Cấp nước Thủ Đức lại bị xử lý về thuế hơn 9,3 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Cấp nước Thủ Đức lại bị xử phạt vi phạm về thuế tổng số tiền hơn 9,3 tỷ đồng, trong khi năm ngoái cũng bị xử lý hơn 1,4 tỷ đồng.

Cục Thuế TPHCM vừa có quyết định xử phạt vi phạm về thuế đối với CTCP Cấp nước Thủ Đức (HoSE: TDW).
Cụ thể, Cấp nước Thủ Đức đã có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2021 theo quy định. Do đó, Cấp nước Thủ Đức bị phạt hơn 1,44 tỷ đồng, truy thu thuế hơn 7,2 tỷ đồng, tiền chậm nộp 689 triệu đồng.
Như vậy, tổng cộng Cấp nước Thủ Đức phải nộp số tiền hơn 9,3 tỷ đồng. Trong đó, Cấp nước Thủ Đức đã nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp là 7,2 tỷ và tiền chậm nộp 689 triệu đồng. 
Cap nuoc Thu Duc lai bi xu ly ve thue hon 9,3 ty dong
 
Trước đó hồi tháng 8/2022, TDW đã khai sai dẫn đến thiếu số thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN); sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế GTGT, hạch toán chi phí khi tính thuế TNDN; khai sai dẫn đến thiếu phí bảo vệ môi trường phải nộp. Đặc biệt, công ty đã vi phạm nhiều lần trong việc sử dụng hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
Do đó, TDW bị xử phạt gần 193 triệu đồng, truy thu gần 995 triệu đồng, tiền chậm nộp thuế hơn 221 triệu đồng. Tổng cộng, số tiền phạt và truy thu thuế TDW phải nộp hơn 1,4 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, Cấp nước Thủ Đức đặt mục tiêu năm 2023 với tổng doanh thu 1.260 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 44 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức 12%. Kế hoạch này ghi nhận nhích nhẹ về doanh thu nhưng lợi nhuận lại giảm 7% so năm 2022.
Riêng trong quý 1/2023, doanh thu của Cấp nước Thủ Đức ở mức 340 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 15 tỷ đồng. Như vậy, Cấp nước Thủ Đức đã thực hiện được 27% về doanh thu và 34% về lợi nhuận.
Trên thị trường, cổ phiếu TDW gần như rất ít có giao dịch khi bình quân chỉ vào trăm ngàn cổ phiếu mỗi phiên. Do đó thị giá TDW vẫn đứng ở mức 43.800 đồng/cp trong nhiều phiên gần đây. 

Doanh nghiệp y tế, hàng tiêu dùng thu lãi lớn trong đại dịch COVID-19

(Vietnamdaily) - COVID-19 gây nên nhiều mối nguy nhưng cũng tạo ra cơ hội cho một số ngành nghề, bằng chứng là các công ty thuộc nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu, y tế,… vẫn báo lãi đậm.
 

Doanh nghiệp khẩu trang bùng sáng sau nhiều năm le lói

Khẩu trang – vật dụng y tế được khuyến cáo sử dụng khi COVID-19 bùng phát. Thấy được cơ hội, Tổng CTCP Y tế Danameco (HNX: DNM) đã tăng cường sản xuất và kinh doanh khẩu trang y tế và thu về lãi khủng trong kỳ.

Cấp nước Thủ Đức bị truy thu và phạt 1,4 tỷ đồng tiền thuế

(Vietnamdaily) - Cục thuế TP.HCM ra quyết định xử phạt hành chính về thuế đối với CTCP Cấp nước Thủ Đức (TDW) với tổng số tiền 1,4 tỷ đồng.

Theo văn bản của Cục thuế TP.HCM, TDW đã khai sai dẫn đến thiếu số thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN); sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế GTGT, hạch toán chi phí khi tính thuế TNDN; khai sai dẫn đến thiếu phí bảo vệ môi trường phải nộp.

Vì những lý do trên, Cục thuế TP.HCM quyết định xử phạt TDW gần 193 triệu đồng; trong đó, hơn 178 triệu đồng phạt về hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế và phí bảo vệ môi trường phải nộp (tỷ lệ 20% trên số thuế truy thu) và hơn 14 triệu đồng phạt về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Cap nuoc Thu Duc bi truy thu va phat 1,4 ty dong tien thue
 

TDW cũng phải nộp tiền truy thu thuế gần 995 triệu đồng vào ngân sách; trong đó, gần 131 triệu đồng thuế GTGT; gần 837 triệu đồng thuế TNDN cùng hơn 27 triệu đồng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Ngoài ra, TDW cũng phải trả tiền chậm nộp thuế hơn 221 triệu đồng, bao gồm 35 triệu đồng chậm nộp thuế GTGT; gần 176 triệu đồng chậm nộp thuế TNDN và hơn 10 triệu đồng chậm nộp phí bảo vệ môi trường.

Giảm khấu trừ hơn 7 triệu đồng, số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển sang năm 2022 gần 436 triệu đồng.

Tổng cộng, số tiền phạt và truy thu thuế TDW phải nộp hơn 1,4 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, TDW ghi nhận doanh thu thuần đạt 576,5 tỷ đồng, vượt cùng kỳ 6%. Lợi nhuận sau thuế đạt 17,9 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2022, TDW đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 1,18 ngàn tỷ đồng và 33,76 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa đầu năm, Công ty đã thực hiện được hơn 50% chỉ tiêu ở cả 2 hạng mục.

Tổng tài sản tại thời điểm cuối tháng 06/2022 ghi nhận hơn 491 tỷ đồng, tăng 30% so với đầu năm, do biến động tài sản ngắn hạn. Cụ thể, hạng mục tiền và các khoản tương đương tiền gấp 3,2 lần, từ 68 tỷ đồng lên 217 tỷ đồng, trong đó đáng chú ý là khoản tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn ghi nhận tăng thêm hơn 100 tỷ đồng.

Hàng tồn kho tăng từ 12,5 tỷ đồng lên 27,4 tỷ đồng, chủ yếu do tăng ở hạng mục nguyên vật liệu. Giá trị khoản phải thu ngắn hạn tăng 9%, từ 20,4 tỷ đồng lên 22,26 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, nợ phải trả tăng mạnh thêm 57%, từ 199 tỷ đồng lên 317 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn ghi nhận các khoản phải trả cho Tổng Công ty Cấp Nước Sài Gòn TNHH MTV (40 tỷ đồng tăng lên 71,3 tỷ đồng), Công ty TNHH PTP (19 tỷ đồng), Công ty TNHH Hải Hoàng Dương (3,87 tỷ đồng), CTCP Phát triển Công nghệ Viễn thông Tin học Sun Việt (2,12 tỷ đồng), và gần 10 tỷ đồng phải trả cho các đối tượng khác. Nợ dài hạn giảm 14,9%, còn 36,8 tỷ đồng.

Nếu NHNN hạ lãi suất điều hành, thị trường chứng khoán sẽ ra sao?

(Vietnamdaily) - Trong bối cảnh cầu tín dụng yếu, thanh khoản hệ thống khá dồi dào và lạm phát hạ nhiệt, các công ty chứng khoán cho rằng "nền kinh tế cần chính sách tiền tệ nới lỏng ở thời điểm hiện tại".

Nền kinh tế cần chính sách tiền tệ nới lỏng