra vật liệu khung hữu cơ-kim loại (MOFs).
MOFs là một loại vật liệu mới bao gồm các liên kết hữu cơ tích điện và các ion kim loại, có độ xốp vĩnh viễn, sự ổn định ấn tượng trên diện tích bề mặt lớn. MOFs cho phép thu nhận, lưu trữ, phân tách và kiểm soát thành phần hoá học của nhiều loại khí và phân tử, có khả năng làm sạch môi trường, mang lại bầu không khí, nguồn năng lượng và nguồn nước sạch hơn.
Cũng tại lễ trao giải, Giải Đặc biệt dành cho “Nhà khoa học nữ” đã được trao cho Giáo sư Zhenan Bao (Mỹ) với công trình nghiên cứu các vật liệu điện tử hữu cơ có đặc tính của da người. Giải Đặc biệt dành cho “Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển” thuộc về vợ chồng hai nhà khoa học đến từ Nam Phi, Giáo sư Salim Abdool Karim và Giáo sư Quarraisha Abdool Karim, với công trình nghiên cứu giúp ngăn nguy cơ lây nhiễm HIV và giảm gánh nặng bệnh AIDS. Đặc biệt, giải thưởng cao nhất trị giá 3 triệu USD đã được trao cho các nhà khoa học Katalin Kariko, Drew Weissman (Mỹ) và Pieter Cullis (Canada) với công nghệ mRNA, giúp mở đường tạo ra các loại vaccine ngăn ngừa COVID-19 hiệu quả.
 

Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture mùa 1: “Làm nghiên cứu đừng ngại thương mại hoá”

Giải thưởng VinFuture nhanh chóng tạo được tiếng vang trong giới khoa học toàn cầu chỉ sau một thời gian ngắn ra mắt.

Tôn vinh những nghiên cứu, phát minh có tính ứng dụng cao; thu hẹp “hố sâu” bất bình đẳng trong khoa học, công nghệ - những tiêu chí khác biệt này khiến Giải thưởng VinFuture nhanh chóng tạo được tiếng vang trong giới khoa học toàn cầu chỉ sau một thời gian ngắn ra mắt.
Đó là chia sẻ của GS. Zhenan Bao, chủ nhân Giải đặc biệt dành cho Nhà khoa học nữ của VinFuture mùa đầu tiên với phát minh da diện tử, trước thềm Lễ trao giải lần thứ 2.

Công bố giải thưởng toàn cầu Vinfuture

(Kiến Thức) - Ngày 20 tháng 12 năm 2020 – Vào đúng Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại, Tập đoàn Vingroup công bố ra mắt Quỹ VinFuture. Đây là Quỹ được thành lập để tổ chức Giải thưởng khoa học và công nghệ quốc tế đầu tiên do người Việt Nam khởi xướng và là một trong những giải thưởng thường niên có giá trị lớn nhất thế giới.  Người sáng lập Giải thưởng VinFuture là Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và phu nhân là Bà Phạm Thu Hương. 

Sứ mệnh của Giải thưởng là "tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người trên Trái Đất bằng việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ”.
Vì vậy, Giải thưởng VinFuture tôn vinh những trí tuệ xuất sắc không phân biệt quốc gia, giới tính, lứa tuổi – tác giả của các nghiên cứu khoa học, các phát minh, sáng chế đổi mới công nghệ nhằm giải quyết những thách thức chung của nhân loại như: nâng cao sức khỏe và chất lượng sống, xóa nghèo, chấm dứt nạn đói, tạo cơ hội cho mọi người được hưởng thụ nền giáo dục tiến bộ, nước sạch, năng lượng tái tạo, bình đẳng, công bằng, sản xuất và thương mại có trách nhiệm, ứng phó với biến đổi khí hậu...

Giải thưởng khoa học - công nghệ toàn cầu VinFuture bắt đầu vòng Sơ khảo

Giải thưởng khoa học - công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức bước vào vòng Sơ khảo. Gần 600 đề cử từ khắp thế giới sẽ được đánh giá công phu nhằm chọn ra những đại diện xuất sắc nhất đi tiếp vào vòng Chung khảo, dự kiến tổ chức vào tháng 9/2021.

Trước khi bước vào vòng Sơ khảo (1/8-31/8/2021), gần 600 sáng kiến đề cử phải trải qua vòng sơ lọc do Ban thư ký Giải thưởng VinFuture và các nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học sức khỏe, khoa học trái đất, khoa học máy tính, kỹ thuật – công nghệ, cũng như các chuyên gia chuyên ngành trí tuệ nhân tạo, năng lượng sạch, công nghệ sinh học, vật liệu mới, bảo vệ môi trường… thẩm định.