Cảnh giác với quảng cáo sai phạm giải độc gan Tuệ Linh

(Kiến Thức) - Theo Cục An toàn thực phẩm, thời gian qua trên một số website có quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Giải độc gan Tuệ Linh có dấu hiệu vi phạm quy định quảng cáo.

Ngày 25/7, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông báo về việc một số thông tin quảng cáo sai phạm thực phẩm bảo vệ sức khỏe trong đó có sản phẩm giải độc gan Tuệ Linh trên một số website//internet để người tiêu dùng cảnh giác.
Cụ thể, thời gian vừa qua trên website http://giaidocgan.vn/; http://cagaileo.vn/; http://thucphamchonguoibenh.com/ có quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Giải độc gan Tuệ Linh có dấu hiệu vi phạm quy định quảng cáo.
Giải độc gan Tuệ Linh đang được quảng cáo trên website http://giaidocgan.vn.
Giải độc gan Tuệ Linh đang được quảng cáo trên website http://giaidocgan.vn.
Các sản phẩm này được Công ty TNHH Tuệ Linh (địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, đường Hoàng Đạo Thúy, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm. Tuy nhiên đại diện công ty khẳng định: sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Giải độc gan Tuệ Linh đang được quảng cáo trên các website http://giaidocgan.vn/; http://cagaileo.vn/; http://thucphamchonguoibenh.com/ không phải do Công ty TNHH Tuệ Linh thực hiện và chịu trách nhiệm về chất lượng và sẽ không được đảm bảo về chất lượng, an toàn theo công bố được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Cục An toàn thực phẩm thông báo để người tiêu dùng biết thông tin và lựa chọn sản phẩm khi mua và sử dụng trên các trang website/internet. 
Website có tên giaidocgan.vn quảng cáo Giải độc gan Tuệ Linh sử dụng hình ảnh của các chuyên gia, bác sỹ đầu ngành tại Việt Nam.
Website có tên giaidocgan.vn quảng cáo Giải độc gan Tuệ Linh sử dụng hình ảnh của các chuyên gia, bác sỹ đầu ngành tại Việt Nam.
Trên website giaidocgan.vn có quảng cáo Giải độc gan Tuệ Linh đã sử dụng hình ảnh của các chuyên gia, bác sỹ đầu ngành tại Việt Nam để PR cho sản phẩm này như Thầy thuốc nhân dân, GS.TS Nguyễn Văn Mùi – Nguyên PGĐ kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103, PGS.TS Nguyễn Trọng Thông - Nguyên trưởng bộ môn Dược lý Trường Đại học Y Hà Nội, Th.S, BS Trần Quốc Tuấn– Giám đốc BV 09.
Bên cạnh việc sử dụng các hình ảnh của những người là chuyên gia, bác sỹ có nhiều năm kinh nghiệm, trang web này còn sử dụng rất nhiều thư cám ơn, lời chia sẻ của bệnh nhân để quảng cáo cho sản phẩm của mình nhằm tạo sự tin tưởng đối với người tiêu dùng.

Khi nào bác sĩ cần kê thực phẩm chức năng cho bệnh nhân?

Tình trạng bác sĩ kê nhiều thực phẩm chức năng cho bệnh nhân là có thật. Việc này liên quan tới việc chiết khấu hoa hồng với hãng thuốc và công ty dược.

Một đơn thuốc có tới 1-2 loại thực phẩm chức năng (TPCN) không quá hiếm khi bệnh nhân đi khám. Nhiều người cho rằng không chỉ bệnh nhân lạm dụng dùng TPCN mà ngay cả bác sĩ cũng lạm dụng khi kê đơn.

Theo đánh giá của GS.TS Phạm Gia Khải, Nguyên Chủ tịch Hội đồng chuyên môn của Ban Bảo vệ và Chăm sóc Sức khỏe cán bộ Trung ương, tình trạng bác sĩ kê nhiều TPCN cho bệnh nhân là có thật. Việc kê TPCN cho bệnh nhân có liên quan tới việc triết khấu hoa hồng với hãng thuốc và công ty dược.

Điểm danh những vụ thu hồi TPCN gây xôn xao dư luận

(Kiến Thức) - TPCN Ginkgo 600, nước đông trùng hạ thảo, viên uống lợi sữa Baby Mun, viên uống Detox giảm cân Sen Slim... là một trong những sản phẩm thực phẩm chức năng dính thu hồi gây chú ý trong thời gian gần đây.

Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) – Bộ Y tế đã yêu cầu tạm dừng lưu thông hàng hóa đối với lô sản phẩm thực phẩm chức năng Siro High Pro và 1 lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ginkgo 600.
Lô sản phẩm thực phẩm chức năng Siro High Pro bị tạm dừng lưu thông có mã số SX: 010216, NSX: 18/2/2016, HSD: 18/2/2019, của Công ty TNHH Dược phẩm Trung Hàn (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Lý do dừng lưu thông vì mẫu sản phẩm này (lấy mẫu tại 78 D5 khu đô thị Đại Kim, sản xuất tại Công ty cổ phần dược phẩm quốc tế USA ở khu công nghiệp Thanh Oai - Hà Nội) có kết quả kiểm nghiệm không đạt chất lượng.