CEO Lê Quốc Bình chia sẻ cách CII huy động vốn qua Fintech và kỳ vọng nợ về 0

(Vietnamdaily) - CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (CII) muốn tạo ra một công cụ Fintech để người dân được đầu tư trực tiếp vào dự án BOT thông qua smartphone.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2021, Tổng Giám đốc Lê Quốc Bình bất ngờ chia sẻ việc đang làm việc với các tổ chức tài chính lớn trong nước để nghiên cứu phát triển các sản phẩm đầu tư tài chính an toàn trên nền tảng Fintech.
Được biết mục đích của phương án này nhằm tái cấu trúc toàn diện dòng tiền tương lai tất cả tài sản hiện hữu của Công ty. Đây sẽ là sản phẩm tài chính có quy mô lớn hơn nhiều so với các sản phẩm “tái cấu trúc dòng tiền” mà CII từng thực hiện.
Thông qua sản phẩm này, CII có thể huy động nguồn tiền nhàn rỗi lớn trong xã hội với chi phí vốn hợp lý hơn, qua đó giảm bớt gánh nặng của doanh nghiệp với các khoản vay tín dụng trong nước.
Trước mắt, Công ty đặt mục tiêu thực hiện các gói trái phiếu lên đến 20.000 tỷ đồng, dựa trên nguồn trả nợ là dòng doanh thu từ các dự án BOT hiện hữu đã đi vào vận hành thu phí.
CEO Le Quoc Binh chia se cach CII huy dong von qua Fintech va ky vong no ve 0
 Tổng Giám đốc Lê Quốc Bình.
Hiện tại, CII cũng đang phối hợp với các đơn vị tư vấn nghiên cứu một số dự án BOT mới có tổng mức đầu tư đến hơn 40.000 tỷ đồng. Do vậy, việc phát hành thành công sản phẩm trái phiếu nói trên sẽ là cầu nối quan trọng giúp CII đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư ngày càng cao cho các dự án BOT trong tương lai.
Nói thêm về phương án này, vị Tổng Giám đốc cho biết hiện nay, việc sử dụng smartphone rất phổ biến, tiền gửi kỳ hạn của người dân và doanh nghiệp trong ngân hàng lớn. CII muốn tạo ra một công cụ Fintech để người dân được đầu tư trực tiếp vào dự án BOT thông qua smartphone.
CII đang làm việc với 4 ngân hàng có tên tuổi và 15 đơn vị khác gồm công ty chứng khoán, ví điện tử để thực hiện. Bản thân CII sẽ thành lập một công ty Fintech, sản phẩm đầu tiên là trái phiếu cho xa lộ Hà Nội.
Tổng số tiền mà CII kỳ vọng thu được từ các sản phẩm trái phiếu đang xây dựng (4 sản phẩm) là 11.000 tỷ đồng. “Nếu làm xong sản phẩm Fintech nợ CII sẽ về 0” - Tổng Giám đốc Lê Quốc Bình lạc quan.
Theo BCTC năm 2020, đến ngày 31/12, nợ phải trả của CII tăng 6% so với đầu năm, lên hơn 21.700 tỷ đồng. Trong khi vay nợ ngắn hạn của Công ty giảm 35%, còn gần 3.300 tỷ đồng, thì vay nợ dài hạn lại tăng đến 51%, lên hơn 13.270 tỷ đồng.
CII được giới đầu tư biết đến là doanh nghiệp có dòng tiền hoạt động kinh doanh chính không đủ để đầu tư, doanh nghiệp liên tục gia tăng nợ vay. Trong đó, năm 2020 là năm doanh nghiệp phải đáo hạn nhiều khoản nợ vay, điều này gây áp lực khá lớn lên dòng tiền.
Doanh tiền hoạt động kinh doanh của CII năm 2020 bị âm gần 1.400 tỷ đồng. Theo ông Bình, giai đoạn 2019-2021 là giai đoạn tập trung tích lũy tài sản khiến dòng tiền âm.
“CII từ năm 2016 không phát hành tăng vốn nhưng thực hiện được nhiều dự án, điều đó khiến doanh nghiệp phải phát hành trái phiếu, dòng tiền âm. Từ năm 2022 trở đi, sau khi tích lũy xong tài sản, dòng tiền CII sẽ dương trở lại”, ông Bình khẳng định.

Công ty con của CII tự nguyện rời sàn HoSE về giao dịch UPCoM

(Vietnamdaily) - CEE tự nguyện huỷ niêm yết trên HoSE và đưa cổ phiếu giao dịch ở UPCoM để tái cấu trúc doanh nghiệp.

HĐQT CTCP Xây dựng Hạ tầng CII (CII E&C, CEE) vừa công bố Nghị quyết về việc triển khai hồ sở hủy niêm yết tự nguyện tại HoSE. Lý do doanh nghiệp đưa ra là tập trung tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Dragon Capital tiếp tục gom xong gần 1 triệu cổ phiếu CII

(Vietnamdaily) - Tỷ lệ sở hữu của cả nhóm Dragon Capital tại CII tăng từ 10,85% lên 11,25%.

Thông qua 2 quỹ thành viên, Dragon Capital vừa gom thêm 956.500 cổ phiếu CII của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh trong phiên 2/4.

Cụ thể, Norges Bank đã mua thêm 788.500 cổ phiếu CII, đồng thời Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust cũng gom 168.000 đơn vị.

ĐHĐCĐ HDBank: Chia cổ tức 25%, doanh thu phí bancassurance trên 1.000 tỷ

(Vietnamdaily) - Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDB) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2021.

ĐHĐCĐ HDBank đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với các chỉ tiêu chính: Tổng tài sản đạt 399.320 tỷ đồng, tăng 25% so với 2020; huy động vốn đạt 359.851 tỷ đồng, tăng 25%; dư nợ tín dụng lên 236.768 tỷ đồng, tăng 26% so với 2020. 

HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 25% so với 2019, lên 7.281 tỷ đồng. Các hệ số khả năng sinh lời ROA và ROE sẽ tiếp tục được giữ mức cao, lần lượt 1,62% và 21,1%.

HDBank xác định năm 2021 tiếp tục triển khai mạnh mẽ việc chuyển đổi số, tự động hoá các quy trình trọng yếu nhằm gia tăng những trải nghiệm tối ưu cho khách hàng, tiết giảm chi phí vận hành, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. 

HDBank ưu tiên phát triển mảng dịch vụ, trong đó, dư địa mảng bancassurance của HDBank còn lớn và nhiều đối tác bảo hiểm nhân thọ quốc tế đang mong muốn hợp tác độc quyền. Mảng thẻ tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác cũng có nhiều tiềm năng phát triển trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

Tổng Giám đốc Phạm Quốc Thanh cho biết bancassurace là một lĩnh vực tiềm năng với dư địa còn rất lớn. Năm 2021, HDBank đặt kế hoạch doanh thu phí từ bancassurance trên 1.000 tỷ đồng.

Ông cho biết ngân hàng sẽ tiến hành việc ký kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền với các đối tác trong thời gian tới.

"Kế hoạch này vốn đã có trong năm trước nhưng do dịch COVID nên gặp khó khăn trong việc trao đổi hợp tác với đối tác. Tuy nhiên, các trao đổi vẫn đang tiếp diễn chúng tôi sẽ cố gắn chọn thời điểm thích hợp để chốt được hợp đồng để được mức giá tốt nhất cho ngân hàng", ông nói.

Đại hội cũng đã thông qua tờ trình phương án phân phối lợi nhuận năm 2020 và chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25% từ lợi nhuận chưa phân phối 2020 sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế đã kiểm toán và trích các quỹ theo quy định để tăng vốn điều lệ năm 2021.

Kết thúc quý 1/2021, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt trên 2.100 tỷ, tăng 68% so với quý 1/2020. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng mẹ vượt 1.800 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước. 

Bên cạnh đó, HDBank sẽ trình cổ đông kế hoạch bán cổ phiếu quỹ cho người lao động. Thời gian thực hiện kéo dài trong vòng 3 năm từ 2021 đến hết 2023 và được bán thành nhiều đợt.

Hiện số lượng cổ phiếu quỹ HDBank đang nắm giữ là gần 15,1 triệu cổ phiếu. Giá bán cổ phiếu sẽ do Hội đồng quản trị ngân hàng quyết định theo từng thời kỳ. Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm kể từ ngày hoàn thành từng đợt phát hành. 

Cũng tại đại hội lần này, cổ đông HDBank cũng bàn về việc chấm dứt sáp nhập Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) vào HDBank.
Theo HDBank, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc, HDBank đã trình tiếp hồ sơ xin chấp thuận chính thức tại NHNN theo quy định. 
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan nên đến thời điểm hiện tại, NHNN vẫn chưa có chấp thuận chính thức việc sáp nhập PGBank và HDBank.
Do đó, các bên vẫn chưa thể hoàn thành dự án sáp nhập này. Bên cạnh đó, ngày 2/6/2020, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, là cổ đông lớn nắm 40% vốn PGBank) đã gửi công văn tới HDBank cho biết sẽ thực hiện thoái vốn tại PGBank theo quy định trong trường hợp phương án sáp nhập không được chấp thuận trước ngày 31/8/2020.
Đồng thời, PGBank đã có đề nghị chấm dứt việc sáp nhập này vào ngày 22/2/2021.